Phục hồi di chứng tai biến mạch máu não
Một nghiên cứu thành công về phục hồi di chứng cho người bị tai biến mạch máu não của bác sĩ Trần Văn Thuấn (Trưởng khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Xanh Pon).
Bác sĩ Trần Văn Thuấn.
Việc hằng ngày phải chứng kiến nỗi đau của các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cùng với gánh nặng lo lắng của người nhà bệnh nhân đã khiến bác sĩ Trần Văn Thuấn đã không ngừng nghiên cứu thành công đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thông mạch sơ lạc hoàn gia giảm kết hợp với điện châm”.
Sinh ra ở Hà Nam, chàng trai Trần Văn Thuấn (SN 1960) luôn ước làm bác sĩ “chữa bệnh cứu người bằng phương pháp đông y”. Sau khi tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội, anh về làm tại Bệnh viện Y học cổ truyền HN, đến năm 2004 thì chuyển về khoa Đông y – Bệnh viện Xanh Pon. Tại đây, được tiếp xúc với các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp, đối diện với những thể xác vô hồn, những khối thịt bất động, đã là nguyên nhân giúp anh đi sâu nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp chữa trị mới trong ngành đông y.
Trước đây, Trần Văn Thuấn đã được biết đến với phương pháp “Dùng điện châm luồn kim dưới da” – sáng kiến đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi “Kỹ thuật tuổi trẻ sáng tạo khu vực phía bắc lần thứ 23″ – là phương pháp phục hồi dây liệt mặt, nhằm lấy lại cảm giác của dây thần kinh trên mặt của bệnh nhân sau tai biến, đã được ứng dụng tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Cùng với phương pháp “điện châm điều trị rối loạn cơ năng về bí đái”, anh đã góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả điều trị trong ngành đông y.
Vừa qua, bác sĩ Trần Văn Thuấn đã được UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen “Sáng kiến, sáng tạo thủ đô” năm 2012 với sáng kiến “đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thông mạch sơ lạc hoàn gia giảm kết hợp với điện châm”. Chia sẻ về sáng kiến của mình, anh cho biết: “Ý tưởng này tôi đã ấp ủ từ khi tôi nhận thức được hậu quả của căn bệnh tai biến mạch máu não là vô cùng nghiệt ngã”.
Cũng theo bác sĩ Thuấn, trong thời gian nghiên cứu cũng có không ít khó khăn tưởng chừng khó thể vượt qua. Đó là khó khăn về nguồn bệnh nhân, về kinh phí, về quá trình phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị liên quan hay như khoảng cách giữa đông y và tây y….
Sáng kiến về việc phục hồi di chứng tai biến mạch máu não của bác sĩ Thuấn đã được Sở Y tế HN chuyển giao cho hai bệnh viện: Y học cổ truyền HN và Y học cổ truyền Hà Đông. Hiện tại ở khoa Đông y của Bệnh viện Xanh Pon, hầu hết các bệnh nhân sau tai biến mạch máu não đều được chữa trị bằng phương pháp này, bước đầu có khả năng thông mạch máu não, mang lại những tiến triển nhất định.
Theo laodong
"Bố mất rồi là như nào hả mẹ ?!"
Bố đột ngột qua đời vì tai biến mạch máu não để lại hai con nhỏ mồ côi bên người vợ ốm yếu với hoàn cảnh nghèo khổ không nơi nương tựa
Sau ngày khai giảng năm học mới, chúng tôi mới có dịp ghé thăm nhà chị Nga ở xóm 4, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), theo thư cầu cứu của một bạn đọc khẩn thiết gửi đến nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ thông qua Báo Dân trí.
Căn nhà nhỏ xiêu vẹo nằm ở rìa làng, bốn phía vách che bằng lá cọ, phên nứa và Pờ-rô-xi-măng. Trong nhà trống hoang trống hoắc vì không có đồ đạc gì. Bàn thờ anh Đinh Hồng Dũng nghi ngút khói hương. Anh vừa mất chưa được 50 ngày. Bà nội Nguyễn Thị Lân (65 tuổi), bệnh binh 61% ôm đứa cháu dại, hai hàng nước mắt chảy dài khi nhắc đến hoàn cảnh con trai bà vừa qua đời.
Video đang HOT
Ba mẹ con chị Nga thẫn thờ trước bàn thờ bố
Anh Dũng đột ngột ra đi vì tai biến não do vết thương tái phát. Cuộc đời 37 tuổi trên dương thế của anh đầy những tai ương, bất hạnh. Đi bộ đội về, muốn thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn, anh vào miền Nam làm công nhân. Chưa được bao lâu thì anh bị tai nạn lao động, chấn thương sọ não nặng, được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy tạm ổn, rồi sau đó trở về quê. Hoàn cảnh gia đình không có tiền để tái khám và điều trị theo hẹn của bác sĩ nên anh đành để vậy mặc cho số phận định đoạt.
Năm 2006 anh kết hôn cùng chị Trịnh Thị Nga (SN 1983), quê ở xã Đức Châu rồi có với nhau 2 mặt con: cháu lớn Đinh Thị Tú Anh (SN 2008), cháu bé Đinh Trịnh Minh Quân (SN 2010). Hoàn cảnh kinh tế anh chị hết sức khó khăn vì anh đau yếu, chỉ làm giúp chị được một số việc nhẹ. Chị cũng bệnh tật liên miên. Chị Nga bị bệnh viêm túi mật, u nang buồng trứng đã trải qua 2 lần phẫu thuật. Làm nông vốn thu nhập rất thấp, được đồng nào lo chạy chữa bệnh tật nên gia cảnh anh chị luôn túng thiếu, mấy năm liền thuộc diện hộ nghèo. Dù sức khỏe yếu, anh Dũng cũng cố gắng tham gia hoạt động đoàn thể thôn xóm.
Hai năm trước, anh chị được địa phương tạo điều kiện làm thủ tục vay ưu đãi 7 triệu đồng mua một con bê về nuôi làm vốn. Nhưng họa vô đơn chí, sau khi anh Dũng mất thì con bò béo mộng cũng đổ bệnh theo, chạy chữa mãi không được, chị Nga đành gạt nước mắt bán tống bán tháo được 3 triệu đồng. Nay khoản nợ vay vẫn còn đó, cộng thêm các khoản nợ chạy chữa bệnh cho chồng và nuôi 2 con lên đến hàng chục triệu đồng- khoản tiền quá lớn đối với một gia đình ở vùng quê nghèo. Đã thế mấy năm trước, khi anh bị tai nạn, bố mẹ anh vay 50 triệu đưa anh về chạy chữa, nay hai ông bà cũng nghèo xơ nghèo xác nên món nợ đó vẫn còn chưa thể trả hết.
Suy sụp trước nỗi đau quá lớn, khi chúng tôi đến, chị Nga gắng gượng bồng con thắp nén hương cho chồng, cặp mắt đỏ hoe. Bé Tú Anh mếu máo trước bàn thờ bố. Đã 3 tuổi rưỡi nhưng bé chỉ nặng 12kg, xanh xao trong bộ quần áo nhàu nhĩ. Bé bị viêm họng, ho liên miên không dứt, phải tiêm thuốc thường xuyên, ăn uống rất yếu. Hỏi về bố, cháu chỉ khóc, nét mặt buồn rười rượi.
Bà nội đau xót nhìn các cháu nhỏ sớm chịu cảnh mồ côi bố
Bà nội của hai cháu than vãn cho biết: "Con trai tui lên cơn đau rồi mất tại viện, không kịp trăn trối lại điều gì, hai cháu không được gặp cha trong phút lâm chung. Còn cháu Minh Quân, nhớ bố trước mỗi bữa cơm chỉ biết bưng bát nước lại đặt trước bàn thờ mời bố. Nó cứ hỏi mẹ sao bố đi mãi không về chơi với con, thế là tôi cứ chảy hết cả nước mắt, đau xót cả trong tim".
Chị Nga nay một tay vợ nó nuôi hai con dại, sức khỏe suy kiệt, thu nhập quanh năm chỉ trông vào 6 sào ruộng khoán. Với sức khỏe như hiện nay thì thực sự không thể đảm đương được ngần ấy công việc. "Có lẽ phải tính nước trả lại bớt ruộng, cho dù biết sẽ lâm vào cảnh đói ăn. Trong nhà các cháu giờ chỉ còn khoảng chừng 3 bao thóc, không biết lương thực cầm cự được bao lâu nữa. Bố mẹ anh em hai bên đều nghèo cả nên khó cậy nhờ được ai trong lúc hoạn nạn", bà Lân than thở.
Chúng tôi được biết, hiện nay cháu Tú Anh đã nhập học lớp 4 tuổi, nhưng thiếu thốn đủ thứ. Chị Nga chưa biết trông vào đâu để xoay xở cho con tiền học, tiền ăn, ngay cả bộ quần áo tươm tất một chút để bé đỡ tủi thân với bạn cũng là một bài toán khó. Bé Minh Quân cũng đã phải nhập học lớp 3 tuổi, khó khăn càng chồng chất. Bữa ăn cho bé cũng không đủ chất, nói gì đến ly sữa uống. Bữa cơm đạm bạc hằng ngày người mẹ yếu lại phải nhường nhịn chút thức ăn ít ỏi cho con, nên sức chị càng yếu hơn.
Bà con ở đây cho biết: "Nhiều đêm liền chị Nga không ngủ, xót thương chồng con nên hai hàng nước mắt cứ lưu ly khi người quen đến thăm hỏi. Không biết rồi đây người mẹ nghèo có hoàn cảnh đáng thương này có đảm đương nổi việc ăn học của hai đứa trẻ không khi sức khoẻ trong người chị ngày một ốm yếu hơn".
Rời gia đình, chị Nga nói trong nước mắt: "Tôi chỉ mong sao có sức khỏe, dù khó đến mấy cũng phải cố gắng lo cho 2 con ăn học, nếu để con cái thất học thì tội lắm". Ước nguyện nhỏ bé, bình dị của người mẹ nghèo làm nhói lòng chúng tôi trong phút chia tay.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 753: Chị Trịnh Thị Nga, xóm 4, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Hy vọng phục hồi của cô giáo Xuân tắt lịm "Tổn thương não quá lâu. Không thể làm gì hơn, trễ quá rồi. Không thể khôi phục những gì đã mất trong não của bệnh nhân". Sau những hồi hộp và hy vọng, cả gia đình cô giáo Xuân sụp đổ khi nghe kết luận của bác sĩ Hoa Kỳ về bệnh tình của chị. Hoa hậu Thu Thảo ân cần bên cô...