Phương án tuyển sinh của trường nghệ thuật, năng khiếu
Do đặc thù ngành đào tạo, các trường Mỹ thuật Công nghiệp, Mỹ thuật Việt Nam, Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tuyển sinh ít, tiếp tục tổ chức thi năng khiếu.
Ảnh minh họa
Theo đề án tuyển sinh 2021 của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp , trường tuyển 419 sinh viên cho 7 ngành, trong đó Thiết kế đồ họa lấy nhiều nhất – 140, kế đó là Thiết kế nội thất 118. Các ngành còn lại tuyển 10-66 sinh viên.
Chỉ tiêu cụ thể của 7 ngành:
Trường không xét tuyển thẳng mà kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Thí sinh được chọn sử dụng điểm trung bình 5 kỳ (trừ kỳ II lớp 12) của môn Văn hoặc Toán theo một trong hai tổ hợp. Ngoài ra, các em bắt buộc thi thêm hai môn năng khiếu là Bố cục màu (NK1) và Hình họa (NK2). Đại học Mỹ thuật Công nghiệp chấp nhận hai tổ hợp là H00 (Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2) và H07 (Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2).
Thí sinh đạt tối thiểu 5 điểm với mỗi môn năng khiếu. Nếu bằng điểm, trường sẽ ưu tiên người có tổng điểm hai môn năng khiếu cao hơn, sau đó tiếp tục ưu điểm điểm môn Hình họa.
Video đang HOT
Năm ngoái, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp lấy điểm chuẩn 17,75-21,46, thiết kế đồ họa cao nhất, cũng là ngành duy nhất trên 20 điểm, Điêu khắc thấp nhất. Các ngành còn lại chủ yếu lấy 18-19 điểm.
Đại học Mỹ thuật Việt Nam tuyển 130 sinh viên cho 5 ngành gồm: Hội họa, Đồ họa, Thiết kế đồ họa, Điêu khắc và Sư phạm mỹ thuật. Trường tổ chức thi năng khiếu kết hợp với xét tuyển điểm Ngữ văn.
Điểm Ngữ văn là trung bình môn Văn trong ba năm THPT, không nhân hệ số. Thí sinh phải đạt tối thiểu 5, riêng những em dự thi Sư phạm mỹ thuật phải từ 6,5 trở lên. Ngoài ra, trường sẽ tổ chức thi năng khiếu trong bốn ngày 12-16/7 với các môn: Bố cục, Phù điêu, Hình họa, Tượng tròn, Trang trí, Bố cục.
Năm nay, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tuyển sinh bằng hai phương thức. Nếu lựa chọnthi kết hợp xét tuyển, thí sinh trải qua bài kiểm tra Cơ sở (chuyên môn chính) và Cơ bản (kiến thức âm nhạc tổng hợp), kết hợp điểm môn Văn để tạo thành tổ hợp ba môn. Điểm Văn được lấy từ một trong các kết quả: điểm trung bình trong ba năm THPT hoặc trung cấp, điểm thi tốt nghiệp THPT, tối thiểu 5.
Ngoài ra, trường còn áp dụng phương thức khác là xét tuyển, áp dụng với thí sinh tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, đã tốt nghiệp THPT. Theo đó, thí sinh muốn vào ngành Piano phải có điểm chuyên ngành từ 9,5 trở lên, các ngành còn lại 9. Điểm tốt nghiệp các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc cơ bản gồm Lý thuyết âm nhạc, Hòa âm, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký xướng âm, Piano cơ bản tối thiểu 7.
Trường tuyển 150 sinh viên tại 8 ngành, bằng với năm ngoái. Chỉ tiêu cụ thể như sau:
Trường sẽ nhận hồ sơ từ 10/5 đến hết 20/6, dự kiến tuyển sinh trong hai ngày 12-13/7.
Chạy theo ngành nghề hot, sinh viên hoang mang sau 1 học kỳ
Nhiều sinh viên may mắn được học ngôi trường mình yêu thích và tận hưởng quãng thời gian đại học thì cũng không ít em lập tức muốn chuyển trường vì hoang mang về lựa chọn của bản thân, chỉ sau 1 học kỳ.
Hầu hết học sinh cuối cấp THPT đều có thời gian khủng hoảng về vấn đề chọn lựa ngành học. Tỷ lệ học sinh cuối cấp không thể xác định được ngành nghề bản thân muốn theo học chiếm phần trăm cao trong tổng số thí sinh tham gia vào kỳ thi THPTQG.
Thay vì tìm kiếm ngành nghề mình thực sự hứng thú, các học sinh thường quyết định điền nguyện vọng theo tư vấn của gia đình hoặc tạm thời theo học những ngành nghề hot như Logistic, Công nghệ thông tin, nhóm ngành Ngôn ngữ, Thiết kế đồ họa... Không ít các sinh viên đã phải gánh lấy hậu quả từ sự lựa chọn tùy hứng này.
Không khí sôi động trong một ngày hội tuyển sinh tại Hà Nội.
Lê Thị Khánh Hòa (19 tuổi, sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Anh chất lượng cao, Học viện Ngoại giao) chia sẻ: "Em học khá tốt môn tiếng Anh, nên khi được hỏi về mong muốn thi ngành gì, em chỉ tới những ngành liên quan đến tiếng Anh.
Khi tìm hiểu về Học viện Ngoại giao, em không hiểu gì về bất cứ ngành nghề nào trường đào tạo, chỉ thấy ngôn ngữ Anh cũng là ngành khá hot thời điểm đó, tiếng Anh cũng rất được ưa chuộng ở Việt Nam nên quyết định chọn ngành này.
Em đỗ vào trường qua hình thức xét tuyển kết hợp. Lúc đầu em cảm thấy khá hứng thú, nhưng sau một thời gian học thì em bắt đầu cảm thấy mất định hướng, vì ngành em đang học không xác định một ngành nghề nào cụ thể mà bao hàm rất nhiều lĩnh vực. Hiện tại em đang cảm thấy chán nản với tất cả môn học ở trường".
Đây là thời điểm các sĩ tử 12 tập trung cao độ cho việc thi thử đánh giá năng lực trước khi chọn ngành.
Không những cảm thấy mông lung về nghề nghiệp tương lai, nhiều sinh viên còn "phũ phàng" khi hối hận với lựa chọn ban đầu của mình. Nhiều sinh viên đã quyết định bảo lưu kết quả học tập hiện tại và dành thời gian ôn tập kiến thức cũ để thi lại, thử sức với lĩnh vực khác mà bản thân cảm thấy hứng thú hơn.
Chung tâm trạng, Nguyễn Hương Huyền (19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia) cho biết: "Sau hơn 1 kỳ học ở Arena, em cảm thấy thực sự hối hận, thiết kế đồ họa không hợp với em. Em stress mỗi khi phải nghĩ ý tưởng cho những bài tập trên lớp. Những phần mềm thiết kế và chỉnh sửa rất phức tạp, mỗi lần làm bài tập, em phải tốn rất nhiều thời gian, thậm chí cả ngày không làm gì ngoài ngồi trước máy tính.
Trước kia em chọn trường này vì điềm đầu vào không cao, thiết kế đồ họa cũng là một ngành nghề luôn cần thêm nhân lực nên em nghĩ sau này ra trường sẽ dễ kiếm việc làm. Em có dự định năm nay sẽ thi lại đại học và chuyển sang tìm hiểu các ngành liên quan đến marketing hoặc kinh tế. Em đã tạm dừng việc học tập tại Arena, bảo lưu kết quả học tập để có thêm thời gian ôn thi".
Các ngành học mơi đang thu hút sĩ tử đăng ký tham gia.
Tình trạng học sinh đua nhau chạy theo những ngành nghề đang nổi luôn được đề cập tới mỗi khi kỳ thi tuyển sinh đại học gần kề. Thầy Vũ Thành Trung (giáo viên chủ nhiệm lớp 11 chuyên Địa lý, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) cho rằng, hầu hết các em lớn lên trong sự bao bọc quá cẩn thận của gia đình, dẫn tới không thể tự định hướng cho bản thân, có thói quen dựa dẫm vào bố mẹ. Phụ huynh thường sẽ khuyên con theo học những ngành nghề đang nổi và có cơ hội việc làm cao. Các em do không xác định được sở thích của bản thân nên cũng dễ dàng nghe theo.
"Tôi không hy vọng học sinh đồng loạt chạy theo các ngành nghề hot, vì điều đó chỉ là nhất thời, bất cứ ngành nghề nào cũng chỉ được ưa chuộng trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không định hướng được ngành học phù hợp với năng lực của bản thân, các em sẽ nhanh chóng chán nản, kết quả học tập không tốt, mà tương lai sau này cũng mù mờ. Tôi vẫn luôn cho rằng vấn đề này cần phải được giải quyết, bắt đầu từ tư tưởng của các em", thầy Trung chia sẻ.
Việc chọn ngành nghề theo cảm tính không chỉ gây mất hứng thú trong quá trình học tập mà còn lãng phí chi phí, thời gian học tập, khó cạnh tranh cơ hội việc làm. Do đó, các sĩ tử cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn ngành nghề học. Đặc biệt, cần cân nhắc năng khiếu, năng lực của bản thân thay vì nghe theo tâm lý đám đông.
Hơn 700 sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II có việc làm ngay khi tốt nghiệp Ngay trong buổi Lễ Tốt nghiệp ngày 24/4, hơn 700 em sinh viên của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) được các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đến tuyển dụng trực tiếp với nhiều vị trí việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Quang cảnh Lễ Tốt nghiệp và trao bằng tốt nghiệp danh hiệu kỹ...