Phụ nữ nên biết “ích kỷ” hơn với tiền bạc của mình để bảo vệ gia đình
Có một thực tế hết sức rõ ràng là phụ nữ không đủ khả năng để đặt bản thân mình vào hàng ưu tiên cuối cùng thế nhưng trên thực tế họ lại thường hành xử như vậy.
Các chuyên gia cho rằng, phụ nữ nên biết sống “ích kỷ” hơn với tài chính của mình nếu không muốn đưa gia đình vào thế… nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, một trong những lý do lớn nhất khiến cho cuộc sống của chị em phụ nữ có gia đình bị rơi vào tình trạng căng thẳng đó là những áp lực về tài chính, nợ nần. Có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan nhưng trong đó có một nguyên nhân thuộc về nội tại của chị em phụ nữ, đó là họ luôn đặt mình vào hàng ưu tiên cuối cùng trong gia đình. Vì hy sinh cho gia đình, phụ nữ không chỉ đưa họ vào thế nguy hiểm mà gia đình họ, đặc biệt là con cái họ cũng bị rơi vào tình trạng bấp bênh.
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, một lý do khác khiến cho phụ nữ dễ bị căng thẳng về tiền bạc mà những nghiên cứu trên không đề cập: đó là phụ nữ vốn sinh ra đã mang sẵn cái thiên chức là người cho đi, hy sinh nhu cầu bản thân mình cho chồng con, cho gia đình. Họ có thể trì hoãn việc hàn chiếc răng sâu để mua quần áo cho con đi học. Phụ nữ cũng có thể hy sinh sự nghiệp để dành thời gian nuôi dạy và chăm sóc con cái, chăm sóc cha mẹ đã già. Phụ nữ thậm chí lấy cả tiền tiết kiệm, tiền hưu trí của mình để chi trả tiền học phí cho con cháu… Đó là sự hy sinh, là lòng vị tha của chị em phụ nữ nhưng chính điều đó cũng đặt phụ nữ vào tình trạng tài chính thiếu an toàn.
Ảnh minh họa
Một phụ nữ 60 tuổi làm nghề giúp việc gia đình cho biết, chị sẽ đi làm đến cuối năm sẽ nghỉ bởi chị mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Số tiền chị kiếm được trong 5 năm đi làm giúp việc gia đình đang gửi tiết kiệm sẽ trở thành khoản tiền gửi ngân hàng, là “nguồn lương hưu” để nuôi sống chị.
Thế nhưng cuối năm đó, người phụ nữ đã dồn hết số tiền đó cho đứa con trai (đã có vợ, có con) đi xuất khẩu lao động. Và chính bởi vậy, cuối năm đó, kế hoạch “nghỉ hưu” của chị bị phá sản. Chị tiếp tục đi lên thành phố làm nghề giúp việc gia đình. Mặc dù lưng đau, chân mỏi nhưng chị vẫn phải gắng gượng làm để kiếm chút tiền vốn cho tuổi già.
Video đang HOT
Cách ứng xử với tiền bạc, sự hy sinh của chị em phụ nữ cho gia đình, con cái đến đồng tiền cuối cùng không phải là câu chuyện của riêng ai. Không chỉ người phụ nữ làm nghề giúp việc trên có cách ứng xử như vậy mà đây là câu chuyện khá phổ biến ở số đông chị em phụ nữ.
Các chuyên gia khuyên rằng, có một điều hết sức quan trọng như là cốt tủy của chị em cần phải nhớ đó là, muốn con cái mình hạnh phúc thì bản thân các bà mẹ phải là người hạnh phúc và vững vàng trước tiên. Chị em luôn luôn cần một khoản “phòng thân” cho bản thân và cho chính gia đình mình.
Chỉ khi nào có một khoản tiền “lặn lưng” thì chị em phụ nữ mới có thể chủ động lo cho cuộc sống gia đình của mình, lo cho con cái mình và lo cho bản thân mình. Chỉ khi như vậy, chị em mới thoát khỏi áp lực nặng nề từ tiền bạc mang lại. Chỉ có như vậy chị em phụ nữ mới không tự đưa mình vào bế tắc không lối thoát.
Phụ nữ khi giải phóng được mình ra khỏi sức nặng của sự không chắc chắn về tài chính sẽ khôi phục lại cảm giác cân bằng. Điều đó sẽ giúp chị em sẵn sàng làm tốt hơn các mối quan hệ vợ chồng, con cái, bạn bè và công việc sự nghiệp của mình.
“Làm phụ nữ nên phải biết tự thương mình, nên biết ích kỷ hơn với tài chính của mình bởi những lý do sau: một là bởi giới tính; Thứ hai là bởi phụ nữ kiếm được ít tiền hơn đàn ông nhưng thường sống lâu hơn họ; Thứ ba là phụ nữ dễ bị bắt nạt bạo hành, dễ bị dồn vào thế cùng hơn…
Bởi những lý do này, rõ ràng, phụ nữ không đủ khả năng để đặt bản thân mình vào hàng ưu tiên cuối cùng được. Khi phụ nữ đưa vấn đề an ninh tài chính lên ưu tiên hàng đầu, chị em không chỉ giảm bớt nguồn áp lực căng thẳng đáng kể mà còn giúp cho chị em củng cố tốt hơn mối quan hệ vợ chồng, con cái, gia đình, anh em họ, bạn bè, đồng nghiệp…”, TS Quý nói
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
Nghe tin mẹ chồng bị tai nạn, tôi chạy vội đến nơi thì choáng váng rồi bật khóc trước cảnh tưng bừng vui vẻ như lễ cưới trong khách sạn
Tôi vội vã chạy đến nơi người ta gọi điện thông báo mẹ chồng bị tai nạn. Nhưng sự thật lại khác tôi suy nghĩ hoàn toàn
Tôi và chồng đến với nhau bằng tình yêu và sự hy sinh. Nhà tôi khá giả còn nhà chồng nghèo túng, lại đông anh chị em. Khi yêu, bố mẹ luôn hỏi tôi có quyết định chắc chắn không? Ông bà sợ tôi khổ, sợ tôi bị cái nghèo bào mòn người đi. Tôi kiên quyết trả lời có và chấp nhận về nhà chồng ở mà không có nỗi một cái đám cưới. Khi đó bố chồng tôi bị tai biến, hấp hối trên giường bệnh. Vợ chồng tôi chỉ kịp thắp hương cáo ông bà để ông bà chứng minh chúng tôi đã là vợ chồng. Còn chuyện cưới hỏi không thể diễn ra.
Sống chung với cái nghèo, thiếu thốn, vợ chồng tôi luôn động viên, an ủi nhau. Tôi nhớ mãi đêm tân hôn trong căn phòng tồi tàn, mẹ chồng ngậm ngùi nắm lấy tay tôi xin lỗi. Còn chồng tôi thì hứa sẽ tổ chức cho tôi một đám cưới trong tương lai. Anh khẳng định sẽ không làm tôi buồn.
Ở với nhau được vài tháng thì tôi có thai. Bố chồng mới mất, tôi có thai cũng giúp mẹ chồng khuây khỏa được phần nào. Việc nhà tôi không phải làm gì vì mẹ chồng đã làm hết rồi. Dù nghèo nhưng mẹ vẫn lo ăn uống cho tôi chu đáo nhất có thể. Có lần tôi còn tận mắt thấy mẹ chỉ ăn toàn rau luộc, cá thịt phần lại cho con dâu. Tôi thương mẹ chồng lắm.
Tôi kiên quyết trả lời có và chấp nhận về nhà chồng ở mà không có nỗi một cái đám cưới. (Ảnh minh họa)
Nhờ công việc chồng tôi thăng tiến, tôi buôn bán tạp hóa cũng đắt khách nên cuộc sống chúng tôi càng lúc càng khá giả hơn. Vợ chồng tôi cất được căn nhà mới tiện nghi, mua sắm vật chất đầy đủ. Dù thế, tôi và mẹ chồng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp. Thậm chí tôi còn xem mẹ như mẹ đẻ vì tình cảm mẹ dành cho tôi rất chân thành, khác hẳn những bà mẹ chồng khác.
Hai ngày trước, đang bán hàng thì tôi nhận được điện thoại từ một số máy lạ. Người đàn ông đó bảo mẹ chồng bị tai nạn, yêu cầu tôi tới đó gấp. Nghe tin, tôi vội vã phóng như bay đến nơi. Mẹ chồng tôi đi đón cu Tít, bé Mít nhà tôi, nếu bà gặp tai nạn, chỉ sợ cả bà lẫn cháu đều nguy hiểm. Trên đường đi mà tim tôi đập liên hồi vì lo sợ.
Không ngờ tới nơi, chẳng có vụ tai nạn nào cả mà đập vào mắt tôi là tấm ảnh cưới được dựng ngay trước sảnh khách sạn. Cô dâu trong tấm ảnh chính là tôi. Mẹ chồng, chồng cùng các con tôi đều đã mặc đồ đẹp đứng đợi sẵn. Giây phút nhân viên trang điểm đem váy cưới ra hối thúc tôi vào trang điểm cho kịp giờ là giây phút tôi hạnh phúc nhất. Hạnh phúc lẫn bàng hoàng vì quá bất ngờ.
Giây phút nhân viên trang điểm đem váy cưới ra hối thúc tôi vào trang điểm cho kịp giờ là giây phút tôi hạnh phúc nhất. (Ảnh minh họa)
Khi đứng trên lễ đường, mẹ chồng tôi rơi nước mắt cảm ơn tôi vì đã không chê gia đình bà nghèo khổ. Đám cưới hôm nay là tất cả những gì bà và chồng tôi có thể làm để bù đắp một phần thiệt thòi cho tôi. Tôi cũng khóc. Mẹ tôi rơm rớm nước mắt, cười mãn nguyện vì cuối cùng tôi cũng đã lựa chọn đúng.
Đám cưới diễn ra với khách mời là những người thân thiết, bạn bè và đồng nghiệp của chồng tôi. Ít người thôi nhưng vui và hạnh phúc lắm. Tôi biết ơn mẹ chồng và chồng mình nhiều lắm. Giờ ngẫm lại, tôi vẫn còn cảm giác lâng lâng hạnh phúc chiều hôm đó. Thiết nghĩ, trên đời này, chỉ cần dành tình yêu trọn vẹn, không toan tính cho ai đó, tôi tin người đó sẽ không phụ bạc mình đâu.
Tú Vi
Theo toquoc.vn
Phụ nữ khôn ngoan đừng bao giờ đòi hỏi ở bạn đời 4 thứ này, điều số 2 mắc phải nguy cơ tan vỡ cực cao Nhiều phụ nữ cho rằng, đàn ông đã yêu thì phải cho mình hết mọi thứ, coi mình là số 1. Điều này thật sai lầm và có thể giết chết mối quan hệ của bạn nhanh chóng. Phụ nữ khôn ngoan, đừng bao giờ đòi hỏi ở bạn đời 4 thứ sau. 1. Từ bỏ đam mê, sự nghiệp Phụ nữ khi...