Phương pháp chữa bệnh thủy đậu tại nhà nhanh khỏi nhất
Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thủy đậu gây nên. Khi cơ thể bị khó chịu, sốt nhẹ, mệt mỏi và cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt hồng, sau 24 – 48 giờ phồng rộp thành mụn nước đó là triệu chứng ban đầu của bệnh thủy đậu.
Các phương pháp chữa bệnh thủy đậu tại nhà nhanh khỏi nhất. Ảnh Internet
Bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khó lường. Do vậy người bệnh hãy lưu ý cách chữa thủy đậu dân gian tự nhiên tại nhà vừa an toàn mà lại hiệu quả.
Các phương pháp chữa thủy đậu tại nhà:
Mật ong chứa nhiều chất chống vi khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong điều trị thủy đậu. Nó cũng là một thành phần rất phổ biến cho mọi hộ gia đình, vì vậy bạn có thể không gặp khó khăn khi tìm mật ong. Mật ong sẽ làm giảm ngứa do thủy đậu và loại bỏ mụn nước cùng một lúc.
Lá kinh giới được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đánh giá cao về tác dụng kháng viêm, khử khuẩn. Với khả năng chống dị ứng, lá kinh giới còn giúp giảm các chất gây ngứa ở tổn thương, mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
Với đặc tính chống viêm, muối Epsom là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất cho bệnh thủy đậu. Lượng magie và sulfat có trong muối Epsom rất hữu ích để hỗ trợ bạn trong việc khắc phục tình trạng ngứa và kích ứng do thủy đậu gây ra.
Tinh dầu oải hương giúp bệnh nhân thủy đậu giảm ngứa, ngừa lây lan mụn nước, mang lại cảm giác thư thái, cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ cho làn da.
Bột yến mạch là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất. Nó sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng kích thích gây ra bởi bệnh thủy đậu một cách hiệu quả.
Tránh ánh nắng mặt trời
Video đang HOT
Bệnh nhân thủy đậu nên được cách ly ở trong phòng rộng rãi, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời sẽ làm mụn đậu nhiều hơn.
Giấm
Axit axetic của giấm có thể ngăn chặn sự phát triển của virus và loại bỏ nó nhanh chóng. Bên cạnh đó, nó sẽ loại bỏ các mụn nước và ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết sẹo sau khi điều trị thủy đậu.
Dầu vitamin E
Dầu vitamin E sẽ giúp các mụn nước thủy đậu nhanh chóng biến mất. Dùng dầu vitamin E chà xát khắp cơ thể để hấp thụ và da tốt hơn. Những cách chữa thủy đậu dân gian kể trên chỉ cho hiệu quả nếu phù hợp cơ địa. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp đỡ cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.
Phòng tránh hiệu quả 5 bệnh mùa hè
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay Việt Nam có nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kì.
TS. BS Thái Thiên Nam - Phòng khám chuyên khoa nhi Nhi Tâm (Hà Nội) cho biết, thời tiết càng nóng càng làm cho con người luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng nên dễ bị mắc các bệnh. Chính vì thế, nắm được cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các bệnh ngày hè là một việc cấp thiết để có một thể trạng tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.
TS. BS Thái Thiên Nam
Việc duy trì thể trạng khỏe mạnh của bản thân là trọng tâm của việc chăm sóc sức khỏe. Sau đây là các việc mà bạn nên làm, đặc biệt trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp - Bác sĩ Thái Thiên Nam khẳng định.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng ngừa:
-Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; Can thiệp kịp thời khi có người bị tiêu chảy cấp.
Bệnh viêm đường hô hấp trên
Do nắng nóng nên cả người lớn hay trẻ nhỏ đều phải sử dụng quạt hoặc điều hòa cả ngày. Tuy nhiên sử dụng không đúng cách như để quạt thổi thốc vào đầu, cổ, ngực hoặc sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp mà quên không điều chỉnh nhiệt độ khi ngủ, nghỉ dễ dẫn đến bị viêm họng, viêm mũi...
Do sốc nhiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa việc sử dụng điều hòa ở trong phòng, trong xe ô tô... với nhiệt độ ngoài trời... rất dễ gây viêm đường hô hấp trên.
Do nóng trong người mà người lớn hay trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng nước lạnh, nước đá... vòm họng dễ bị sung huyết, viêm, phù nề dẫn tới virus có thể xâm nhập sâu vào bên trong gây bệnh.
Cách phòng ngừa:
- Sử dụng các thiết bị chống nóng một cách hợp lý như điều hòa nên để ở nhiệt độ thích hợp (25-27 độ) và tăng dần nhiệt độ nếu trong phòng có trẻ em lên 28-29 độ. Điều chỉnh lượng gió ở quạt từ mức độ mạnh đến mức độ trung bình, không để gió quạt thổi thốc vào mặt, đầu, ngực.
- Hạn chế uống nước đá, nên uống nước mát, uống nước từ từ từng ngụm giúp da dễ hấp thu nước, ẩm da thay vì uống cả cốc nước 1 lúc.
Say nắng, say nóng
Say nắng, say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh.
Cách phòng ngừa:
- Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc môi trường nóng bức, hoặc hoạt động thể lực quá sức.
- Uống nước đầy đủ khi trời nắng nóng hoặc lao động nặng.
- Luôn trang bị thiết bị bảo hộ lao động như mũ, nón, quần áo bảo hộ lao động.
- Làm thoáng môi trường làm việc, đặc biệt là hầm lò.
Thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter (gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vảy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Cách phòng ngừa:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
Bệnh da liễu
Ở trẻ em, do thời tiết nắng nóng và trẻ hay chạy nhảy nô đùa, chưa biết cách tự vệ sinh cá nhân khiến trẻ bị các bệnh rôm sảy, viêm nang lông... nhiều trẻ bị hăm lở vùng bẹn, bìu, kèm nhiều mụn ở mông do đóng bỉm dẫn đến da bị nhiễm trùng.
Viêm da dị ứng, nấm da là những bệnh da liễu thường gặp
Ở người lớn, mụn trứng cá, viêm da dị ứng, nấm da là những bệnh da liễu thường gặp nhất. Đặc biệt, khi nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, nếu không biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh về da liễu, nhất là các vùng kín của cơ thể. Thậm chí bệnh nhân gãi nhiều và vệ sinh kém có thể bị nhiễm trùng da.
Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời có thể gây ra tình trạng bỏng nắng, đỏ da, sạm da thậm chí ung thư da.
Cách phòng ngừa:
- Để bảo vệ da vào mùa nóng, người dân nên chủ động vệ sinh chăn màn, giường chiếu, quần áo và các vật dụng khác trong gia đình sạch sẽ, khô thoáng.
- Những người có cơ địa tiết nhiều mồ hôi nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải thấm hút mồ hôi. Hạn chế ra đường vào các giờ cao điểm từ 9-16 giờ. Ngoài ra nên dùng kem chống nắng, uống nhiều nước.
- Trẻ nhỏ khi đi bơi tại các bể bơi công cộng, sông, suối về cần tắm lại bằng nước sạch, quần áo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ - TS. BS Thái Thiên Nam chia sẻ.
Làm sao để da đẹp lại sau bệnh thủy đậu? Bạn đọc Nguyễn Thị Thùy (thuynguyenthuy...@gmail.com) hỏi: Con gái tôi vừa mới trải qua đợt bệnh thủy đậu kéo dài cả tuần, bị nổi đầy bóng nước trên mặt và 2 tay. Tôi sợ con sẽ bị sẹo suốt đời. Có cách nào khắc phục không, thưa bác sĩ? Ảnh minh họa Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc...