Phụ huynh Trung Quốc đổ xô cho con học ở Malaysia, Thái Lan, vì sao?
Học phí rẻ hơn, có các trường đại học phương Tây danh tiếng liên kết với trường quốc tế trong khu vực…
là những yếu tố thu hút phụ huynh Trung Quốc.
Học sinh Trung Quốc trong lớp học – Ảnh: XINHUA
Hiện nay, nhiều gia đình trung lưu ở Trung Quốc đã chuyển ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội giáo dục cho con cái. Họ coi đó như một cách thoát khỏi “ gaokao” – kỳ thi tuyển sinh đại học siêu cạnh tranh của Trung Quốc, theo báo South China Morning Post.
Đông Nam Á, với các trường quốc tế liên kết với một số đại học danh tiếng của phương Tây, chính là bệ phóng cho những ước mơ đó.
Ông Jenson Zhang – người sáng lập Vision Education, một cơ quan giáo dục có trụ sở tại Chiang Mai, Thái Lan – cho biết: “Hầu hết các gia đình Trung Quốc chúng tôi tư vấn đều hướng tới mục tiêu nhập học vào các trường đại học quốc tế phương Tây liên kết trong khu vực”.
Những “ứng cử viên” sáng giá được họ chọn là Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Theo báo cáo năm 2022 của New Oriental, một nhà cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân hàng đầu tại Trung Quốc, làn sóng học tập ở Mỹ đã giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và những lo ngại như bạo lực súng đạn và phản ứng với COVID-19 của Mỹ.
Báo cáo cho thấy chất lượng giáo dục và an toàn cá nhân là hai yếu tố được sinh viên Trung Quốc cân nhắc hàng đầu khi quyết định địa điểm du học, dù ở cấp trung học hay đại học.
Chỉ 30% người được hỏi chọn Mỹ là lựa chọn đầu tiên của họ trong năm nay, giảm so với mức gần 50% vào năm 2015.
Trong nửa đầu năm 2022, Mỹ chỉ cấp 31.055 thị thực du học F-1 cho công dân Trung Quốc, giảm so với mức 64.261 thị thực của cùng kỳ năm 2019.
Trái lại, các điểm đến Đông Nam Á đã trở thành địa điểm học tập khả thi cho sinh viên Trung Quốc.
Video đang HOT
Dữ liệu của chính phủ cho thấy năm 2021, có 19.202 sinh viên Trung Quốc đăng ký du học Malaysia, tăng hơn 150% so với năm trước (8.876 ứng viên).
Theo ông Jenson Zhang, Thái Lan cũng nổi lên là một lựa chọn hợp lý vì học phí quốc tế rẻ hơn, dao động từ 40.000 – 80.000 nhân dân tệ/năm.
“Chúng tôi đang nhắm mục tiêu các gia đình có thu nhập khả dụng từ 200.000 – 300.000 nhân dân tệ/năm. Trong khi giáo dục quốc tế ở Mỹ hoặc Anh sẽ đòi hỏi một khung giá trên 600.000 nhân dân tệ/năm”, ông Zhang nói.
Một nghiên cứu của Đại học Kasetsart (Thái Lan) vào năm 2022 cho thấy sinh viên Trung Quốc là nguồn du học sinh quốc tế chính ở Thái Lan kể từ năm 2006, chiếm tỉ lệ 40%. Con số đó tăng gấp đôi trong vòng 9 năm từ 5.611 sinh viên vào năm 2009 lên 11.993 sinh viên vào năm 2019.
Chất lượng giáo dục đại học cũng là yếu tố thu hút phụ huynh Trung Quốc. Ông Jason Tan, giáo sư Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore (NTU), cho biết các trường đại học của đất nước này xếp hạng trong nhóm hàng đầu ở châu Á và trên toàn cầu đã hấp dẫn các gia đình khá giả từ Trung Quốc.
Làn sóng di cư giáo dục ‘không thể kết thúc’
Giáo sư Aaron Koh ở Đại học Hong Kong cho biết chính những thay đổi chính sách ở đại lục là nguyên nhân quan trọng dẫn đến làn sóng di cư giáo dục.
Các nhà lập pháp Trung Quốc gần đây đã đề xuất cắt giảm giờ học tiếng Anh trong trường học, mà được nhiều người hiểu là một nỗ lực nhằm hạn chế ảnh hưởng của phương Tây. Sau khi gây ra phản ứng dữ dội trên mạng, Bộ Giáo dục tuyên bố sẽ từ chối đề xuất, nhưng nhấn mạnh vào việc “quảng bá văn hóa Trung Quốc”.
Theo ông Koh, việc giảm giờ tiếng Anh sẽ thúc đẩy các bậc cha mẹ trung lưu gửi con cái họ ra nước ngoài học tập. Trước mắt họ chuyển sang Đông Nam Á để con học bậc trung học. Họ tận dụng lợi thế của việc sử dụng tiếng Anh phổ biến ở Singapore, Malaysia và liên kết với các thương hiệu giáo dục được công nhận trên toàn thế giới. “Đây sẽ là một xu hướng tiếp tục”, ông Koh nhấn mạnh.
Kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới sắp diễn ra
Khoảng 11,93 triệu học sinh sẽ tham dự kỳ thi được đánh giá 'khắc nghiệt bậc nhất' tại Trung Quốc từ ngày 7-10/6 tới đây.
Ngày mai (7/6), học sinh Trung Quốc sẽ bắt đầu tham dự kỳ thi tuyển sinh vào đại học - "gaokao" năm 2022. Riêng Thượng Hải - nơi vẫn đang phải chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh - sẽ phải hoãn thi một tháng so với dự kiến ban đầu.
Bất chấp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực, hàng triệu học sinh vẫn miệt mài ôn luyện để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này.
Số lượng thí sinh tham gia cao kỷ lục
"Gaokao" được xem là kỳ thi mang tính quyết định tới tương lai của nhiều người trẻ ở Trung Quốc. Bởi, điểm số của kỳ thi này sẽ quyết định phần lớn tới việc, liệu họ có thể vào được đại học hay không; ngôi trường nào sẽ nhận họ và nghề nghiệp nào đang chờ đợi họ trong tương lai.
Học sinh ôn luyện cho kỳ thi "gaokao"
Năm nay, số lượng thí sinh tham dự kỳ thi "gaokao" của Trung Quốc tăng cao kỷ lục, với khoảng 11,93 triệu học sinh - nhiều hơn 1,15 triệu so với năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán, tỉ lệ chọi vào các trường đại học hàng đầu năm nay cũng sẽ "cao khủng khiếp".
Khi tham gia kỳ thi, thí sinh phải hoàn thành 4 môn thi, bao gồm: Tiếng Trung, Tiếng Anh, Toán và một môn tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc Khoa học xã hội (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị). Đề thi chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống, nổi tiếng là rất khó.
Nhiều học sinh Trung Quốc thậm chí đã phải học tới 15 - 16 tiếng mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt này.
Bắt đầu bước vào bậc trung học kể từ tháng 9/2019 - vài tháng trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Bobo, một học sinh ở Tân Cương cho hay, suốt những năm cấp 3, em và những người bạn của mình đã phải thích nghi với việc học trực tuyến. Điều này khiến Bobo cảm thấy không hiệu quả và rất khó tiếp thu.
Thậm chí, ngay cả khi trường học mở cửa trở lại, với quỹ thời gian hạn chế để chuẩn bị cho kỳ thi "gaokao", Bobo cảm thấy rất khó để bù đắp những kiến thức thiếu hụt trong thời gian phải gián đoạn việc học trực tiếp. Vì vậy, nữ sinh thấy vô cùng áp lực trước kỳ thi này.
"Chúng em chính là những nạn nhân của đại dịch", Bobo nói.
Không chỉ riêng Bobo, nhiều học sinh Trung Quốc thậm chí đã phải học tới 15-16 tiếng mỗi ngày để chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt này. Không khí ôn luyện căng thẳng, nên không ít học sinh dù phải thở bình oxy trong bệnh viện nhưng tay vẫn không rời khỏi cuốn sách.
Nhiều học sinh thậm chí đã phải uống thuốc nhằm giúp tăng cường trí nhớ hay khả năng tập trung. Có những nữ sinh, vì lịch thi trùng với kỳ kinh nguyệt, cũng đã phải uống thuốc làm chậm chu kỳ kinh nguyệt.
Không chỉ thí sinh, phụ huynh cũng vô cùng lo lắng trước kỳ thi này. Giúp con vượt qua kỳ thi đại học là ưu tiên lớn nhất, cho nên nhiều gia đình đã thuê phòng trọ nhỏ ngay gần trường để tiện chăm sóc con. Đến ngày thi, cha mẹ đặt khách sạn ngay gần điểm thi để con có thể nghỉ ngơi giữa hai buổi hoặc tránh bị tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm buổi sáng.
Đặt cả hy vọng vào con, một số bà mẹ đã mặc sườn xám đứng trước cổng trường thi với hy vọng trang phục truyền thống này sẽ mang lại may mắn cho việc thi cử của con.
Kỳ thi diễn ra nghiêm ngặt
Với số lượng khoảng 330.000 điểm thi, để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm ngặt và thành công, Trung Quốc cũng đã huy động sự tham gia của hơn 1,02 triệu người tiếp sức và làm các công tác tổ chức thi.
Trước thềm kỳ thi, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố số điện thoại để người dân kịp thời cung cấp manh mối, thông tin liên quan đến các hành vi gian lận thi cử.
Một số địa phương cũng đã trang bị các thiết bị chống gian lận đặt tại phòng thi và lắp camera giám sát với độ nét cao để ghi lại toàn bộ quá trình thi cử.
Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thí sinh bước vào phòng thi
Kỳ thi được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong năm nên những ngày này, các công trình xây dựng gần điểm thi cũng phải tạm hoãn thi công; giao thông cũng được chuyển hướng để tránh làm phiền thí sinh.
Tại Tây An, cảnh sát giao thông đã đặt các biển cảnh báo giảm tốc độ, cấm tuýt còi, cấm dừng xung quanh mỗi điểm thi để giảm tiếng ồn.
Tất cả các địa phương đều hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng radio có âm độ cao hoặc các thiết bị tạo tiếng ồn khác trong thời gian kỳ thi diễn ra.
Bên cạnh đó, xe cứu thương luôn túc trực bên ngoài cổng, phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh.
Người trẻ Trung Quốc vỡ mộng du học Đại dịch kéo dài, nạn phân biệt chủng tộc với người châu Á gia tăng ở các nước phương Tây khiến nhiều học sinh Trung Quốc giảm hứng thú đi du học, chuyển sang ôn thi gaokao. Khi dịch Covid-19 bùng phát tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) năm 2020, Nan Zhaojin đang theo học chương trình quốc tế tại một trường cấp...