Phương pháp mới giúp chữa trị bệnh viêm tủy thị thần kinh
Một công trình nghiên cứu mới đây cho thấy liệu pháp cấy tế bào gốc có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của một loại bệnh suy giảm thần kinh, vốn khiến 50% người mắc bệnh này bị mất thị lực và khả năng đi lại trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.
Công trình nghiên cứu được đăng tải trên trang web của Đại học Northwestern đầu tuần này.
Ảnh minh họa
Căn bệnh trên có tên viêm tủy thị thần kinh (neuromyelitis optica), hay còn gọi là hội chứng Devic, từng được coi là dạng bệnh lý của đa xơ cứng (MS), song giờ đây bệnh này đã được coi là bệnh lý riêng biệt.
Viêm tủy thị thần kinh là một thể đặc biệt của viêm tủy ngang cấp, biểu hiện là viêm dây thần kinh thị giác kết hợp với viêm tủy ngang. Không giống như MS và các bệnh tự miễn, viêm tủy thị thần kinh có kháng thể AQP4 vốn có liên quan đến bệnh lý xương khớp.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm đối với 12 bệnh nhân mắc bệnh viêm tủy thị thần kinh và thực hiện việc cấy tế bào gốc tạo máu (HSCT) vào cơ thể của những người này. Kết quả cho thấy hấu hết những bệnh nhân đều khỏe hơn sau 5 năm kể từ thực hiện phương pháp trên, đồng thời không phải thực hiện quá trình điều trị vốn tiêu tốn 500.000 USD mỗi năm.
Giáo sư Richard Burt, trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho hay sau 5 năm, chỉ có 2 trong số 12 bệnh nhân trên phải tiếp tục điều trị bằng thuốc. Đây là lần thứ tư việc cấy ghép HSCT được thực hiện, có tác dụng đảo ngược bệnh lý cấp tính mà người bệnh mắc phải.
Mục đích của HSCT là tái tạo lại hệ miễn dịch bị lỗi. Các tế bào gốc tạo máu được lấy ra từ tủy xương của người bệnh, sau đó các nhà khoa học thực hiện liệu pháp hóa học nhằm “làm sạch” hệ miễn dịch. Tiếp đó, các tế bào gốc tạo máu lại được đưa trở lại tủy xương của người bệnh và tại đây quá trình “cài đặt lại” hệ miễn dịch diễn ra.
Theo giáo sư Burt, chưa có liệu pháp nào trước đó khiến kháng thể AQP4 biến mất hoặc giúp người bệnh không phải điều trị. Việc cấy ghép trên đã giúp cải thiện hệ thần kinh của người bệnh và giúp họ khỏe hơn, trong khi kháng thể AQP4 đã biến mất trong vòng 5 năm kể từ sau được điều trị theo phương pháp trên.
Thanh Hương
Theo TTXVN
Liệu pháp tế bào gốc cũng có thể gây nguy hiểm
Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết tế bào gốc cũng có nguy cơ gây nguy hiểm khi được tiêm như một liệu pháp vì chúng có thể mất kiểm soát và trở thành các tế bào rogue, thậm chí các tế bào ung thư.
Khi các tế bào gốc được phát hiện lần đầu tiên cách đây 30 năm, đã có một số dự đoán rằng việc sử dụng chúng sẽ trở thành một cuộc cách mạng hóa về chăm sóc sức khỏe. Nhưng những nguy hiểm tiềm ẩn của các tế bào gốc này cũng xuất hiện nhanh chóng. Một số nghiên cứu sớm nhất vào cuối thập kỷ 90 liên quan đến cấy ghép tế bào gốc bào thai vào não bộ của bệnh nhân Parkinson.
Người phát ngôn của Hiệp hội Bệnh Parkinson chia sẻ: "Một số người đã khỏe hơn, tệ hơn, và một số không hề thay đổi. Tồi tệ hơn, ở một số người các tế bào được cấy ghép của họ đã mất kiểm soát, tăng nguy cơ ung thư".
Khi các nhà khoa học tiếp tục những nỗ lực để biến công nghệ tế bào gốc thành phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, các vấn đề vẫn tiếp tục nảy sinh.
Ngay cả một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất là điều trị suy tim, nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào gốc có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Tháng 6 vừa qua, một nhà tim học hàng đầu của Israel, giáo sư Jonathan Leor, thuộc Đại học Tel Aviv, đã cảnh báo rằng ở bệnh nhân suy tim, các tế bào gốc không chỉ không có hiệu quả, mà còn có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình.
Tế bào gốc cũng xuất hiện trong phẫu thuật thẩm mỹ nhưng những loại tế bào gốc này không được phân loại là "điều trị y tế" và có thể thấy phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc cũng tiềm ẩn nguy cơ rõ ràng.
Cách đây 5 năm, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Mỹ Allen Wu đã báo cáo trường hợp gây sốc của một phụ nữ 60 tuổi đã không thể mở được mắt sau khi tiến hành tiêm tế bào gốc được lấy từ mỡ bụng và tiêm vào da quanh mắt. Người phụ nữ này đã phải trả 20.000 đô la để thực hiện cuộc phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, thay vì phát triển thành những mô mới, những tế bào gốc này lại biến đổi thành xương. Các bác sĩ đã phải mất 6 giời để phẫu thuật loại bỏ khối xương nhỏ từ mí mắt và mô xung quanh của người phụ nữ này.
Huy Hoang
Theo: dailymail/vietQ
Tín hiệu mừng từ việc ghép tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn Hơn một năm trước bác Tạ Xuân Tr. (69 tuổi, Hà Nội) chỉ đi bộ 100-200m đã thấy khó thở, thường xuyên vào viện cấp cứu vì lên cơn cấp phổi tắc nghẹn mạn tính. Song nhờ ghép tế bào gốc, hiện nay bác đã có thể đi bộ quãng đường dài hơn, leo cầu thang mà không bị khó thở. Trong một...