Phương pháp hay rinh điểm cao tốt nghiệp môn Sử
Học bằng sơ đồ ‘cây kiến thức’, học qua sách báo, phim ảnh… là những cách giúp teen hiểu kiến thức nhanh và nhớ lâu nhất.
Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT trao quyền lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Theo khảo sát sơ bộ tại nhiều trường THPT trên cả nước, tỷ lệ chọn môn Lịch sử gần như thấp nhất trong tất cả các môn, thậm chí có trường công bố không có học sinh nào chọn môn này vì tâm lý lo ngại điểm thấp.
Nếu biết cách ôn tập hiệu quả, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao ở môn Lịch sử.
Teen nên tập trung ôn luyện để có kết quả thi tốt nhất nhé. Ảnh Neo.
Tự tin đăng ký môn Sử trong kỳ thi sắp tới, bạn Lê Thị Sáng, THPT Nguyễn Hồng Đạo, huyện Phù Cát, Bình Định, chia sẻ: “Mình thấy các bạn toàn học Sử theo kiểu học thuộc lòng, học “vẹt” nên nếu quên một câu là kéo theo quên hết các câu sau. Mình ôn tập theo phương pháp vẽ “cây kiến thức,” thân cây có các mốc thời gian chính, tới các nhánh cây biểu diễn các sự kiện phụ, rất dễ nhớ. Việc này cũng giống như lập một đề cương khi viết văn, giúp các ý chính không bị nhầm lẫn, không bị bỏ sót.”
Sáng cũng cho biết đây là phương pháp học rất hiệu quả mà thầy giáo môn Lịch sử của trường đã dạy. Nhờ phương pháp này mà mỗi tiết học Lịch sử của thầy không làm cho học sinh căng thẳng, mà kích thích tư duy và khả năng sáng tạo khi vẽ những sơ đồ “cây kiến thức” của riêng mình.
Video đang HOT
Thầy giáo Trần Ngọc Thạch, người trực tiếp truyền cảm hứng và tình yêu lịch sử cho học sinh Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo tâm sự: Là một giáo viên, ai cũng mong muốn các em yêu thích môn học của mình. Khi thấy tâm lý chán học môn Lịch sử của phần lớn học sinh, thầy cũng rất buồn. Nhưng càng buồn, thầy lại càng cố gắng để các em có thể học Lịch sử thật tốt.
Ngoài phương pháp vẽ cây kiến thức, để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, thầy nhắc nhở học sinh phải luôn bám sát các vấn đề thời sự hiện nay, vì chúng rất có thể sẽ liên quan tới đề thi.
“Các em học sinh cũng phải luôn nhớ rằng với những đề thi ra theo hướng mở, học sinh phải có lập luận thuyết phục. Chỉ nhớ kiến thức lịch sử chưa đủ để có bài sử đạt điểm cao. Để có kết quả tốt, lời văn rất quan trọng, không thể thiếu trong một bài Lịch sử hay, đặc biệt là cách dẫn dắt vấn đề sao cho hấp dẫn người đọc, người chấm,” thầy Thạch đưa ra lời khuyên.
Thí sinh rạng rỡ sau môn thi Lịch sử kỳ thi đại học năm 2013. Ảnh: Trang Chóe.
Cũng sử dụng phương pháp học bằng vẽ sơ đồ thời gian, bạn Nguyễn Thị Thu Ngân, sinh viên năm cuối khoa Lịch sử, H Quy Nhơn (Bình Định) cho rằng như thế là chưa đủ, cần phải bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách giáo khoa.
Ngân cho biết ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, Ngân đã có niềm say mê đặc biệt đối với môn Lịch sử. Kết hợp với học bài trên lớp, Ngân thường xuyên tìm hiểu thêm qua truyện tranh, ảnh, sách báo, các bộ phim điện ảnh và phim hoạt hình về lịch sử. Điều đó giúp cô bạn hình thành một chuỗi hình ảnh các sự kiện trong trí nhớ. Môn Lịch sử không còn là những sự kiện khô khan mà trái lại rất sinh động.
Theo VNE
Thi Ngữ văn: Đề nghị tăng điểm phần thi nghị luận xã hội
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014 sẽ ra theo hướng mở, có thể thấy rõ nhất ở câu nghị luận xã hội và sẽ tăng điểm lên ở câu này, bên cạnh câu hỏi kiểm tra tổng hợp vận dụng kiến thức tiếng Việt.
Trao đổi với PV Infonet, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, thường trực Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình - Sách giáo khoa sau năm 2015 (Bộ GD&ĐT) cho biết.
Ông Thống phân tích: "Đề thi môn Văn sẽ kiểm tra toàn diện, vận dụng cách đánh giá theo năng lực của từng học sinh. Đồng thời, nhằm xác định đúng năng lực viết và đọc hiểu văn bản của học sinh, câu hỏi nghị luận xã hội sẽ đánh giá đúng mục tiêu này. Không những vậy, đề Văn còn đề cập đến nhiều vấn đề đời sống, cơ hội cho thí sinh bộc lộ suy nghĩ, đưa ra những quan điểm sống của mình...".
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn sẽ theo hướng mở
Theo ông Thống, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 môn Ngữ văn sẽ có khả năng ra các phần như: Phần đọc hiểu sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt, phần này đòi hỏi thí sinh phát hiện những sai sót về lỗi chính tả, ngữ pháp, chấm câu, lỗi câu, cách dùng từ, logic... từ một đoạn văn có nhiều sai sót cho trước.
Cũng có thể ra đề theo cách yêu cầu học sinh tóm tắt 1 đoạn văn liên quan đến các môn đã học ở THPT: Văn học, Sử, Địa, Khoa học tự nhiên... Hoặc có thể, yêu cầu thí sinh chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn thơ/văn cho sẵn.
Ngoài ra, đề Ngữ văn còn có phần kiểm tra năng lực thí sinh bằng câu hỏi viết nghị luận xã hội, câu hỏi này yêu cầu thí sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức về Văn học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức... vào câu trả lời, đồng thời vận dụng tổng hợp giữa kể, tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.
Như vậy, theo ông Thống, với tình huống giả định như trên, người viết không thể kể lung tung mà phải nêu được những địa danh lịch sử quan trọng và có ý nghĩa cả xưa và nay...
Theo ông Thống, việc ra đề thi môn Văn có câu nghị luận xã hội sẽ đánh giá được kiến thức tổng hợp của học sinh
"Việc ra đề Ngữ văn như thế không chỉ kiểm tra riêng kiến thức văn học, mà còn cả các kiến thức về lịch sử, địa lý, giáo dục đạo đức và công dân... của học sinh. Kiểm tra như thế là đổi mới đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, học sinh sẽ vận dụng kiến thức tổng hợp vào bài viết" - ông Thống chia sẻ.
Ngoài ra, theo ông Thống, với đề văn trên, học sinh không cần phải chép lại đề, bài làm mà trả lời thẳng vào từng câu hỏi, học sinh hoàn toàn tự xác định những nội dung cụ thể theo cách hiểu của mình. Kể cả, trường hợp học sinh mang tài liệu vào phòng thi cũng không quay cóp được gì, người coi thi không vất vả khám hay bắt tài liệu các em...
Ông Thống đề xuất: "Phương hướng những năm tiếp theo chúng ta sẽ đổi mới đề thi môn Ngữ văn theo hướng kiểm tra toàn diện, bước đầu vận dụng cách đánh giá theo năng lực học sinh. Từ đó, chúng ta sẽ tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Tổ chức một kỳ thi quốc gia, làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học..."
Ngoài ra, do yêu cầu phân hóa cao hướng tới tuyển sinh đại học, đề thi còn yêu cầu vận dụng sáng tạo những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng văn học để thực hành, phân tích, đánh giá, bình luận, phản bác một vấn đề văn học, một văn bản, trích đoạn chưa được học trong sách giáo khoa. Từ đó, các trường đại học, cao đẳng căn cứ vào điểm từng câu để xét tuyển sinh vào trường...
Theo ông Thống, chúng ta sẽ đánh giá, kiểm tra được năng lực của thí sinh qua cách ra đề Ngữ văn kiểu này: "Đây là đề xuất của cá nhân tôi để trao đổi. Còn Bộ vẫn tiếp tục lấy ý kiến giáo viên, học sinh để tham khảo và lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà nghiên cứu về đổi mới hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014..."
Theo VNE
Tốt nghiệp THPT 2014: Hoang mang với đổi mới đề và đáp án môn văn Ngày 10.4, Bộ GDĐT đã công bố những đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn ở trường phổ thông. Ngay sau công bố này, nhiều địa phương bày tỏ băn khoăn về việc thực hiện. Cụ thể, môn ngữ văn sẽ có hai phần: Đọc hiểu và kiểm tra năng lực viết. Phần đọc hiểu sẽ kiểm...