Phương thức xét tuyển Đại học: Bảo đảm công bằng cho thí sinh
Cử tri tỉnh Thừa Thiên – Huế kiến nghị tổ chức thi đại học, cao đẳng đối với các thí sinh có nhu cầu.
Ảnh minh họa/INT
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện đồng bộ với lộ trình tự chủ đại học.
Video đang HOT
Từ năm 2013, thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, các cơ sở đào tạo có thể áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh hằng năm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT (điểm học bạ), điểm thi do các trường đại học, nhóm trường cùng tổ chức, hoặc do đơn vị khảo thí chuyên nghiệp tổ chức, từ kết quả các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (khuyến khích các nhóm trường tổ chức thi chung)…
Để việc tuyển sinh bảo đảm công bằng hơn nữa cho các đối tượng dự tuyển theo phương thức xét tuyển khác nhau, từ năm 2022, Bộ GD&ĐT khuyến cáo trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sơ tuyển, sàng lọc, sau đó cần có thêm hình thức chọn lọc bổ sung (thi đánh giá năng lực, phỏng vấn, bài luận…) nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.
Tuyển sinh đại học 2022: Sớm công bố quy chế để bảo đảm quyền lợi thí sinh
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trương đổi mới trong tuyển sinh đại học năm 2022 là tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thí sinh và các trường đại học đồng thời giảm thiểu các thủ tục giấy tờ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, về cơ bản, phương án tuyển sinh đại học năm 2022 vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh như năm ngoái và chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các trường đại học, dù chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật, nhưng những dự kiến thay đổi trong mùa tuyển sinh năm 2022 vẫn tác động lớn đến thí sinh và các trường, nên cần sớm công bố quy chế tuyển sinh để các trường và thí sinh nắm bắt thông tin và có kế hoạch cụ thể.
Dự kiến thay đổi trong mùa tuyển sinh năm 2022 vẫn tác động lớn đến thí sinh và các trường
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trương đổi mới trong tuyển sinh đại học năm 2022 là tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thí sinh và các trường đại học đồng thời giảm thiểu các thủ tục giấy tờ. Cụ thể các điều chỉnh cơ bản như chuyển hoàn toàn việc đăng ký xét tuyển sang hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia thay vì kết hợp trực tiếp và trực tuyến như năm 2021; thời điểm đăng ký là sau khi có điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông thay vì trước khi thi như mọi năm; chạy phần mềm lọc ảo chung cho tất cả các phương thức tuyển sinh thay vì chỉ áp dụng riêng cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như trước đây; các trường trung học phổ thông cập nhật dữ liệu học bạ các năm lớp 10, 11, 12 của thí sinh lên hệ thống chung...
Những dự kiến điều chỉnh này đã nhận được sự đồng thuận từ nhiều trường đại học bởi sẽ giảm bớt các thủ tục giấy tờ cho thí sinh và thuận lợi cho các trường khi xét tuyển. Ông Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng chung phần mềm để thí sinh vừa đăng ký chung, xét tuyển chung, lọc ảo chung là cần thiết cho cả thí sinh để chọn được đúng nguyện vọng học của các em, cũng như giúp cho cơ sở đào tạo để giảm tải trong lọc ảo theo quy định. Năm nay Bộ cũng đưa cả kết quả thi phổ thông trung học, kết quả học bạ, cả 2 phương thức chúng tôi cùng sử dụng được kết quả lọc ảo, như vậy rất hữu ích cho các trường, đặc biệt là trong dịch bệnh hiện nay".
Bày tỏ cơ bản đồng ý với phương hương hướng điều chỉnh trong tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, những đổi mới sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan, trong đó có việc sử dụng phần mềm lọc ảo chung cho tất cả các phương thức xét tuyển: "Các trường có các phương thức riêng. Tôi vẫn rất băn khoăn là chúng ta sẽ lọc ảo chung như thế nào. Bởi vì xét tuyển khá đa dạng, đa nguyện vọng, đa đối tượng. Bây giờ như vậy các em chỉ còn một lần đặt nguyện vọng, 1 lần được chọn. Ví dụ trước đây các em đỗ 3-4 trường thì chọn trường nào. Bây giờ nếu lọc ảo chung các em chỉ đỗ 1 trường thôi, thuận cho các trường lắm vì các trường đỡ bị ảo. Thế nhưng quyền chọn của thí sinh là một điều chúng tôi cũng băn khoăn".
Một số ý kiến cũng cho rằng, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật, nhưng cũng sẽ tác động rất lớn tới thí sinh và các trường. Vì vậy, việc công bố sớm quy chế tuyển sinh năm 2022 cũng giúp các trường có thể tư vấn tốt nhất cho thí sinh khi đăng ký xét tuyển.
Trước các ý kiến này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ khẩn trương hoàn thành dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2022 để xin ý kiến theo quy định trước khi ban hành chính thức. Khi xây dựng dự thảo, Bộ sẽ tôn trọng tối đa quyền tự chủ của các trường trong tuyển sinh và quyền lựa chọn của thí sinh, hướng tới tạo thuận lợi nhất cho cả các trường và thí sinh khi xét tuyển./.
Hơn 82.000 thí sinh thi đánh giá năng lực tranh suất vào đại học Riêng tại TP.HCM có đến khoảng 42.000 thí sinh với 32 địa điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Ngày mai, (27-3), khoảng 82.400 thí sinh (TS) sẽ bắt đầu bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Đây là năm thứ năm kỳ thi được tổ chức và cũng là năm...