Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?
1. Kinh nguyệt có gây thiếu máu không?
Thiếu sắt và thiếu máu ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt những người đang trong thời kỳ kinh nguyệt cần hiểu về nguy cơ và cách nhận biết các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, cách bổ sung sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt thường xảy ra khi người bệnh có chế độ ăn nghèo nàn, thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt; sử dụng chất ngăn cản hấp thụ sắt; Phụ nữ mất máu khi hành kinh, khi sinh đẻ…
Máu trong cơ thể thường chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Vì vậy, nếu bị mất máu sẽ mất một lượng sắt tỷ lệ thuận với máu. Phụ nữ có kinh nguyệt trong các chu kỳ hàng tháng ra nhiều máu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Các triệu chứng mệt mỏi hay yếu ớt trong kỳ kinh nguyệt đôi khi là bình thường nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. Thiếu máu phụ thuộc vào lượng máu mất trong khi hành kinh, đặc biệt là tình trạng kinh nguyệt nhiều (hay còn gọi là rong kinh).
Mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt.
2. Cách nhận biết cơ thể thiếu máu do kinh nguyệt nhiều
Rong kinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai bị rong kinh cũng nhận ra rằng họ đang có nguy cơ bị thiếu máu.
Theo BSCKI. Hoàng Hường, chuyên Sản Phụ khoa, chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và nguy cơ viêm nhiễm mà còn có thể gây thiếu máu.
Video đang HOT
Tuy không phải là bệnh lý cấp tính nhưng thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Biểu hiện rõ nhất của thiếu máu là: mệt mỏi, choáng váng, da xanh xao, chóng mặt, khó thở, nhức đầu, mất tập trung, tâm trạng cáu kỉnh, suy nhược cơ thể… Về lâu dài có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày. Khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Cách đơn giản nhất để nhận biết có bị rong kinh hay không là bạn cần lưu ý tần suất thay băng vệ sinh. Nếu máu kinh quá nhiều để cần thay băng vệ sinh liên tục, đau bụng dưới, bị chảy máu kinh kéo dài hơn một tuần thì bạn đang bị rong kinh.
3. Phụ nữ có cần bổ sung sắt khi có kinh nguyệt không?
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phòng khám Đa khoa Pasteu cho biết, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt là một lựa chọn lý tưởng nhất. Nhu cầu sắt hằng ngày phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính. Trong thời gian kinh nguyệt ra máu nhiều, chị em cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất, qua đó sẽ làm giảm đi cảm giác mệt mỏi. Chỉ nên bổ sung sắt khi mình thiếu sắt thật sự, nếu tự ý bổ sung sắt trong khi cơ thể không cần thiếu sắt, có thể dẫn tới các hậu quả như khó chịu vùng thượng vị, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngất xỉu. Thêm vào đó, nếu bổ sung sắt quá nhiều có thể làm tổn thương gan, thận gây ra các bệnh lý trên cơ quan này…
Nghiên cứu cho thấy có tới 5% phụ nữ bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt dễ bị mất sắt gây thiếu máu. Điều nên làm là ăn thực phẩm giàu sắt trong khi đang có kinh nguyệt, một số có thể cần uống bổ sung viên sắt nếu tình trạng thiếu máu nặng. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ cần bổ sung thêm sắt vào chế độ ăn uống khi đang trong kỳ kinh nguyệt là đủ.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Fran Haydanek, thành viên của Học viện Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt đều cần nhiều sắt hơn một chút so với những người không có kinh nguyệt vì mất một lượng máu mỗi tháng. Do đó nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn trong kỳ kinh nguyệt. Sắt có trong nhiều loại thực phẩm chúng ta thường ăn như:
Thịt (đặc biệt là thịt bò nhưng thịt lợn và thịt gia cầm cũng có sắt).Trứng.Các loại đậu.Hải sản.Các loại hạt.Rau (rau lá có màu xanh đậm).Các sản phẩm ngũ cốc bổ sung sắt.Quả chà là, nho khô, mận khô và một số loại trái cây sấy khô khác…
Phụ nữ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý: Để sắt hấp thụ được tốt nhất, khi uống viên sắt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, chuối, xoài… vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Nên ăn các thực phẩm chứa vitamin B6 như: Thịt gà, khoai tây, chuối, phô mai tươi, bí đỏ, cải bó xôi, các loại hạt sấy khô… vì vitamin B6 rất cần thiết để xây dựng các tế bào hồng cầu mới, giúp bổ sung tế bào hồng cầu bị mất khi rong kinh. Ngoài ra, các nguồn thực phẩm động vật (giàu sắt heme là dạng sắt tốt nhất) sẽ được cơ thể dễ dàng hấp thụ bao gồm các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà, gan, cá, trai, sò…
Bị nấm âm đạo có quan hệ tình dục được không?
Nấm âm đạo là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và gây các triệu chứng vô cùng khó chịu.
Khi bị nấm âm đạo có quan hệ tình dục được không là điều mà chị em thường băn khoăn, lo lắng.
1. Nấm âm đạo ảnh hưởng đến "vùng kín" như thế nào?
Nấm âm đạo (hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm) là một bệnh nhiễm trùng do nấm men có tên là candida gây ra. Thông thường, loại nấm này thường sống trên da và các cơ quan bên trong cơ thể như miệng, họng, ruột, âm đạo mà không gây ra vấn đề gì.
Tuy nhiên, khi bên trong âm đạo có sự thay đổi, hệ thống miễn dịch suy yếu hay do ảnh hưởng của một số yếu tố khác như hormone, thuốc... sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây nhiễm trùng.
Những ảnh hưởng rõ nhất khi bị nhiễm nấm candida âm đạo là xuất hiện các biểu hiện rất khó chịu ở "vùng kín" của chị em bao gồm: cảm giác ngứa dữ dội bên trong và xung quanh âm đạo, đau âm đạo, đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục.
Một số phụ nữ có thể bị nhiễm trùng nặng gây sưng, đỏ và nứt trên thành âm đạo, phù nề âm hộ, nứt nẻ, trầy xước và tiết dịch âm đạo đông đặc...
Hình ảnh nấm âm đạo.
2. Bị nhiễm nấm âm đạo có nên quan hệ tình dục không?
Khi bị nấm âm đạo cần phải xử trí như thế nào và có quan hệ tình dục được không là điều chị em thường băn khoăn, lo lắng. Lo lắng này hoàn toàn có cơ sở vì nấm âm đạo là căn bệnh phụ khoa dễ lây lan. Nếu chị em muốn quan hệ tình dục khi bị nhiễm nấm âm đạo, điều quan trọng là phải cân nhắc đến những rủi ro trước.
Đầu tiên khi phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo mà quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, bạn tình có thể bị nhiễm nấm ở dương vật.
Trong quá trình quan hệ tình dục, do sự di chuyển và ma sát mạnh của dương vật với thành âm đạo có thể gây trầy xước, lan rộng tổn thương thành âm đạo. Điều này tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh hoạt động mạnh hơn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn.
Tình trạng ngứa và rát âm đạo do nhiễm nấm candida thường rất dữ dội có thể khiến quan hệ tình dục trở nên khó chịu hoặc đau đớn và làm tăng tình trạng rát và viêm âm đạo.
Một yếu tố khác có thể cản trở quan hệ tình dục là phương pháp điều trị nhiễm trùng nấm men mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng kem để điều trị nhiễm nấm âm đạo, tốt nhất là nên trì hoãn quan hệ tình dục cho đến khi quá trình điều trị hoàn tất, vì quan hệ tình dục về cơ bản có thể đẩy thuốc ra khỏi âm đạo.
Hơn nữa, một số loại thuốc có chứa dầu có thể làm hỏng bao cao su. Bao cao su thường chỉ nên được sử dụng với chất bôi trơn gốc nước hoặc gốc silicon, nếu không chúng có thể bị hỏng.
Bác sĩ tư vấn sức khỏe tình dục cho các cặp vợ chồng. Ảnh MH
Trong các mối quan hệ đồng tính nữ, có khả năng nhiễm trùng nấm men có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục bằng miệng hoặc có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nấm men tái phát nếu họ gần đây quan hệ tình dục bằng miệng liên quan đến âm đạo. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể bị nhiễm nấm hậu môn, nó có thể lây lan qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ.
Quan hệ tình dục mạnh với tần suất nhiều cũng thúc đẩy nấm, vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển hơn và xâm nhập sâu hơn gây viêm cổ tử cung, viêm tử cung và ống dẫn trứng.
Không những thế, viêm âm đạo do nấm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm, bệnh rất dễ tái phát, gây khó khăn trong những lần điều trị tiếp theo và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Các bác sĩ khuyên chị em khi có dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ khám và có chỉ định điều trị đúng. Chị em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn đến khi bệnh khỏi dứt điểm.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh - Trưởng khoa Khám Chuyên gia, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: nhiễm nấm Candida trong âm đạo được gọi là viêm âm đạo do nấm (nấm âm đạo) là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê có khoảng 75% chị em trên thế giới có thể bị mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Người bệnh cần đi khám và điều trị ngay tránh để lâu, khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Bởi điều này có thể gây ra nhiều khó khăn và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều rủi ro không mong muốn.
Về việc có thể quan hệ tình dục khi nhiễm nấm âm đạo hay không? Theo ThS.BS Lê Quang Dương, chuyên gia về sức khỏe sinh sản, viêm âm đạo do nấm tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và quan hệ tình dục. Chị em tuyệt đối không tự ý điều trị mà cần đi khám điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần điều trị cho cả vợ và chồng vì rất dễ lây bệnh cho nhau khi quan hệ tình dục. Tốt nhất nên đợi cho đến khi điều trị khỏi hoàn toàn mới nên quan hệ tình dục trở lại.
Sex có giúp phụ nữ trở nên hạnh phúc? Phái mạnh luôn muốn nửa kia của mình thật hạnh phúc. Thế nhưng làm thế nào để nàng hạnh phúc? Không ít các quý anh đang khá là đau đầu trong việc tìm ra chìa khóa để vợ hay người yêu của mình luôn mỉm cười và có cuộc sống thật vui vẻ và viên mãn. Hạnh phúc có lẽ sẽ bao hàm...