Piglet: Nếu ai bảo Faker hết thời rồi, tôi sẽ hỏi lại là idol của họ đã ăn được cái cup CKTG nào chưa mà to còi?
Piglet đã có những quan điểm khá “đanh thép” để bảo vệ người đồng đội cũ Faker.
Trong một talk-show mới đây, 2 người cũ của SKT T1 – Piglet và Untara đã có dịp ngồi lại cùng nhau để cùng trò chuyện về những trải nghiệm xoay quanh LMHT chuyên nghiệp. Mà đã là “người nhà T1″ với nhau, thì câu chuyện chắc chắn không thể không đề cập đến Faker – “Anh bạn thân” của cả Untara và Piglet, đồng thời cũng là niềm tự hào trong mắt tất cả những người đồng đội đã từng sát cánh cùng anh.
Ở phần hỏi và trả lời, Untara và Piglet có nhận được một câu hỏi là: “Theo bạn ai là người chơi gánh team (carry) đỉnh nhất thế giới?” Và trong khi Untara đưa ra lựa chọn Uzi, thì Piglet ngay lập tức phản bác một cách hơi bị… mãnh liệt về câu trả lời này:
“Untara: Uzi phải không?
Piglet: Ý muốn hỏi là ở giải CKTG (World) ấy à?
Thế thì đó phải là người Hàn Quốc, người Hàn vô địch nhiều nhất, còn Uzi thậm chí chưa từng có được cái cup nào tại CKTG cả. Hình như mọi người đang hiểu lầm về khái niệm tuyển thủ vĩ đại thì phải. Đây không còn là một trò chơi nữa đâu. Đây là một giải đấu. Và nếu bạn chưa thể thắng lợi ở một giải đấu thế giới thì bạn không thể nói rằng mình giỏi nhất được.
Faker vô địch nhiều nhất, thế nên nghiễm nhiên Faker là carry đỉnh nhất. Tôi nhớ là cậu ấy vô địch tới 3 lần, đúng chứ?
Vô địch 3 lần. Chỉ có thể là Faker. Có một số người nói rằng giờ cậu ấy không còn là số 1 nữa. Thế thì tôi sẽ hỏi lại mấy người đó, là thần tượng của họ đã từng vô địch thế giới chưa? Trong khi rõ ràng là Faker đã làm được điều đó. Trong số các xạ thủ, Bang là người vô địch thế giới nhiều nhất. Vị trí của Bang thì có thể gây tranh cãi một chút, nhưng mà so sánh với người chưa từng vô địch thế giới thì thôi đi.
[...]
Tóm lại là người chơi carry đỉnh nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại chắc chắn phải là Faker, bạn không thể phủ nhận điều này. Đây là thực tế. Đây là sự thật, sự thật và sự thật.”
Piglet cùng Faker từng là những đồng đội đầu tiên của nhau trong màu áo SKT, và cùng nhau tạo nên thế hệ vàng đầu tiên của đế chế huyền thoại này. Tuy vậy, trong khi Piglet sớm bước qua thời đỉnh cao sau thất bại đau đớn tại LCK năm 2014, dẫn đến việc SKT T1 không có vé dự CKTG, thì Faker lại tiếp tục duy trì được thành công trong sự nghiệp, và cùng SKT giành thêm 2 chức vô địch thế giới nữa.
Những vị tướng "biểu tượng" của các huyền thoại: Không phải Zed, Faker trở thành Quỷ Vương Bất Tử nhờ 2 cái tên này
Truyền thông quốc tế đã chọn ra 13 vị tướng "biểu tượng" của các huyền thoại LMHT, và nhiều cái tên trong số đó chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với fan hâm mộ.
Video đang HOT
1. Faker - Ryze, Leblanc
Faker sở hữu tới vị tướng mang tính biểu tượng dành cho bản thân. Tuy nhiên, Zed không nằm trong số đó. Dù thành danh sau tình huống solo 1vs1 cùng Ryu, nhưng Zed không phải là vị tướng được Faker ưa chuộng.
Trái lại, Leblanc và Ryze mới là hai cái tên gắn liền với những chiến tích lẫy lừng của Quỷ Vương. Trong đó, Leblanc của Faker sở hữu tỷ lệ thắng lên tới 80% trong suốt sự nghiệp của đội trưởng T1 tính đến thời điểm hiện tại.
2. Uzi - Vayne
Không có chỉ số quá ấn tượng, Vayne của Uzi nổi tiếng vì những màn trình diễn kỹ thuật cá nhân và khả năng gánh team siêu đẳng của huyền thoại người Trung Quốc. Những tình huống nhào lộn và 1 cân 5 khi sử dụng một vị tướng không có bất kỳ kỹ năng sát thương diện rộng nào, đã góp phần biến Uzi thành tượng đài bất diệt của LPL.
3. Insec - Lee Sin
Muốn trở thành một người đi rừng giỏi, bạn buộc phải thông thạo Lee Sin. Để thông thạo Lee Sin, combo Insec là điều bắt buộc phải luyện tập thành thục. Chuẩn mực của một người chơi Lee Sin được tạo nên bởi Insec, từng đó là quá đủ để hiểu tại sao tên tuổi của anh lại gắn liền với vị tướng này.
4. Madlife - Thresh
"Thánh kéo" Madlife với vị tướng Thresh cũng là một trường hợp tương tự như Lee Sin của Insec hay Kassadin của xPeke. Dù không sở hữu chỉ số thống kê quá bá đạo, nhưng những màn trình diễn kỹ năng của Madlife với vị tướng hỗ trợ có độ khó cao như Thresh thì xứng đáng được in thành Sách giáo khoa dạy môn "hỗ trợ LMHT".
5. Deft - Jinx
Jinx của Deft sở hữu tỷ lệ thắng lên tới 90,9% sau 44 trận, nghĩa là anh chỉ mới để thua 4 trận khi sử dụng vị tướng này. Đối với một xạ thủ không quá được ưa chuộng trong phần lớn lịch sử LMHT chuyên nghiệp, thành tích của Deft có được với vị tướng Jinx thực sự đáng nể.
6. PraY - Ashe
Tỷ lệ thắng 74,4% chỉ là một lý do khiến Ashe trở thành vị tướng thương hiệu của PraY. Lý do còn lại nằm ở khoảnh khắc "diệu kỳ" tại Bán kết CKTG 2016, khi Ashe của anh có một tình huống bắn Đại Băng Tiễn khuất tầm nhìn đi xuyên qua toàn bản đồ và trúng vào Duke, ngăn chặn tình huống Dịch chuyển về thủ nhà chính của người chơi đường trên của SKT, tạo nên ván thắng ấn tượng của ROX Tigers.
7. Doublelift - Lucian
Nhắc đến Lucian của Doublelift, có lẽ nhiều người sẽ nhớ ngay đến cú lao lên "bậy bạ" rồi bị Vikor của Crown "đấm phát ngất luôn". Tuy nhiên, điều đó cũng không thể phủ nhận được thực tế rằng vị tướng này chính là một trong những cái tên đã góp phần tạo nên vinh quang cho Doublelift. Với tỷ lệ thắng 67,2% sau 67 lần sử dụng, Lucian là vị tướng mang lại nhiều niềm vui chiến thắng nhất cho cựu xạ thủ số 1 Bắc Mỹ.
8. Rekkles - Tristana
Cỗ máy săn Pentakill là cách mà giới chuyên môn đánh giá về Tristana trong tay Rekkles. Là một xạ thủ sở hữu lối chơi "hard-carry", chưa đủ đồ thì nhất quyết không... đánh nhau, Tristana rõ ràng là một cặp bài trùng với Rekkles với chỉ số KDA trung bình lên tới 9,59 mạng/trận.
9. Bjergsen - Zilean
Cũng là một cái tên sở hữu tỷ lệ thắng khá khủng, Zilean trong tay "thầy" Bjergsen đã giành tới 71,4% trong tổng số 35 trận đấu xuất hiện. Với bộ kỹ năng thiên về hỗ trợ và bảo kê, Zilean là một vị tướng không quá khó để chơi, nhưng muốn tối ưu khả năng của hắn thì người sử dụng luôn phải đề cao sự tinh tế trong xử lý tình huống và độ phản ứng nhạy bén trong giao tranh.
Bjergsen chính là một cái tên hàng đầu trong khía cạnh này, với KDA 10.17 và tỷ lệ tham gia hạ gục lên tới 74,2% khi sử dụng Zilean.
10. xPeke - Kassadin
xPeke chỉ dùng Kassadin có 18 lần, 9 trong số đó là những thất bại. Nhưng chẳng hề gì, bởi chỉ với một tình huống backdoor khi sử dụng vị tướng này, huyền thoại của Fnatic và Origen đã ghi danh mình vào lịch sử, với pha xử lý mang tính biểu tượng của LMHT chuyên nghiệp. Không phải là người chơi Kassadin xuất sắc nhất, nhưng xPeke đích thực là người có khoảnh khắc tỏa sáng nhất cùng vị tướng này.
11. Doinb - Kled
Trước Doinb, chỉ có Wunder là người "dám" mang Kled ra đấu trường chuyên nghiệp. Nhưng mà đem cả một vị tướng đấu sĩ tay ngắn, thiếu cơ động và cũng không có khả năng dồn sát thương ra đường giữa như đội trưởng của FPX thì đúng là... quá quắt lắm rồi.
Thực tế, Doinb nổi tiếng với lối chơi chống chịu đường giữa, và trong một meta phù hợp như thời điểm năm 2019, anh đã tỏa sáng rực rỡ với những vị tướng như Sion, Nautilus, Malphite và Kled. Riêng gã kỵ sĩ cáu kỉnh này đã xuất hiện 18 lần trong tay Doinb, và thắng tới 16 trận trong khi chỉ để thua 2.
12. Froggen - Anivia
Chim Băng Đan Mạch - Biệt danh này đủ để nói lên độ nổi tiếng của Froggen với vị tướng tủ Anivia. Nổi tiếng với khả năng farm cháy máy và việc biến một vị tướng thiếu cơ động trở nên gần như bất tử, nói không ngoa thì Froggen mới là người đưa Anivia "ra ánh sáng". Tuy nhiên, cũng bởi vị tướng này chưa bao giờ tỏ ra là một quân bài hiệu quả trong từng meta cụ thể, nên tỷ lệ thắng trên đấu trường chuyên nghiệp của Froggen khi sử dụng nó cũng không quá ẩn tượng: 50%.
Người cũ RNG tiết lộ lý do không ban Galio của Faker - Căn nguyên dẫn đến "mối hận ngàn thu" của Uzi Việc đánh giá sai khả năng gánh đội của Faker đã khiến RNG phải trả một cái giá quá đắt. Trận Bo5 giữa Royal Never Give Up và SKT T1 thuộc khuôn khổ vòng Bán kết CKTG 2017 đã trở thành một trong những cặp trận kinh điển bậc nhất lịch sử LMHT, và tâm điểm của cuộc đối đầu này không ai...