Phương pháp “thực học, thực nghiệm” hấp dẫn học sinh
Bằng phương pháp dạy học “thực học, thực nghiệm”, “ học mà chơi, chơi mà học”, các bài giảng của giáo viên càng trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
Giáo viên, học sinh thỏa sức sáng tạo
Khác với những lớp học, buổi học thường ngày ở trường, ở lớp, hôm nay, lớp học của giáo viên, học sinh Trường MN-TH&THCS Đức Trí được thực hiện ngay trên cánh đồng trồng đủ các loại nông sản, các loài hoa, rau xanh, vườn cây, con vật gắn với cuộc sống thường ngày khiến học sinh vô cùng phấn khởi, hứng thú.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động khám phá thế giới thiên nhiên, cuộc sống lao động sản xuất. Học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ từ chuẩn bị các dụng cụ lao động, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, đến triển khai thực hiện công việc. Các em được nhập vai làm bác nông dân trực tiếp tham gia trồng rau, thu hoạch các loại nông sản.
Em Nguyễn Thảo Uyên – học sinh lớp 3/3, Trường TH&THCS Đức Trí) chia sẻ: Em thấy rất thú vị khi tham gia học tập ngay tại khu vườn thực nghiệm. Em cũng như các bạn học sinh trong lớp được hít thở không khí trong lành, mát mẽ, được thỏa sức khám phá thế giới tự nhiên, được trả nghiệm cuộc sống, mà môi trường lớp học thường ngày tại trường không có được.
Hào hứng với những kiến thức hết sức mới mẽ vừa thu nhận được từ buổi học trải nghiệm, em Viên Tuệ – học sinh lớp 4/3, phấn khởi: Buổi học hôm nay em có rất nhiều niềm vui, hoạt động bổ ích. Em cũng các bạn trong lớp được tự tay trồng rau, cho các con vật ăn, tham gia làm những món ăn dân gian như hòa bột gạo, tráng bánh cuốn khi…Thực sự bản thân em cũng như các bạn đều tỏ ra rất phấn khởi và hào hứng.
Mô hình cần nhân rộng
Video đang HOT
Nhà giáo ưu tú Lê Thị Nga – Hiệu trưởng Trường MN-TH&THCS Đức Trí cho biết: “Với sự nỗ lực gần 10 năm qua, nhà trường đã xây dựng được khu vườn thực hành sinh thái có diện tích hơn 7.000 m2 và hơn 2.000m2 đồng ruộng.
Một điều đặc biệt của những lớp học này là đều có sự tham gia của phụ huynh học sinh.Với mục đích tạo sự tương tác hiệu quả giữa gia đình – nhà trường, giáo viên-phụ huynh-học sinh trong việc xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho các em học sinh”.
Bởi nói như lời nhìn nhận của cán bộ phụ trách công tác chuyện môn Phòng GD&ĐT quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng), việc đưa các hoạt động tham quan, khám phá, trải nghiệm thế giới tự nhiên, cuộc sống lao động, sản xuất vào trong chương trình học tập của học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Còn ông Đoàn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch UBND Quận Hải Châu, nhấn mạnh: Những hoạt động giáo dục theo hướng khám phá, trải nghiệm cần được nhân rộng, nhằm giúp học sinh có được môi trường học tập ngày càng tốt hơn.
Đại Thắng
Theo giaoducthoidai.vn
Chương trình môn Hóa học mới: Tăng tính thực hành và kết hợp giáo dục STEM
Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh, chương trình môn Hóa học mới sẽ tăng cường tính thực hành, thực nghiệm và kết hợp phương pháp giáo dục STEM.
ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị công bố dự thảo các chương trình môn học theo Chương trình GDPT tổng thể. Hóa học là một trong số các bộ môn quan trọng hàng đầu với học sinh, nhất là các em học sinh THPT vì sẽ thi THPT quốc gia. Trong Chương trình GDPT mới, kiến thức Hóa học sẽ xuất hiện từ cấp THCS với việc tích hợp vào môn Khoa học tự nhiên. Hóa học là môn riêng, độc lập từ cấp THPT.
Theo đó, ở lớp 10, môn này trang bị cho học sinh kiến thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hóa học. Đây là cơ sở lý thuyết chủ đạo để học sinh giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật hóa học ở nội dung hoá học vô cơ trong chương trình môn lớp 11 và hoá học hữu cơ ở lớp 12.
Tăng tính thực hành, trải nghiệm thay vì tính toán
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Đặng Thị Oanh - Trưởng nhóm xây dựng và phát triển chương trình môn Hóa học mới cho biết, chương trình lần này có một số điểm nhấn quan trọng.
PGS.TS Đặng Thị Oanh - Trưởng nhóm xây dựng và phát triển chương trình môn Hóa học mới. Ảnh: NVCC.
"Chương trình lần này nhấn mạnh định hướng tăng cường bản chất hóa học của đối tượng. Đồng thời, giảm bớt và hạn chế nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu 'toán học hóa' vốn ít đi vào bản chất hoá học và thực tiễn.
Về mạch kiến thức, chương trình mới cũng sẽ giống như chương trình hiện hành vì vẫn có ba mạch gồm: Kiến thức cơ sở hóa học chung, Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ. Các mạch kiến thức này sẽ được xây dựng theo chủ đề. Trong đó, từng chủ đề được quy định về tổng thời lượng. Sau này, từng nhà trường sẽ chủ động xây dựng để phù hợp với địa bàn của mình.
Sau này sẽ có nhiều bộ SGK, các tác giả cũng sẽ có điều kiện để viết sách theo hướng mở, không quá lệ thuộc với thời lượng đã quy định bắt buộc như chương trình hiện hành. Ví dụ, trước đây quy định chương này quy định bao nhiêu tiết, thì giờ đây sẽ xây dựng theo chủ đề chỉ quy định thời lượng dự kiến.
Cấu trúc của chương trình lần này cũng có sự thay đổi. Trước đây, môn Hóa học được sắp xếp xen kẽ giữa kiến thức cơ sở hóa học chung với một, hai chương về một vài chất cụ thể. Ở chương trình mới, sẽ sử dụng các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng cốt lỗi được học ngay từ lớp 10 để học sinh giải thích các chất cụ thể, những quá trình biến đổi các chất ở phần hóa học vô cơ và hữu cơ".
Ngoài ra, sẽ tăng cường các hoạt động trải nghiệm vì Hóa học cũng là một trong 4 thành phần của giáo dục STEM. Học sinh sẽ được phát triển khả năng tích hợp kiến thức kỹ năng của các môn học Toán - Kỹ thuật - Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn.
Việc sử dụng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải...), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn... cũng được chương trình đề xuất là một trong những phương pháp chủ yếu.
Một điểm khác cũng đáng chú ý, việc xây dựng chương trình mới cũng sẽ gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử sau này theo định hướng phát triển năng lực. Đánh giá năng lực học sinh là đánh giá cả một quá trình chứ không chỉ là qua một bài kiểm tra, thi cử đơn thuần.
Theo Phapluatplus.vn
Triển khai ngay sách giáo khoa mới từ 2018 sẽ khó yên tâm về chất lượng Theo phương án mới sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hồ Ngọc Đại lo lắng về chương trình mớiTại sao cần so sánh Chương trình tổng thể mới với Chương trình năm 1979?3 thầy 1 sách và nguy cơ tích hợp...