Phương Tây có thực sự đã “đánh mất” Thổ Nhĩ Kỳ vào tay Nga, Iran?
Hành động “cạn tình” của Mỹ có thể khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ phương Tây, nhưng điều này có vẻ sẽ không diễn ra một cách dễ dàng.
Căng thẳng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến Ankara “dứt tình” với NATO.
Phương Tây không còn giữ được Thổ Nhĩ Kỳ?
Lira, đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm gần 40% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm nay. Quan hệ giữa hai nước cũng rơi xuống mức thấp nhất vào hôm 10/8 vừa qua, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định tăng gấp đôi thuế quan đối với thép và nhôm Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối việc nước này từ chối thả mục sư Andrew Brunson – người đang bị chính quyền Ankara quản thúc vì cáo buộc khủng bố.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ngay lập tức có những phản ứng đáp trả lại Mỹ, chỉ trích Washington đang có một âm mưu toàn cầu nhằm phá hủy những thành tựu kinh tế và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ – không giống như một số quốc gia gặp phải tình trạng tương tự gần đây – dường như sẽ không tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ tiền tệ quốc tế để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ tài chính, cũng như cố gắng nhún nhường để tìm cách cải thiện quan hệ với Washington.
Trên thực tế, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, ông sẵn sàng đáp trả gấp đôi những thách thức đối với Mỹ, bất chấp điều đó có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu, theo Fadi Hakura, một chuyên gia từ viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia, có trụ sở tại London bình luận.
Như một giọt nước làm tràn ly, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn xem Mỹ như một đối tác đáng tin cậy và đồng minh chiến lược. Dù bất cứ nhà lãnh đạo nào sau này lên nắm quyền, một Thổ Nhĩ Kỳ bị thương bởi người đồng minh Mỹ sẽ rất có thể tìm cách rời bỏ phương Tây và chuyển hướng sang Nga và Iran, cũng như các đối tác châu Á khác.
Đòn đánh của chính quyền Trump sẽ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ ít hòa hợp với các mục tiêu của Mỹ và châu Âu ở Trung Đông, đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm cách khẳng định một chính sách an ninh và quốc phòng độc lập hơn.
Trong trường hợp cực đoan, nước này thậm chí có thể quyết định rút khỏi NATO và chấm dứt các hợp tác kinh tế với Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Erdogan không dám rời NATO?
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Tham dự một cuộc họp với nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, Sergei Lavrov, ở Ankara hôm 14/8, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu của Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối gay gắt các biện pháp trừng phạt của phương Tây. “Thời đại mà chúng tôi bị người khác bắt nạt phải kết thúc”, ông Cavusoglu nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lavrov nhấn mạnh rằng phương Tây đang sử dụng các biện pháp “trừng phạt, đe dọa, tống tiền”.
Trước viễn cảnh Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ sát cánh với phương Tây, Nga đang được coi là ứng viên hàng đầu để Ankara lựa chọn như một đồng minh mới.
Quan hệ gần gũi hơn với Nga có thể giúp Tổng thống Erdogan bớt phụ thuộc vào Washington và thay đổi hoàn toàn định hướng của đất nước sau Thế chiến II, khi Thổ Nhĩ Kỳ đã coi NATO như một lực lượng quân sự bảo vệ mình.
“Chúng tôi đang tìm kiếm các đồng minh mới”, ông Erdogan nói với những người ủng hộ mình hôm 12/8.
Sự hợp tác thương mại và hợp tác quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là một sự kiện đáng chú ý, theo tờ WSJ. Bởi hai năm trước, căng thẳng chưa từng có đã nổ ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ của Nga ở Syria và đại sứ Nga bị bắn chết bởi một sĩ quan cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ.
Gần đây, Moscow đã dần lấy lại quan hệ nồng ấm với người hàng xóm phía Nam bằng các hợp đồng năng lượng, hạt nhân và vũ khí phòng thủ tiên tiến S-400.
Tuy nhiên, bất chấp những quan ngại cho rằng hành động “cạn tình” của Mỹ sẽ khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ phương Tây, một số nhà phân tích lại tỏ ra lạc quan hơn khi nghĩ rằng, ông Erdogan sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu và vẫn cam kết với NATO.
“Bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là một vấn đề song phương và sẽ luôn như vậy”, Unal Cevikoz – cựu đại sứ tại Nga cho biết. “Ông Erdogan sẽ không dám rời NATO”.
Ngay tại lúc này ở Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã cảnh báo về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra và thúc giục hai bên tránh gây căng thẳng.
Myron Brilliant, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ cho biết: “Những hành động làm tăng những rủi ro căng thẳng này sẽ lan rộng những thách thức đến các thị trường mới nổi khác, bao gồm các ngân hàng ở châu Âu, và cuối cùng ảnh hưởng cả nền kinh tế Mỹ”.
Phương Tây vẫn đang hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ sẽ cùng có những động thái giảm bớt căng thẳng vì lợi ích lâu dài, trong khi các nhà quan sát ủng hộ Nga tin rằng ngày Ankara ngoảnh mặt với phương Tây không còn xa.
Theo NĐT
Syria: Sắp đương đầu với "ổ khủng bố" ở Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ "cầu cứu" ông Putin?
Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đương đầu với nhiều vấn đề mới ở Idlib (Syria) khi Ankara đang có nguy cơ vướng vào xung đột bởi các cuộc giao tranh của quân Chính phủ Syria với lực lượng phiến quân.
Ankara đang tập trung vào nhiều vấn đề ở Syria, khi các sự kiện không đi theo "hướng mà Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn", theo phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Một khu vực mà Ankara đang ngày càng quan tâm đó là Idlib, nơi "bất cứ điều gì có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào", theo ông Erdogan.
Đối đầu với chính quyền Assad?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Tuần trước, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhấn mạnh rằng Idlib, nơi nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng đối lập, sẽ là mục tiêu tiếp theo của quân đội Syria khi nhiệm vụ của quân Chính phủ ở phía Nam đã gần như hoàn thành.
"Hiện tại Idlib là mục tiêu của chúng tôi, nhưng sẽ không chỉ dừng ở Idlib", ông Assad cho biết và nhấn mạnh rằng Idlib là ưu tiên số một, cùng với các vùng do phiến quân đối lập chiếm đóng ở xung quanh.
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các đơn vị quan sát tại vùng chống xung đột ở Idlib hồi đầu năm nay theo một thỏa thuận được ký tại Astana, Kazakhstan vào năm ngoái giữa Moscow, Ankara và Tehran.
Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là ngăn chặn xung đột giữa các phiến quân đối lập và quân đội Syria.
Nhưng nhiều người tin rằng việc triển khai này cũng là một phần nỗ lực của Ankara nhằm giành được chỗ đứng quân sự trong khu vực để đẩy lực lượng các Đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) ra khỏi Bắc Syria. YPG được coi là "kẻ thù truyền thống" của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, bị Ankara gọi là tổ chức khủng bố.
Ankara cũng đang theo dõi chặt chẽ những tuyên bố của các quan chức Syria trên truyền thông. Điều đó cho thấy quân đội Syria đang tích cực chuẩn bị cho một chiến dịch đột kích lớn ở Idlib trong những tuần tới.
Ông Erdogan đã cảnh báo rằng cuộc tấn công này có thể "hoàn toàn phá hủy hiệp ước Astana".
Ankara cũng lo lắng rằng cuộc tấn công vào Idlib sẽ kích hoạt một dòng người tị nạn mới vào thời điểm mà nước này hy vọng khu vực sẽ được ổn định để cho hồi hương khoảng 3,5 triệu người Syria đang ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tìm đến Nga
Ankara đang nỗ lực tìm đến Moscow để ngăn chặn một chiến dịch tấn công nhằm vào Idlib. Nói chuyện với các phóng viên, ông Erdogan cho biết ông đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp của họ bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Ông Erdogan (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, mức độ mà Ankara có thể dựa vào Moscow nhằm tác động lên chính quyền Tổng thống Assad hiện vẫn chưa rõ, bởi Nga cũng coi Idlib là "ổ khủng bố".
"Tình hình Idlib hiện rất khó khăn, bởi đây là nơi tập trung đông các chiến binh và khủng bố", Alexander Kinshchak, Đại sứ Nga tại Syria cho biết.
"Cụ thể hơn, từ khu vực này, các máy bay không người lái bay về Khmeimim (căn cứ quân sự Nga ở tỉnh Latakia), gây ra mối đe dọa cho chúng tôi", ông nói.
Sedat Ergin, một nhà bình luận chính sách đối ngoại cho tờ Hurriyet, thừa nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong một tình thế khó khăn, nhưng cho hay tình trạng của Nga cũng không kém phần phức tạp.
"Ông Putin không thể bỏ qua những đề nghị của Ankara vì lợi ích chính trị và kinh tế lớn của Moscow ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ấy không muốn mất những quan hệ tốt đẹp đã đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng không thể để chính quyền Assad mất đà thắng lợi trên chiến trường", ông Ergin nói.
"Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang trải qua một cuộc chia tay lịch sử với phương Tây. Ông Putin cũng không muốn thực hiện các bước đi để đẩy Ankara trở lại vòng tay phương Tây", ông nói thêm.
Ông Ergin cho biết Moscow đang tìm kiếm một sự cân bằng "tinh tế" nhất giữa Ankara và Damascus để giải quyết sự bế tắc này. Dù khó khăn là vậy nhưng chuyên gia tin rằng Tổng thống Nga sẽ tìm ra giải pháp.
Trong bối cảnh Ankara ngày càng quan ngại về vị thế của mình tại Syria thì ông Erdogan tuần trước tiết lộ rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 7/9 tới với Pháp, Đức và Nga để thảo luận về xung đột Syria và các vấn đề trong khu vực khác.
Với những diễn biến khó lường ở Syria và tình thế éo le cho Ankara hiện nay thì điều chắc chắn duy nhất là Idlib sẽ là cơn đau đầu lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây hoàn toàn không phải là điều mà Ankara mong muốn vào thời điểm có rất nhiều diễn biến khác ở Syria khiến họ phải lo lắng, chẳng hạn như đường lối chính trị của người Kurd tại Syria được thể hiện thông qua các cuộc đàm phán với chế độ Assad với Nga làm trung gian.
Theo NĐT
Thổ Nhĩ Kỳ có thể chi 2,5 tỷ USD mua tên lửa S-400 Nga Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này lựa chọn tổ hợp S-400 của Nga dù chúng không tương thích với hệ thống của NATO. Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf trị giá 2,5 tỷ USD của Nga, Bloomberg hôm 13/7 đưa tin....