Phú Quốc chỉ đạo các trường lên kế hoạch dạy bù cho những ngày nghỉ tết sớm
Do nghỉ tết sớm nên các trường ở TP.Phú Quốc (Kiên Giang) phải dạy bù nhằm đảm bảo thời gian thực hiện kết thúc học kỳ 2 và kết thúc năm học 2020-2021.
Sau những ngày nghỉ tết, học sinh ở Phú Quốc trở lại trường đều được đo thân nhiệt nhằm phòng chống dịch Covid-19 – ẢNH: HOÀNG TRUNG
Ngày 20.2, một số trường ở TP.Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết vừa nhận được công văn chỉ đạo của Phòng GD-ĐT về việc lên kế hoạch dạy bù do nghỉ học sớm hơn so với thông báo nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu của Sở GD-ĐT Kiên Giang.
Theo đó, Phòng GD-ĐT TP.Phú Quốc đề nghị các trường phổ thông trực thuộc xây dựng kế hoạch dạy bù do nghỉ sớm hơn 4 ngày so với thông báo nghỉ Tết Nguyên đán của Sở GD-ĐT Kiên Giang nhằm đảm bảo thời gian thực hiện kết thúc học kỳ 2 và kết thúc năm học 2020-2021 các cấp học theo Quyết định 1938/QĐ-UBND ngày 18.8.2020 của UBND tỉnh Kiên Giang.
Đối với cấp học mầm non, yêu cầu các cơ sở rà soát kế hoạch giáo dục năm học (mục tiêu học kỳ 2) đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết phù hợp với thời gian còn lại của năm học, hướng dẫn giáo viên chủ động linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ tại nhóm, lớp, giúp trẻ đạt mục tiêu, kết quả mong đợi và kết túc học kỳ 2 vào ngày 21.5.2021.
Phòng GD-ĐT TP.Phú Quốc cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra quá trình triển khai thực hiện đảm bảo tính liên tục về nội dung và tiến độ thực hiện kế hoạch dạy học từng môn học của từng khối lớp ở các cấp học nhằm đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ 2 theo đúng quy định.
Video đang HOT
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 2.2 vừa qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Sở GD-ĐT Kiên Giang đã cho học sinh tỉnh này nghỉ tết sớm hơn 4 ngày so với kế hoạch (học sinh nghỉ tết từ 3.2 đến hết 16.2, kế hoạch là từ ngày 8.2 đến hết 16.2).
Theo thực tế của các trường THCS ở Phú Quốc, học sinh học xuyên suốt từ thứ hai đến thứ bảy. Vì vậy, để thực hiện việc dạy bù, học sinh phải học thêm vào 4 ngày chủ nhật.
Trường vùng cao mùa rét lên kế hoạch dạy bù khi học sinh tạm nghỉ
Để giữ sức khỏe cho học sinh (HS) cũng như quá trình dạy học không bị gián đoạn, nhiều trường đã chủ động lên phương án dạy học linh hoạt, có kế hoạch dạy bù nếu HS tạm nghỉ.
HS Trường PTDTBT THCS Sủng Trái xã Sủng Trái (huyện Đồng Văn - Hà Giang) học tại phòng. Ảnh: NTCC
Chống rét hiệu quả - Tỉ lệ chuyên cần cao
Cô Trịnh Thị Én - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sa Pa (huyện Sa Pa - Lào Cai) cho biết: HS đã trải qua đợt lạnh sâu thứ 2 của mùa đông năm nay. Nhiệt độ có ngày xuống thấp dưới 4 độ. Thế nhưng 530 HS toàn trường từ 2-5 tuổi vẫn đi học tương đối đầy đủ, tỉ lệ chuyên cần đạt 98%.
Theo cô Én, nguyên nhân quan trọng khiến HS không nghỉ học dù giá rét bởi cơ sở vật chất trường lớp tốt, trong mỗi lớp học có đầy đủ phòng chức năng (phòng học, phòng ngủ, vệ sinh, hát nhạc, góc hoạt động...). Vì vậy, HS không cần ra ngoài trời vẫn được học và vận động đầy đủ. Các phòng học đóng kín cửa vừa không có gió lùa mà vẫn đầy đủ ánh sáng, nhà trường còn đặt 2 máy sưởi nhiệt để HS không bị rét.
"Nhà trường vẫn đón trẻ tới trường để bố mẹ các cháu không bị ảnh hưởng công việc. Mặt khác, với cơ sở vật chất tốt, tới lớp còn ấm hơn ở nhà nên các gia đình, bố mẹ tin tưởng vào sự chăm sóc của nhà trường, cô giáo khi gửi trẻ tới trường", cô Én cho hay.
Thầy Nguyễn Tiến Công - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Huyện Bắc Hà - Lào Cai) chia sẻ: Ngoài tăng cường chăn, đệm ấm, áo rét cho HS, nhà trường đặc biệt chú trọng "giữ nhiệt" cho từng bữa cơm HS bán trú. Cơm nấu xong sẽ được chia vào các thùng giữ nhiệt. Thức ăn và canh đến khi HS ngồi vào bàn nhà bếp mới chia. Những bữa cơm ấm nóng, đủ chất dinh dưỡng góp phần bảo đảm và tăng cường sức khỏe HS, không có HS ốm đau tại trường do bị lạnh. Tỉ lệ chuyên cần HS trên lớp đạt 98-99%.
"Từ đầu mùa rét, thời tiết có lúc xuống 6 độ nhưng nhà trường đã chủ động và làm tốt công tác phòng chống rét nên chưa phải cho HS nghỉ học. Gia đình và phụ huynh cũng tin tưởng khi con bán trú tại trường...", thầy Công bày tỏ.
Linh hoạt kế hoạch dạy học
Theo cô Trịnh Thị Én, những ngày nhiệt độ xuống thấp, nhà trường điều chỉnh chương trình dạy học. Yêu cầu GV không tổ chức tiết học ngoài trời để giữ sức khỏe HS. Các hoạt động vận động ngoài trời, nội dung dạy học... đưa vào lớp GV cần triển khai theo hình thức phù hợp.
Thầy Dương Xuân Chính - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sa Pa (huyện Sa Pa - Lào Cai) trao đổi: Đợt rét đầu tiên nhà trường chưa phải cho HS nghỉ học buổi nào. Tỉ lệ chuyên cần vẫn duy trì ở mức 98%. Nhà trường yêu cầu GV tăng cường các hoạt động khởi động, bài học dưới dạng chơi trò vận động để làm tăng thân nhiệt HS. Mặt khác kết hợp sử dụng lò sưởi điện, nhắc nhở GV, phụ huynh mặc quần áo ấm cho con.
Trong đợt lạnh thứ 2, nhà trường đã cho HS nghỉ 1 buổi khi nhiệt độ buổi sáng báo dưới 4 độ C, đồng thời chỉ đạo GV dạy bù theo hình thức trực tuyến vào thứ 7 hoặc Chủ nhật.
Theo thầy Dương Xuân Chính, nếu HS phải nghỉ vì lạnh trong khoảng thời gian dài hơi (1 tuần), nhà trường đã sẵn sàng lên kế hoạch 2 phương án dạy học để bảo đảm chương trình.
Phương án 1 là dạy học trực tuyến. Trong dịch Covid-19, trên 90% HS học trực tuyến bởi phần lớn các em ở trung tâm thị xã, gia đình có điều kiện. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến sẽ triển khai vào buổi tối khi bố mẹ ở nhà để HS có điện thoại, đồng thời có thể hỗ trợ GV kèm cặp HS. Phương án 2: Sau khi thời tiết ấm lên, nhà trường sẽ dạy bù chương trình vào các tiết tăng cường (Cụ thể, lớp 1 có 25 tiết/tuần theo thông tư 32 mới. Nhưng dạy học 2buổi/ngày sẽ có 32 tiết. Vậy 7 tiết tăng cường sẽ được tận dụng để dạy bù chương trình HS đã nghỉ)...
Theo thầy Nguyễn Tiến Công - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà - Lào Cai), HS chưa phải nghỉ buổi học nào song mùa đồng còn dài và thời tiết sẽ có nhiều ngày rét đậm, rét hại. Trong trường hợp số ngày nghỉ rét của HS từ 2 - 3 tuần, nhà trường hoàn toàn có thể dạy bù đủ chương trình cho HS tới cuối tháng 5/2021.
Bà Đinh Thị Thoan - Chuyên viên Phòng GD&ĐT Bát Xát (huyện Bát Xát - Lào Cai) thông tin: Trên địa bàn huyện, nhiệt độ xuống sâu vào sáng sớm, tối và đêm, ban ngày nhiệt độ tăng lên, chính vì vậy hầu hết các trường điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp. Ban ngày GV và HS lên lớp dạy học bình thường, buổi tối thay vì HS lên phòng học chung, nhà trường cho mang sách về phòng ở tự học. Như vậy, HS không bị lạnh mà vẫn bảo đảm học tập trên lớp và ôn bài sau giờ học.
Ông Lê Trung Thành - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ (Hà Giang) cũng cho biết: Phòng đã để "mở" cho hiệu trưởng quyền quyết định đề xuất HS nghỉ học toàn trường hay theo từng khu vực, từng điểm trường cho phù hợp với mức độ ảnh hưởng của thời tiết và điều kiện về cơ sở vật của nhà trường. Đồng thời có phương án bố trí học bù để thực hiện kế hoạch thời gian năm học. Tuy nhiên, nghiêm cấm các trường dạy dồn tiết hoặc cắt xén chương trình. Có kế hoạch thay đổi thời gian học tập mùa đông cho phù hợp theo quy định.
Đối với những trường MN, TH, THCS hoặc điểm trường lẻ xa trung tâm, việc đến trường của HS trong ngày giá rét theo thời gian quy định gặp khó khăn, hiệu trưởng các trường được chủ động quyết định thời gian bắt đầu vào học muộn hơn nhưng vẫn phải đủ thời gian học theo đúng quy định chương trình của Bộ GD&ĐT.
Nếu HS phải nghỉ học vì lạnh trong thời gian không dài, các trường không quá khó khăn việc lên kế hoạch dạy bù. Bởi Sa Pa đang thực hiện 2buổi/ngày với HS tiểu học và THCS từ thứ 2 - 6. Sau thời gian nghỉ rét, GV có thể dạy bổ sung chương trình vào thứ 7 để đúng tiến độ. - Ông Đỗ VănTân - Trưởng phòng GD&ĐT Sa Pa, Lào Cai
Trường học sau lũ: Dạy bù nhưng không gây áp lực cho thầy và trò Thanh Chương là huyện bị ngập nặng nhất tỉnh Nghệ An trong đợt mưa lũ vừa qua. Sau lũ, chính quyền địa phương xác định ưu tiên nguồn lực cho các trường học khắc thiệt hại, sớm ổn định dạy và học trở lại. Trường Mầm non Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An dọn dẹp sau lũ Đảm bảo tiến độ chương...