Phương Tây chết lặng khi Nga nói điều này
Bộ Quốc phòng Nga tố cáo Mỹ và Anh, hai thành viên OPCW, đang bí mật sản xuất và thử nghiệm vũ khí sinh hóa trên người tại Gruzia.
Bộ mặt đen tối?
Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10 cáo buộc Mỹ và Anh, hai thành viên Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW), đang bí mật sản xuất và thử nghiệm vũ khí sinh học và hóa học trên người tại Gruzia, vi phạm luật pháp quốc tế.
Cáo buộc được đưa ra giữa lúc các nước phương Tây tố cáo Nga đứng sau một loạt vụ tấn công mạng toàn cầu, trong đó có âm mưu nhằm vào cơ quan giám sát vũ khí hóa học đặt trụ sở ở Hà Lan này.
Tư lệnh Binh chủng phòng chống phóng xạ, hóa học và sinh học của quân đội Nga, ông Igor Kirillov cho biết phòng thí nghiệm bí mật của Mỹ đang vận hành tại Trung tâm Lugar, gần thủ đô Tbilisi của Gruzia.
Buổi họp báo công bố thông tin của Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/10
Phát biểu tại cuộc họp có các tùy viên nước ngoài tham dự, ông Kirillov nhấn mạnh rằng việc phòng thí nghiệm này tiếp tục hoạt động “vi phạm các thỏa thuận quốc tế và làm gia tăng nguy cơ cuộc chiến sinh học”.
Theo tài liệu mà Bộ Quốc phòng Nga có được, trong danh sách ưu tiên nghiên cứu của Mỹ tại phòng thí nghiệm ở Gruzia có “các tác nhân tiềm năng của vũ khí sinh học như các tác nhân gây bệnh tularemia, bệnh than, brucella, sốt xuất huyết, sốt xuất huyết Crimean-Congo và các bệnh khác truyền nhiễm qua côn trùng hút máu”.
Mỹ đặc biệt quan tâm đến “các dạng bệnh dịch không điển hình, hơn nữa theo nguyên tắc càng không điển hình càng tốt”. Việc tìm kiếm các tác nhân gây bệnh như vậy được tiến hành tại nhiều khu vực trên khắp Gruzia, kể cả ở gần biên giới với Nga.
Theo ông Kirillov, Trung tâm Lugar được Mỹ tài trợ và đã được xây dựng vào năm 2011. Trong năm nay, một tòa nhà 8 tầng mới đã được xây lên gần đó. Hai tầng trong tòa nhà này là để binh sĩ Mỹ và phòng thí nghiệm trên nghiên cứu các bệnh nhân “bị ảnh hưởng bởi các nhân tố hóa học gây các bệnh đặc biệt nguy hiểm”.
Các nhân viên người Gruzia không được vào khu vực phòng thí nghiệm, trong khi các chuyên gia sinh học quân sự Mỹ được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao.
Tuyên bố của ông Kirillov dựa trên các thông tin do cựu Bộ trưởng An ninh Quốc gia Gruzia (giai đoạn 1993-1995), ông Igor Giorgadze cung cấp.
Hình ảnh trung tâm Lugar mà Nga thu thập được
Video đang HOT
Tại một cuộc họp báo trước đó ở thủ đô Moscow, cựu Bộ trưởng Giorgadze cho biết, gần 100 người đã tử vong trong các năm 2015 và 2016 sau khi được điều trị bằng các chế phẩm được sản xuất bởi công ty Gilead Sciences, được cho là thuộc sở hữu của Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld.
Ông Giorgadze cho biết thêm rằng ông đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành điều tra hoạt động của phòng thí nghiệm trên vì nghi ngờ tại đây có thể đang tiến hành các thử nghiệm chết người.
Trước những cáo buộc công khai của Nga, Mỹ đã phản ứng khá yếu ớt. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Eric Pahon cũng chỉ nói được rằng Mỹ không phát triển vũ khí sinh học tại Trung tâm Lugar.
Ông này giải thích, Lugar là nơi bảo vệ người dân khỏi các mối đe dọa sinh học và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng và động vật “thông qua việc phát hiện các bệnh lây nhiễm, giám sát vệ sinh dịch tễ và nghiên cứu”.
Ai liều lĩnh?
Những thông tin trên được quân đội Nga công khai giữa lúc phương Tây tiếp tục các đòn tấn công “hóa học” chống lại Nga liên quan tới vụ nghi đầu độc điệp viên Sergei Skripal ở Salisbury. Những ngày qua, Mỹ và các đồng minh gia tăng cuộc chiến bằng các cáo buộc Nga tấn công mạng, trong đó có mục tiêu là OPCW.
Ngày 4/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc 7 đặc vụ của Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) có dính líu đến loạt tấn công mạng quy mô toàn cầu, trong đó những mục tiêu như OPCW, các tổ chức thể thao toàn cầu cũng như Westinghouse – doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Mỹ.
Động thái của Mỹ được coi là bước đi nằm trong chiến dịch công kích chung cùng Anh và Hà Lan.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về âm mưu tấn công mạng OPCW. Ông Mattis nhấn mạnh, Nga phải trả giá và Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng một số lựa chọn đáp trả. Ông còn bày tỏ tán thành với các tuyên bố rõ ràng của Anh và Hà Lan về vụ việc này.
Cùng ngày 4/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld cho biết, cơ quan tình báo nước này đã đập tan âm mưu của Nga nhằm vào OPCW hồi tháng 4 và trục xuất 4 điệp viên Nga.
Theo ông Bijleveld, một máy tính xách tay thuộc về một trong 4 điệp viên nêu trên được kết nối tới Brazil, Thụy Sĩ và Malaysia. Trong đó, các hoạt động ở Malaysia có liên quan tới cuộc điều tra vụ máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysian Airlines bị bắn hạ năm 2014 trong không phận Ukraine.
Sơ đồ các phòng thí nghiệm sinh học của quân đội Mỹ trên khắp thế giới mà Nga có được
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cùng ngày 4/10 thậm chí đã đã chỉ trích Nga là một “nước hạ đẳng” sau những cáo buộc các đặc vụ của Điện Kremlin thúc đẩy chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các cơ quan dân sự trên khắp thế giới.
Phát biểu với phóng viên khi đến Brussels (Bỉ) để hội đàm với những người đồng cấp trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Williamson nhấn mạnh, các vụ tấn công “liều lĩnh và bừa bãi” của Nga đã khiến nước này bị cô lập trong cuộc đồng quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói: “Đây không phải là những hành động của một cường quốc, đây là hành động của một nước hạ đẳng. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh để cô lập, khiến họ (Nga) hiểu ra rằng họ không được phép duy trì cách hành xử như vậy”.
Trước đó Bộ Ngoại giao Anh cho biết, Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) đã xác định các đặc vụ thuộc chi nhánh của Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) đứng sau nhiều vụ tấn công máy tính khét tiếng, trong đó có nỗ lực tấn công mạng Cơ quan phòng chống Doping Thế giới (WADA) ở Thụy Sĩ hồi năm ngoái.
Ngay lập tức, NATO cũng “vào hùa” khi Tổng thư ký Jens Stoltenberg cam kết củng cố các năng lực phòng thủ của liên minh quân sự này trước hoạt động tấn công nhằm vào các mạng lưới máy tính mà Anh cáo buộc do GRU chỉ đạo, đồng thời kêu gọi Moscow chấm dứt cách hành xử “liều lĩnh” của họ.
Mỹ luôn tuyên bố mục đích tốt đẹp của các phòng thí nghiệm sinh hóa khắp thế giới
Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Nga phải dừng cách hành xử liều lĩnh của họ, trong đó có việc sử dụng vũ lực đối với các nước láng giềng, âm mưu can thiệp các tiến trình bầu cử và mở rộng các chiến dịch thông tin giả”.
Theo ông, NATO sẽ tiếp tục củng cố năng lực phòng thủ và răn đe để đối phó với các mối đe dọa ngoại lai, trong đó có lĩnh vực mạng.
Đáp trả lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, những cáo buộc trên là sản phẩm của ai đó “giàu trí tưởng tượng”. Bà đánh giá những phát biểu của giới chức phương Tây là “vô giá trị” và là một phần của chiến dịch thông tin giả hòng gây phương hại các lợi ích của Nga.
Hãng thông tấn RIA cũng ngay lập tức dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố những cáo buộc của Hà Lan về âm mưu của Nga xâm nhập mạng máy tính của OPCW là vô lý. Moscow cũng cáo buộc phương Tây mắc hội chứng “hoang tưởng về gián điệp”.
RIA dẫn lời nguồn tin trên nêu rõ: “Không có vụ tấn công nào hết. Chúng tôi là một phần của toàn bộ cấu trúc của tổ chức này. Vậy tại sao chúng tôi lại xâm nhập? Chúng tôi có quyền tiếp cận, toàn bộ mạng lưới này mở với chúng tôi”.
Theo baodatviet
Cuộc đối đầu giữa Al Qaeda và IS - (Kỳ 1): Huynh đệ tương tàn
Al Qaeda và "người em" Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang lao vào một cuộc đối đầu chết chóc. Hai lực lượng này đang cạnh tranh với nhau không chỉ để giành vị trí thống lĩnh phong trào Thánh chiến Hồi giáo toàn cầu, mà còn đấu tranh cho thứ triết lý thánh chiến của phe mình.
Al QAEDA - CÁI NÔI CỦA PHONG TRÀO THÁNH CHIẾN
Trong một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, IS đã khiến các kẻ thù của nhóm này hoảng loạn, làm đảo lộn chiến lược của Mỹ tại khu vực Trung Đông. Tháng 6.2014, IS bắt đầu xây dựng thành trì của chúng tại Syria rồi xâm nhập và đẩy lui quân đội Iraq trước khi chiếm giữ một vùng lãnh thổ rộng lớn ở hai nước này.
Hướng dẫn về chương trình do thám của phương Tây bằng đồ họa trong video nhóm Al Qaeda đăng tải.
Sự nổi lên của IS đã khiến chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama phải tìm kiếm một vai trò lớn hơn về quân sự tại Iraq và Syria. Ngay cả với nhiều quốc gia Arab, nơi IS chưa thực sự hiện diện, sự nổi lên của thế lực này đã khiến một bộ phận dân chúng trở nên cực đoan, gây ra tình trạng chia rẽ giáo phái và làm bức tranh an ninh khu vực đậm màu xám.
Nhưng có một nhân vật mà sự nổi lên của IS là một sự đe dọa mang tính sống còn: Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh toàn cầu của Al Qaeda. Mặc dù viên thủ lĩnh của mạng lưới Al Qaeda có thể bày tỏ vui mừng trước sự nổi lên của một nhóm thánh chiến Hồi giáo mạnh, lấy việc chặt đầu các con tin phương Tây làm niềm vui, nhưng sự xuất hiện của IS là một nguy cơ với "ngôi vương" trong lực lượng thánh chiến toàn cầu của Al Qaeda.
Sự kiện đánh dấu chính thức sự chia rẽ trong phong trào thánh chiến Hồi giáo là khi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi phủ nhận quyền lực của Al Qaeda và sau đó thành lập Caliphate (Vương quốc Hồi giáo). Nay, hai nhóm khủng bố đang cạnh tranh vai trò lãnh đạo phong trào này, hơn thế cuộc đối đầu còn là để đấu tranh cho "triết lý" của mỗi bên.
Bên nào sẽ giành được chiến thắng còn chưa rõ. Tuy nhiên, hệ lụy của cuộc nội chiến này, cũng như sự đối đầu kéo dài giữa hai phe sẽ là rất sâu sắc đối với khu vực Trung Đông và phương Tây. Cuộc chiến cũng góp phần định hình các mục tiêu tấn công của phong trào thánh chiến, khả năng thực hiện và trên hết là sự ổn định tại Trung Đông. Phương Tây có thể lợi dụng sự chia rẽ này để giảm mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và làm suy yếu phong trào thánh chiến.
Al Qaeda nổi lên từ cuộc chiến chống Liên Xô ở Afghanistan trong những năm 1980. Khi Liên Xô chuẩn bị rút quân, Osama bin Laden và một số ít những trợ lý thân cận đã quyết định lợi dụng mạng lưới mà chúng đã xây dựng để tiến hành cuộc thánh chiến toàn cầu.
Tầm nhìn mà Bin Laden vạch ra cho Al Qaeda lúc đó là tạo ra một lực lượng tiên phong các chiến binh tinh nhuệ có thể dẫn dắt cuộc thánh chiến toàn cầu. Mục tiêu của trùm khủng bố này là tập hợp hàng trăm nhóm thánh chiến nhỏ lại dưới một lá cờ duy nhất. Đến giữa những năm 1990, Bin Laden muốn tái định hướng cho toàn bộ phong trào thánh chiến, tập trung vào cái mà tên này xem là một kẻ thù lớn hơn: Mỹ.
Việc Al Qaeda tập trung vào việc chiến đấu với "kẻ thù xa" (Mỹ) hơn là "kẻ địch ở gần" (các chính quyền trong thế giới Hồi giáo) đánh dấu sự thay đổi lớn trong chiến lược của lực lượng thánh chiến toàn cầu. Nhưng với các chiến binh thánh chiến địa phương, việc tuyên bố trung thành với Bin Laden và chấp thuận đứng dưới lá cờ Al Qaeda đồng nghĩa với việc được tiếp cận với rất nhiều nguồn lực: tiền bạc, vũ khí, hỗ trợ hậu cần, huấn luyện chuyên gia.
Các trại huấn luyện của Al Qaeda đã trở thành cái nôi của hoạt động đào tạo thánh chiến nổi tiếng toàn cầu. Với các phần tử thánh chiến đang phải đối mặt với án tử của các chính quyền, chúng đơn giản chỉ cần gia nhập Al Qaeda, đồng ý chiến lược chống phương Tây của tổ chức và xoay sở để sống sót sau các cuộc chiến.
Các vụ đánh bom hai đại sứ quán Mỹ ở châu Phi và vụ tấn công 11.9 bên trong lãnh thổ Mỹ đã biến Al Qaeda thành một thế lực thánh chiến có sức hút mạnh mẽ. Vụ khủng bố 11.9 đã tiếp nhuệ khí cho phong trào thánh chiến toàn cầu và nâng tầm của Al Qaeda trên thế giới, mặc dù đòn đáp trả của Mỹ sau đó đã tiêu diệt đáng kể sinh lực Al Qaeda và phong trào thánh chiến Hồi giáo mà lực lượng này lãnh đạo.
Các nguồn tài chính bị cắt đứt, các trại huấn luyện bị phá hủy, mạng lưới liên lạc của Al Qaeda bị tình báo Mỹ cài người và phá hủy đáng kể khả năng hoạt động từ bên trong. Cùng với cái chết của trùm khủng bố Bin Laden và việc một nhân vật ít có sức thu hút hơn là Ayman al-Zawahiri ngồi vào vị trí thủ lĩnh toàn cầu của mạng lưới đã làm suy yếu sức mạnh của "thương hiệu" Al Qaeda.
Ngày 4.3, các nguồn tin thân cận với Mặt trận Al Nusra (chi nhánh chính thức của Al Qaeda tại Syria) cho biết các thủ lĩnh của nhóm này đang cân nhắc việc cắt đứt liên hệ với Al Qaeda để thành lập một tổ chức mới được một số quốc gia vùng Vịnh hậu thuẫn nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Động thái có thể đưa Mặt trận Al Nusra từ một nhóm du kích không có tiềm lực thành một lực lượng có khả năng cạnh tranh với IS. Giới chức tình báo cho hay các nước vùng Vịnh, trong đó có Qatar, đã gặp gỡ thủ lĩnh của Nusra, Abu Mohamad al-Golani, vài lần trong những tháng gần đây để khuyến khích tên này từ bỏ Al Qaeda và thảo luận về việc tài trợ cho nhóm này.
Một nguồn tin gần gũi với Bộ Ngoại giao Qatar xác nhận nước này muốn Nusra trở thành một tổ chức hoàn toàn của Syria, không liên hệ với Al Qaeda. Muzamjer al-Sham, một nhân vật thánh chiến thân cận với Al Nusra và các nhóm Hồi giáo tại Syria, cho hay: "Cái tên Nusra sẽ bị bỏ và sẽ tách khỏi Al Qaeda nhưng không phải tất cả các thủ lĩnh của Nusra đều đồng ý, do vậy thông báo (chính thức) chưa được đưa ra. Một tổ chức mới sẽ sớm được thành lập, trong đó có Nusra và Jaysh al Muhajereen wel Ansar (một nhóm nhỏ gồm các chiến binh địa phương và ngoại quốc do một thủ lĩnh người Chechnya đứng đầu) cùng một số lữ đoàn nhỏ khác".
Một trong những mục tiêu của tổ chức mới sẽ là chống lại IS. Nusra từng là một nhóm chiến binh mạnh nhất tại Syria, song sau đó đã suy yếu khi đa số thủ lĩnh và chiến binh của nó bỏ theo Baghdadi để thành lập IS. Sau đó, IS đã giết hại rất nhiều thủ lĩnh còn lại của Nusra, tịch thu vũ khí, chiếm lãnh thổ và buộc các thủ lĩnh của Nusra đi vào hoạt động bí mật.
Theo Thái Nguyễn (Báo Tin Tức)
Nga cáo buộc phương Tây mắc chứng "cuồng gián điệp" Tuyên bố này được đưa ra sau khi Hà Lan tố cáo Moscow thực hiện tấn công mạng nhằm vào Tổ chức OPCW. Trụ sở của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) Trong tuyên bố được đưa ra hôm 4/10, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: "Căn bệnh cuồng gián điệp của phương Tây càng ngày càng nặng". Trước đó, Bộ...