Phương pháp học môn Lịch sử để thi trắc nghiệm đạt điểm cao
Theo cô giáo Huyền Thảo, những câu hỏi có đáp án khá giống nhau trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử đòi hỏi sự suy luận, phân tích kỹ của thí sinh.
Theo phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT, học sinh có hai bài thi tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Như vậy, môn Lịch sử (40 câu) sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài 150 phút.
Cô Nguyễn Huyền Thảo – giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM tư vấn cách làm bài thi môn này đạt điểm cao.
Cô Huyền Thảo – giáo viên dạy Sử tại TP.HCM. Ảnh: NVCC.
Tôi cho rằng phần Lịch sử được thi dưới hình thức trắc nghiệm là phương án hợp lý. Vì nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp quá ít. Chỉ những em nào có mong muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học sinh không muốn phải học quá nhiều.
Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc nghiệm phù hợp tình hình giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, các chuyên gia có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả.
Đây không phải lần đầu tiên Lịch sử được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Cách đây vài năm, giai đoạn 2006-2009, ngành giáo dục từng phát động, đưa hình thức này vào trong các bài thi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên lâu năm đều từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Đội ngũ giáo viên hiện nay có đủ kinh nghiệm để thích ứng phương án trắc nghiệm.
Video đang HOT
Học sinh thảo luận trong giờ Lịch sử tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Ảnh: NVCC.
Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong nhà trường, vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không phải học thuộc lòng.
Thậm chí, cách này còn tạo nên “làn gió mát” trong việc học tập chứ không làm xáo trộn việc dạy và học ở trường.
Nhiều năm dạy ở bậc phổ thông, tôi luôn yêu cầu các em đọc sách và tự khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức. Từ đây, các em biết vận dụng kiến thức để làm bài thi, dù đó là tự luận hay trắc nghiệm.
Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án.
Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50.
Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh…
Một ví dụ trích từ đề thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội như sau:
“Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX?
A. Thái Lan
B. Ấn Độ
C. Trung Quốc
D. Nhật Bản”.
Ở đây, chắc chắn hai câu bị loại là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chỉ có Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách và duy tân thành công. Cả hai cuộc cải cách và duy tân đều mang màu sắc của cuộc cách mạng tư sản, nhưng nước trở thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản.
Theo Zing
Thi trắc nghiệm dễ chấm nhưng không đánh giá đúng năng lực
Theo ông Phạm Tất Thắng, thi trắc nghiệm dễ chấm, dễ lượng hóa nhưng lại không đánh giá được năng lực thực sự của học sinh, nhiều khi là xác suất như thi bằng lái xe máy, ôtô.
Bộ GD&ĐT vừa công bố phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo đó, 4/5 bài thi theo hình thức trắc nghiệm, chỉ có bài thi môn Ngữ văn tự luận.
Ông Phạm Tất Thắng - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã chia sẻ xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng thi trắc nghiệm sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng năng lực của học sinh, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Trước hết, việc tổ chức dạy học như thế nào thì phải có hình thức thi cử, đánh giá phù hợp để có thể đánh giá được kiến thức của học sinh.
Thứ hai, dù là trắc nghiệm hay tự luận thì mỗi phương án đều có ưu thế riêng. Trắc nghiệm thì dễ chấm, dễ lượng hóa, dễ chính xác nhưng lại không đánh giá được năng lực thực sự của học sinh, nhiều khi là xác suất như thi bằng lái xe máy, ôtô. Tức là có khi cứ tích A cả, có khi có xác suất trúng bao nhiêu trong đấy rồi. Nhiều khi cũng không đánh giá được khả năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp của học sinh.
Việc tổ chức thi, theo tôi, thứ nhất, ảnh hưởng đông đảo mọi người trong xã hội, đặc biệt là học sinh và phụ huynh học sinh, ảnh hưởng tới tương lai của các em liên quan việc tuyển sinh đại học, cao đẳng, cho nên việc thi cử nên có tính ổn định tương đối.
Thứ hai, mỗi hình thức tự luận hay trắc nghiệm đều có ưu thế riêng của nó. Cho nên làm sao kết hợp được để vừa thuận tiện cho quá trình tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả, nhưng cũng vừa đánh giá được năng lực thực sự của học sinh một cách khách quan, công bằng.
Với kỳ thi quốc gia, chúng ta có hai mục tiêu là đánh giá học sinh có trình độ để tốt nghiệp phổ thông và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Ông Phạm Tất Thắng cho rằng thi trắc nghiệm nhiều khi là xác suất như thi bằng lái xe máy, ôtô. Ảnh: Lao Động.
- Kỳ thi THPT năm 2016 có lượng thí sinh ảo đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng rất nhiều, vậy kỳ thi THPT năm 2017, theo ông cần có giải pháp như thế nào để khắc phục?
- Qua làm việc với Bộ GD&ĐT, chúng tôi thấy rằng kỳ thi năm 2016, Bộ đã có một số giải pháp. Ví dụ mỗi trường, thí sinh được đăng ký 2 nguyện vọng, còn sau đó nếu thay đổi mới thay đổi. Đã đăng ký vào trường nào, nộp hồ sơ nguyện vọng vào trường nào thì phần mềm của bộ sẽ tự động khóa để thí sinh không đăng ký được những trường khác.
Theo tôi, đó là những giải pháp tích cực. Tuy nhiên việc tổ chức mới kỳ thi chung trên phạm vi cả nước với số lượng thí sinh lớn, và chúng ta cũng phải tôn trọng nguyện vọng của học sinh và sự thay đổi của các em trong quá trình làm hồ sơ. Cho nên, chúng ta cũng phải chấp nhận một tỷ lệ thí sinh ảo nào đó.
Tôi nghĩ, Bộ GD&ĐT phải tiếp tục có những giải pháp làm sao công bố kỳ thi, phương thức tổ chức thi, và đặc biệt là phương thức xét tuyển của các trường đại học, cao đẳng sớm hơn để thí sinh có điều kiện suy nghĩ, lựa chọn nguyện vọng của mình một cách chính xác với sở trường của các em và gia đình. Điều này cũng đảm bảo để cho các trường có thể tuyển được đủ số lượng thí sinh theo khả năng đào tạo của mình.
Theo Xuân Hải / Lao Động
Thi THPT quốc gia 2017: Giáo viên lo nhất điều gì? Phương án tuyển sinh THPT 2017 khiến khá nhiều trường lo lắng về đề thi trắc nghiệm, cũng như việc dạy và học môn Toán, Giáo dục công dân. Ngày 28/9, Bộ GD&ĐT đã công bố phương án thi THPT quốc gia 2017. Phương án chính thức có một số thay đổi so với dự thảo ban đầu như số lượng câu hỏi...