Phụ nữ lớn tuổi sống năng động có thể đẩy lùi nguy cơ suy tim
Phụ nữ trên 50 tuổi có thể giảm 50% nguy cơ bị suy tim nếu thời lượng tĩnh tại của họ dưới 4,5 tiếng/ngày.
Kết luận này vừa được các chuyên gia tại Đại học Buffalo (Mỹ) đưa ra sau khi phân tích dữ liệu sức khỏe của gần 81.000 phụ nữ mãn kinh trong thời gian 9 năm.
Lúc bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia chưa mắc vấn đề gì về tim mạch và được chia thành nhiều nhóm dựa trên thời gian vận động trong ngày của họ. Sau thời gian theo dõi, có 1.402 người phải điều trị bệnh suy tim. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nhóm thường nằm hoặc ngồi một chỗ trên 8,5 tiếng/ngày có nguy cơ bị đau tim cao hơn 54% so với nhóm ngồi dưới 4,5 tiếng/ngày. Tương tự, nguy cơ này ở nhóm ngồi hoặc nằm trên 9,5 tiếng/ngày cao hơn 42% so với nhóm ngồi hoặc nằm dưới 6,5 giờ/ngày.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Michael LaMonte – thành viên nhóm nghiên cứu, phát hiện trên củng cố thêm bằng chứng cho thấy những người ít dành thời gian vận động hằng ngày có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và tử vong sớm vì bệnh tim và các nguyên nhân khác.
Ăn mận khô giảm nguy cơ bệnh tim và tình trạng viêm trong cơ thể
Cũng liên quan đến vấn đề sức khỏe tim mạch của phụ nữ lớn tuổi, nghiên cứu mới của Đại học San Diego (Mỹ) cho thấy ăn từ 5-6 quả mận khô mỗi ngày trong 6 tháng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tăng nồng độ cholesterol “tốt” HDL trong cơ thể.
Trong thử nghiệm, các chuyên gia chia 48 phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh thành 3 nhóm, gồm không ăn mận khô, ăn 50gr và ăn 100gr mận khô hằng ngày trong nửa năm. Để theo dõi mức độ cải thiện sức khỏe tim mạch, các đối tượng được đánh giá nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu bệnh tim tại thời điểm bắt đầu và kết thúc nghiên cứu.
Kết quả cuối cùng cho thấy cả hai nhóm ăn mận khô đều có chuyển biến tích cực về sức khỏe tim mạch. Cụ thể, mức độ viêm trong cơ thể họ giảm, trong khi nồng độ các chất chống ôxy hóa tăng cao. Điều này chứng tỏ mận khô là thực phẩm có thể bổ sung vào chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tình trạng viêm, cũng như cải thiện năng lực chống ôxy hóa của cơ thể.
Bé sơ sinh ở Cần Thơ mắc bệnh tim hiếm gặp
Trẻ sơ sinh có rối loạn nhịp tim nhịp nhanh kịch phát trên thất rất hiếm gặp. Nếu không được điều trị kịp thời trẻ dễ bị suy tim, trụy mạch.
Ngày 24/6, theo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, bé gái là con của sản phụ N.T.H.T., ngụ tại tỉnh Hậu Giang, chào đời khi 31 tuần tuổi.
Ngay sau sinh, bé bị suy hô hấp nặng, phù toàn thân nên được bác sĩ khoa Nhi - Sơ sinh hồi sức và đặt nội khí quản tại phòng mổ. Trẻ được chẩn đoán viêm phổi, tràn dịch đa màng, giảm albumin máu, tăng áp phổi tồn tại. Các bác sĩ cho bé thở máy tần số cao, nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn, kháng sinh, thuốc vận mạch và truyền albumin.
Bé sơ sinh hồi phục sức khỏe và gặp lại bố mẹ vào ngày thứ 11 sau sinh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đến ngày điều trị thứ 5, bé có nhịp tim nhanh trở lại, khoảng 240-250 lần/phút (nhịp tim bình thường ở trẻ sơ sinh là 120-180 lần/phút). Bé được chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát trên thất. Rối loạn nhịp này chiếm tỷ lệ 1/2.500 trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và khoa Tim mạch của Bệnh viện Nhi đồng 1 hội chẩn, lên phương án điều trị cho bé. Sau 11 ngày điều trị, tình trạng bé dần ổn định.
Sau 28 ngày, nhịp tim ổn định, bé bú mẹ hoàn toàn, lên cân tốt, được xuất viện và duy trì thuốc điều trị rối loạn nhịp.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, cho biết nhịp nhanh kịch phát trên thất là rối loạn nhịp tim hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ dễ dẫn đến suy tim, trụy mạch, tử vong.
Béo bụng do ngồi nhiều, làm sao để cải thiện? Hiện nay, đa số dân văn phòng đều phải ngồi làm việc tại chỗ trong thời gian dài. Vậy ngồi nhiều có tốt không? Ngồi nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Hầu hết mọi người đều dành rất nhiều thời gian để ngồi làm việc hằng ngày. Vậy việc ngồi làm việc một chỗ quá...