Phụ nữ văn phòng dễ mắc bệnh ‘vùng kín’
Phụ nữ văn phòng chiếm đa phần mắc bệnh phụ khoa. Kết quả này khiến cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều ngạc nhiên bởi từ trước tới nay, nhân viên văn phòng luôn được coi là sạch sẽ.
“Ngày tắm hai lần, mỗi khi đi tiểu tiện xong đều vệ sinh nước sạch, nhưng không hiểu sao em liên tục bị nấm, viêm nhiễm chỗ kín, chẳng biết do nguồn nước hay em làm thế vẫn chưa sạch?”, Thanh Thúy, 25 tuổi, nhân viên kế toán một công ty kinh doanh đồ điện gia dụng, bày tỏ. Chồng cô kỹ sư cầu đường, tháng mới được về nhà một lần, nhưng nhiều khi lại đúng vào những ngày Thuý bị viêm nhiễm nên hầu như “chẳng làm ăn được gì”. Tương tự, chị Quỳnh Hoa, nhân viên thu của một chi nhánh bưu điện ở Hà Nội, không hề trễ nải chuyện vệ sinh, luôn dùng băng vệ sinh hằng ngày, thay rửa thường xuyên mỗi ngày 5-6 lần, nhưng bệnh viêm âm đạo vẫn hay tái phát.
Nhiều báo cáo y tế cho thấy, trái với suy nghĩ của nhiều người rằng chỉ phụ nữ nông thôn, những chị em không có điều kiện vệ sinh, sử dụng nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm thì mới bị bệnh phụ khoa, thực tế tỷ lệ mắc bệnh này ở thành thị, ở những người làm công việc có thể “ăn trắng mặc trơn” cũng không nhỏ.
Do ngồi nhiều, chị em làm văn phòng dễ bị bệnh phụ khoa. Ảnh: Corbis.
Một khảo sát trên 80.000 phụ nữ ở cả ba miền đất nước do Trung tâm Giải phẫu Bệnh – Tế bào Bệnh học, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy trên 70% số phụ nữ đi khám bị mắc các bệnh viêm đường sinh dục, trong đó sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là không đáng kể.
Theo thống kê của Trung tâm y khoa Hanoi Medicare (Hà Nội), trong số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa đến khám, phần lớn là nhân viên văn phòng. Trong đó, tỷ lệ viêm nhẹ chỉ chiếm gần 20%, còn viêm nặng là hơn 30%, viêm diện rộng chiếm tới hơn 50%. Kết quả này khiến cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều ngạc nhiên bởi từ trước tới nay, nhân viên văn phòng luôn được coi là sạch sẽ.
Giải thích về hiện tượng trên, tiến sĩ y khoa Hoàng Thị Dung, chủ tịch hội đồng quản trị của Hanoi Medicare, cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng thường mắc bệnh phụ khoa là làm việc lâu trong môi trường điều hòa. Khi bước ra ngoài, môi trường thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng lên, khiến quần áo bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi để cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, cách làm việc ngồi nhiều giờ đồng hồ trên ghế cũng khiến “cô bé” bị bí, nóng và ẩm ướt, dễ phát sinh bệnh.
Thói quen sạch sẽ thái quá của chị em cũng là một nguyên nhân. Chị Lan, làm ở một công ty tư vấn nhà đất tại Hà Nội, phàn nàn: “Cứ một vài tháng là em lại phải đi khám và đặt thuốc một lần, mặc dù em giữ vệ sinh ghê lắm, ngày nào cũng dùng dung dịch phụ nữ mấy lần, buổi tối khi tắm em thường dùng vòi xịt thẳng vào rửa”. Lan không biết rằng chính cách vệ sinh của mình khiến “cô bé” dễ “ốm” hơn. Theo tiến sĩ Dung, việc liên tục vệ sinh chỗ kín bằng dung dịch sát khuẩn hoặc dùng vòi sen thụt rửa sẽ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, gây bệnh.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, việc rửa âm đạo nhiều lần trong ngày nhưng lại không lau và thấm cho thật khô cũng khiến vùng kín luôn ẩm, nhất là khi người phụ nữ phải ngồi gần như suốt ngày làm việc. Nếu chị em lại dùng băng vệ sinh hằng ngày có thể “ủ nóng” cho vùng không được làm khô ráo sau khi rửa khiến vi khuẩn sinh sôi, nhất là nếu không thay băng thường xuyên.
Việc lau chỗ kín khi đi vệ sinh bằng loại giấy không đảm bảo chất lượng cũng là một yếu tố gây dị ứng, kích ứng và viêm nhiễm vùng kín. Mặt khác, nếu chị em không rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho “cô bé” thì chính họ có thể đã đưa mầm bệnh vào cơ quan sinh dục của mình.
Do đó, để tránh bệnh phụ khoa, chị em văn phòng không nên mặc quần chật, chọn chất liệu thoáng mát, tránh loại đồ lót chật, quần lọt khe hay làm bằng chất bí mồ hôi. Nên vệ sinh âm đạo bằng bàn tay sạch thực sự, sau đó thấm thật khô bằng khăn hoặc giấy đảm bảo vệ sinh. Tránh dùng dung dịch vệ sinh quá nhiều và không thụt rửa vào trong. Nếu bạn dùng băng vệ sinh hằng ngày để đối phó với tình trạng ra nhiều khí hư, nên thay thường xuyên.
Tiến sĩ Dung lưu ý, một nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ văn phòng bị bệnh phụ khoa nặng là họ không tin mình có bệnh này để đi khám sớm, bởi họ thường xuyên giữ vệ sinh tốt, có điều kiện sống tốt. Vì thế khi cầm kết quả chẩn đoán trong tay, không ít chị nghi ngờ, thắc mắc. Tốt nhất là khi có biểu hiện khác thường ở vùng kín, chị em nên đi khám ngay.
Theo Đoàn Nga
Baodatviet
Vì sao "vùng kín" khô hạn?
Khô "vùng kín" khiến chị em cảm thấy mất tự tin mỗi khi "gần gũi" chồng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và hạnh phúc đôi lứa. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Vùng kín khô hạn khiến chị em ngại gần chồng
Video đang HOT
Dấu hiệu
Khô hạn "vùng kín" ngoài biểu hiện âm đạo bị khô hạn còn đi kèm với những dấu hiệu như:
- Ngứa.
- Bỏng rát.
- Chảy máu nhẹ khi "giao ban".
- Đi tiểu thường xuyên.
Nguyên nhân
Theo các chuyên gia tình dục, thì có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng khô âm đạo. Việc điều trị chứng bệnh này phụ thuộc chính vào nguyên nhân gây bệnh. Các "thủ phạm" chính khiến âm đạo bị khô là do:
Sụt giảm hàm lượng estrogen
Dấu hiệu suy giảm hàm lượng estrogen là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng khô âm đạo. Estrogen là một loại hormon tồn tại trong cơ thể phụ nữ, nó giúp bảo vệ các mô tế bào tại âm đạo bằng cách luôn duy trì độ nhờn, ẩm ướt và môi trường axit trung tính cho âm đạo.
Nhưng khi hàm lượng hormon estrogen này bị suy giảm sẽ khiến cho âm đạo trở nên khô rát hơn và cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả bảo vệ âm đạo của nó cũng bị giảm sút. Khi đó, bạn sẽ dễ bị mắc các chứng bệnh phụ khoa nhiều hơn.
"Thủ phạm" khiến cho hàm lượng hormon estrogen bị suy giảm đó là bởi:
- Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh hay đang trong giai đoạn mãn kinh.
- Do sinh nở.
- Trong quá trình đang cho con bú.
- Do ảnh hưởng của quá trình điều trị ung thư bằng hoá chất, nhất là căn bệnh ung thư buồng trứng.
- Do việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch.
- Do thói quen nghiện thuốc lá.
Do thuốc
Việc sử dụng những loại thuốc dị ứng, thuốc cảm lạnh hay một số loại thuốc chống suy nhược cũng là một trong những lý do khiến cho âm đạo của bạn bị khô hạn.
Hội chứng Sjogren
Khi bị mắc hội chứng này, bạn không chỉ phải đối mặt với hiện tượng âm đạo bị khô mà còn khiến cho cả mắt và miệng cũng đều bị khô.
Thụt rửa âm đạo
Hiểu đơn giản thụt rửa âm đạo tức là vệ sinh âm đạo bằng dung dịch chất lỏng, nếu việc thụt rửa này không được tiến hành đúng cách sẽ khiến cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng, rất dễ dẫn đến viêm và khô âm đạo.
Do làm xét nghiệm
Để kiểm tra khung xương chậu hay buồng trứng, cổ tử cung, các bác sĩ sẽ phải tiến hành xét nghiệm các tế bào ở cổ tử cung hay dịch ở âm đạo dưới kinh hiển vi hay thậm chí bạn còn phải tiến hành các xét nghiệm về nước tiểu. Quá trình làm xét nghiệm này cũng làm khô hạn âm đạo của người phụ nữ.
Lo lắng và stress
Cảm giác lo âu và thường xuyên bị stress cũng có thể là nguyên nhân gây khô âm đạo.
Việc xác định thời gian "khô hạn" kéo dài hay chỉ thỉnh thoảng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị.
Khắc phục
Liệu pháp điều trị estrogen ở âm đạo.
Nếu âm đạo của bạn bị khô do thiếu cân bằng hàm lượng estrogen thì việc sử dụng liệu pháp điều trị hàm lượng estrogen sẽ đem lại hiệu quả trong trường hợp này. Việc áp dụng liệu pháp estrogen có những dạng sau:
- Kem estrogen ( Estrace, Premarin,...): Bạn có thể sử dụng các loại kem này để thoa trực tiếp vào âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ hay hướng dẫn ghi trên toa thuốc. Nên thoa kem trước khi đi ngủ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng loại kem này. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng kem trong vòng từ 2 - 3 lần/tuần
- Vòng estrogen: Đó là một chiếc vòng mềm và có tính dẻo được đatự vào bên trong âm đạo, bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa ( lưu ý không nên tự đặt vòng nếu bạn còn màng trinh, vì như vậy rất dễ khiến màng trinh bị rách).
Khi ở trong môi trường âm đạo, chiếc vòng này sẽ có khả năng điều tiết ra hàm lượng estrogen, giúp lấy lại cân bằng estrogen cho âm đạo của bạn. Với chiếc vòng này cứ ba tháng bạn cần phải thay nó một lần.
- Viên nén estrogen ( Vagifem): Ngoài kem thoa và vòng estrogen bạn cũng có thể sử dụng viên nén estrogen để khắc phục tình hình. Bằng cách dùng viên nén này đặt vào trong âm đạo. Thông thường mỗi tuần bạn nên đặt thuốc 2 lần. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa nếu bạn không thể tự đặt thuốc.
Nếu hiện tượng khô hạn âm đạo của bạn có liên quan đến những biểu hiện khác của hiện tượng tiền mãn kinh, các bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc sử dụng viên uống estrogen, kem bôi dang gel hay vòng estrogen có tính năng mạnh hơn bình thường.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất với mình.
Việc tự chăm sóc và khắc phục vùng kín khô hạn cũng sẽ đem lại cho bạn những hữu ích nhất định. Dưới đây xin giới thiệu với bạn những cách tự khắc phục hiệu quả.
- Dùng thuốc bôi trơn hay kem bôi.
Nếu âm đạo khô hạn là cản trở lớn trong quá trình "giao hợp" bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưới đây:
- Thuốc bôi trơn ( Astroglide, K- Y): Thuốc bôi trơn dạng nước, sẽ có tác dụng bôi trơn âm đạo trong vòng vài giờ. Trước khi "giao ban" bạn hãy thoa thuốc vào âm đạo và nên thoa cả vào "cậu nhỏ" của đối tác.
- Kem bôi (Replens. Lubrin): Loại kem bôi trơn này sẽ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng khô hạn trong vòng 3 ngày
Lưu ý:
Ngoài việc áp dụng các phương pháp khắc phục và điều trị nói trên, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm và sản phẩm dưới đây để việc điều trị được hiệu quả:
- Không dùng các sản phẩm để thụt rửa âm đạo.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm hay chất thơm để thoa vào âm đạo.
- Không tắm với xà bông.
- Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ
Minh Hoài
Theo Edition
6 bệnh ở "cậu nhỏ" và "cô bé" 6 chứng bệnh "quen mặt" ở "cậu nhỏ" Đầu tiên phải kể đến một chứng bệnh rất... baby, đó là chứng hăm da. Chính vì "địa thế" tối tăm và ẩm ướt nên "cậu nhỏ" rất hay bị hăm da đấy XY nhé. "Dấu hiệu" của chứng bệnh này thường là "cậu nhỏ" bị ngứa, các nốt mẩn đỏ hoặc đóng vảy xuất...