Phụ huynh Trung Quốc được yêu cầu không tặng quà trong Ngày Nhà giáo
Phòng giáo dục của một thành phố ở Trung Quốc đã hối thúc phụ huynh không tặng quà cho thầy cô trong Ngày Nhà giáo.
Cứ vào đầu tháng Chín hàng năm, câu hỏi quen thuộc nhất mà các bậc phụ huynh ở Trung Quốc nhận được là ‘Anh/chị đã có kế hoạch tặng quà gì cho thầy cô của con nhân Ngày Nhà giáo hay chưa?’.
Trung Quốc chọn ngày 10/9 hàng năm làm Ngày Nhà giáo. Đặc biệt, vào năm nay, Ngày Nhà giáo trùng với dịp Tết Trung thu.
Nhiều phụ huynh ở Trung Quốc vẫn có thói quen tặng quà cho thầy cô trong Ngày Nhà giáo. (Ảnh: SCMP)
Tranh cãi xung quanh chuyện tặng quà cho giáo viên lại bị thổi bùng, sau khi một nữ phụ huynh ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc cho biết cô bị những phụ huynh khác ‘cô lập’ vì từ chối tham gia đóng góp để mua quà.
Ngay sau khi thông tin vụ việc được báo chí đăng tải, phòng giáo dục ở thành phố Liễu Châu thuôc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã cho công khai bức thư mang nội dung hối thúc các phụ huynh không đưa ‘hối lộ’ thầy cô giáo dưới danh nghĩa quà Trung thu.
‘Xin đừng gửi các món quà bằng tiền mặt, hoặc ở bất cứ dạng nào cho thầy cô. Hãy tạo tấm gương tốt về tính liêm khiết và kỷ luật cá nhân cho con em’, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn nội dung trong bức thư của phòng giáo dục thành phố Liễu Châu.
Bức thư nhấn mạnh hành động tặng quà có thể ‘ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ trong sáng giữa nhà trường và gia đình’, cũng như hoan nghênh những người tiết lộ thông tin về những món quà xa xỉ để cơ quan chức năng tiến hành điều tra.
Trước khi bức thư được công khai, một nữ phụ huynh đã lên mạng chỉ trích thói quen tặng quà hoang phí cho giáo viên. Cô này cũng cho hay cô bị những phụ huynh khác cô lập do không làm theo phong tục.
Nữ phụ huynh kể lại rằng cô đã bị ‘đá’ ra khỏi nhóm chat phụ huynh trong lớp sau khi từ chối đóng góp tiền để mua 3 liệu trình chăm sóc da có giá hơn 2.200 nhân dân tệ (315 USD) cho 3 cô giáo của con, theo tờ Nan Guo Jin Bao đưa tin hôm 6/9.
Video đang HOT
Chia sẻ trên WeChat, nữ phụ huynh giấu tên cho biết trước đây cô cũng bị xem là phụ huynh ‘cứng đầu’ do chưa từng đồng thuận với những phụ huynh khác về đề xuất chung tay đóng góp mua quà tặng cho giáo viên của con gái. Người mẹ khẳng định hành động tặng quà là không đúng.
‘Phần lớn mọi người sẽ làm theo xu thế. Cô có quyền không làm theo. Chúng tôi ở đây để thảo luận về phương thức đóng góp, nên hãy rời khỏi nhóm nếu như cô không làm theo chúng tôi’, một phụ huynh nhắn trên nhóm chat.
Câu chuyện từ chối tặng quà đắt tiền cho giáo viên của người mẹ ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây một lần nữa làm thổi bùng cuộc tranh luận về phong tục đã tồn tại suốt nhiều năm qua ở Trung Quốc.
Chia sẻ với SCMP, cô Sherry Chen, một người mẹ có 2 con đang học cấp tiểu học tại thành phố Thượng Hải, cho biết cô không thích chuyện tặng quà nhưng bản thân đã mua sẵn rất nhiều loại mỹ phẩm để làm quà tặng cho giáo viên của con.
‘Hồi năm ngoái, tôi không chuẩn bị gì cả và con tôi trở về nhà với khuôn mặt buồn rầu nói rằng chúng cảm thấy xấu hổ vì các bạn cùng lớp đều mua quà tặng cô. Năm nay, tôi không muốn các con phải xấu hổ thêm một lần nữa’, người mẹ 2 con nói.
Còn theo cô Lily Wang, một phụ huynh sinh sống ở thành phố Liễu Châu, tâm lý chính là lý do khiến chuyện tặng quà cho thầy cô kéo dài không có hồi kết.
‘Chỉ khi ngày càng nhiều phụ huynh có suy nghĩ giống như người mẹ ở Liễu Châu, chúng ta mới có thể loại bỏ được xu hướng phiền hà này. Do đó, khi muốn có sự thay đổi, chính bản thân bạn cần phải thay đổi trước’, cô Wang nhận định.
Để ngăn chặn vấn nạn tham nhũng trong hàng ngũ giáo viên, vào năm 2014, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã cấm các thầy cô nhận quà từ phụ huynh, hay tham gia các bữa tiệc hoặc hoạt động vui chơi giải trí do phụ huynh tổ chức.
Nhưng những năm sau này, vấn nạn tặng quà cho thầy cô vẫn tồn tại và thậm chí còn nhức nhối hơn. Nguyên nhân là do ngày càng nhiều phụ huynh lo lắng về điểm số của con, và tin rằng khi có thêm sự quan tâm từ giáo viên, năng lực học tập của con cái cũng sẽ được cải thiện.
Trên thực tế, những món quà mà phụ huynh tặng cho giáo viên ở Trung Quốc có thể có giá từ vài trăm cho tới hàng nghìn nhân dân tệ tương đương vài trăm USD.
Phụ huynh 'cháy túi' cho con học chui sau lệnh cấm dạy thêm ở Trung Quốc
Sau khi lệnh cấm dạy và học thêm được ban hành, phụ huynh Trung Quốc phải chi nhiều tiền hơn để con theo học ở các lớp dạy chui.
Lệnh cấm dạy và học thêm ở Trung Quốc bắt đầu được thi hành cách đây một năm khiến hàng loạt cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, nhưng lại dẫn tới tình trạng học thêm chui tràn lan.
Mùa hè năm ngoái, cô Alice Wang đã đăng ký 4 lớp học thêm toán, văn học, cello và ballet cho con gái 10 tuổi. Nhưng năm nay, cô Wang chỉ còn đăng ký 2 lớp học thêm cho con, do chính sách dạy và học thêm được chính phủ Trung Quốc sửa đổi dẫn tới nhiều cơ sở giảng dạy ngoài trường học phải đóng cửa.
Chính phủ Trung Quốc cấm dạy và học thêm để giảm áp lực cho học sinh. (Ảnh: China Daily)
Dù nhiều lớp dạy thêm đã không còn hoạt động, nhưng nhu cầu cho con học thêm của các bậc phụ huynh vẫn rất lớn. Nguyên nhân là do những ông bố bà mẹ lo sợ con cái sẽ bị bỏ lại phía sau trên con đường học hành.
Cô Wang cho hay kể từ ngày Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành quy định mới về dạy và học thêm, điểm số của con gái đã giảm sút. Điển hình, con gái cô Wang không còn nằm trong Top 10 lớp Toán, dù trước đây cô bé luôn duy trì thành tích tốt. Vào năm học tới, con gái cô Wang sẽ lên lớp 5 và cô bé cần có thành tích tốt để đỗ vào một trường cấp 2 có chất lượng cao.
"Con bé đang trải qua cảm giác bấp bênh và khủng hoảng", Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời cô Wang.
Vào lúc cô Wang quyết định cho con gái đi học thêm trong kỳ nghỉ hè năm nay, cô biết tới một giáo viên nhờ sự giới thiệu của các phụ huynh khác. Theo cô Wang, giáo viên này tổ chức các lớp dạy thêm "bí mật" ngay tại nhà.
Theo cô Wang, chính sách mới của chính phủ Trung Quốc nhằm giải phóng học sinh khỏi các lớp học thêm, nhưng "thực tế lại đang tạo thêm gánh nặng tài chính" cho gia đình. Bởi cô Wang trước đây chỉ cần chi số tiền dưới 200 nhân dân tệ (30 USD) cho lớp học thêm có 10 học sinh kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Nhưng hiện nay, cô phải chi nhiều hơn gấp đôi để con gái học một mình với cô giáo.
Lệnh cấm dạy thêm các môn học ở trường như Toán và tiếng Anh được chính phủ Trung Quốc được ban hành vào cuối tháng Bảy năm ngoái ngay lập tức làm thổi bay nguồn thu lợi khổng lồ của ngành dạy thêm ở đất nước tỷ dân.
Mục đích của lệnh cấm là giúp giảm bớt gánh nặng đè lên vai học sinh, khi các em bị bố mẹ ép phải tham gia quá nhiều lớp học và đào tạo thêm nhằm tăng cường năng lực trong xã hội Trung Quốc có tỷ lệ cạnh tranh cực cao.
Nhưng chính việc không thay đổi quy chế chỉ dùng điểm số để xét đỗ hay trượt vào các trường có chất lượng cao hoặc Đại học khiến nhu cầu học thêm để cải thiện năng lực học tập vẫn còn rất cao.
"Nhu cầu học thêm ngoài trường học vẫn rất cao, do nhà trường vẫn chỉ dựa vào điểm số thi cử để đánh giá học sinh. Lẽ tự nhiên là việc dạy thêm sẽ chuyển sang bí mật. Điều cần ở đây là cải cách cả hệ thống đánh giá giáo dục hiện thời", ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21 nhận định.
Ông William Li, người điều hành một cơ sở tư vấn giáo dục ở Thành Đô, cho biết vấn đề lớn nhất mà ngành dạy thêm ở Trung Quốc đang phải đối mặt là "cạn nhân tài", do nhiều giáo viên sẵn sàng tự mở lớp dạy thêm một mình.
"Họ có thể kiếm được 800 nhân dân tệ với 'lớp học chui', nhưng dạy ở trung tâm chỉ được trả 300 nhân dân tệ", ông Li nói.
Tính tới cuối tháng Hai năm nay, số lượng công ty cung cấp dịch vụ dạy thêm ngoại tuyến ở Trung Quốc đã giảm 92% xuống còn 9.728 so với con số 124.000 trước khi lệnh cấm được ban hành vào tháng 7/2021, theo Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Nhiều công ty dạy thêm đổi nghề
Một trong những thí dụ điển hình đổi nghề thành công là New Oriental Education and Technology Group. Sau khi lệnh cấm dạy thêm được ban hành vào tháng Bảy năm ngoái, công ty này đã phải đóng cửa khoảng 1.500 trung tâm. Nhưng cũng từ đây, công ty trở thành ngôi sao đang lên trong lĩnh vực livestream kinh doanh thương mại điện tử.
Anh Dong Yuhui, một giáo viên dạy tiếng Anh của công ty, đang trở thành idol livestream bán vô số mặt hàng như sách, xoong chảo cho tới các loại thịt, tôm và nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm khác.
Chương trình livestream Oriental Zhenxuan của anh Dong cùng với sự tham gia của nhiều giáo viên khác, đang có hơn 23 triệu người theo dõi trên Douyin.
Hướng đi khác cho các công ty dạy thêm là phát triển phần cứng. Điển hình, công ty Youdao Inc của tập đoàn NetEase đã cho phát triển hàng loạt sản phẩm như bút từ điển để quét và dịch văn bản, hay chiếc máy in di động và từ điển thông minh.
Bức thư từ trường tiểu học Mỹ khiến người cha là tiến sĩ bất ngờ Là tiến sĩ người Trung Quốc đang làm việc tại Mỹ, khi quan sát việc học của con, ông Huang Quanyu nhận ra nhiều điểm khác biệt giữa nền giáo dục ở 2 quốc gia này, đặc biệt là trong môn toán. Ảnh minh họa Khi học sinh năm đầu bậc tiểu học ở Mỹ vẫn chưa thành thạo các phép cộng trừ,...