Phụ huynh tố trường cắt môn học chính khóa, dạy tăng tiết để thu tiền
Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã nhận được phản ánh của phụ huynh trường THPT Chu Văn An, TP Buôn Ma Thuột về việc tự ý cắt các môn học chính khóa, tăng tiết để thu tiền.
Nhiều phụ huynh, học sinh trường THPT Chu Văn An (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) phản ánh sau thời gian nghỉ dịch Covid-19, nhà trường cắt bỏ nhiều môn học chính khóa, tự ý tăng tiết môn Toán, Văn, Anh. Nhà trường yêu cầu 100% học sinh phải đóng tiền.
Tăng tiết, bắt học sinh đóng tiền
Theo phản ánh, khối lớp 10 và 11, nhà trường tăng tiết môn Toán, Văn, Anh (2 tiết/tuần), đồng thời cắt bỏ nhiều tiết như Tin học, Công nghệ. Học sinh đóng 140.000 đồng/người cho việc học tăng tiết.
Lớp khoa học Tự nhiên của khối 12 bị cắt các môn học Sử, Địa, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ để tăng tiết Toán, Hóa, Sinh, Văn, Anh.
Lớp Khoa học Xã hội bị cắt môn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ để tăng tiết Toán, Văn, Sử, Địa, Anh.
Thời gian tăng tiết nhà trường đều thu tiền.
Một nữ sinh lớp 12 của trường cho biết do em học lớp xã hội nên trường đã cắt hoàn toàn không còn được học môn Hóa, Lý, Sinh, Tin học, Công nghệ. Thay vào đó, trường tăng tiết các môn còn lại.
Video đang HOT
Trường THPT Chu Văn An, nơi phụ huynh và học sinh phản ánh việc trường tự cắt tiết môn chính khóa. Ảnh: T.N.
“Hiện tại lớp em thông báo đóng tiền tăng tiết là 710.000 đồng/học sinh. Em không có nhu cầu học tăng tiết nhưng số tiền này bắt buộc phải đóng. Trong khi đó các môn học chính khóa trên lớp bị bỏ, điều này rất bất cập” – nữ sinh này cho biết.
Nhà trường không cắt xén môn học
Ông Đặng Minh Tâm, Phó hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An cho biết nhà trường đã thực hiện tốt việc học qua Internet trong thời gian nghỉ dịch.
Khi học sinh đi học trở lại, nhà trường đã họp các tổ chuyên môn để nắm tiến độ để điều chỉnh giảm và tăng số tiết. Khi giảm số tiết trên lớp, giáo viên vẫn tiếp tục duy trì dạy qua Internet bắt buộc, dạy song song để đảm bảo chương trình.
Trường tăng tiết ba môn trọng tâm Toán, Văn Anh đồng loạt 3 khối để đảm bảo nâng cao chất lượng, tránh hổng kiến thức với mỗi môn 2 tiết/tuần. Riêng khối 12 sẽ tăng tiết theo tổ hợp các em đã đăng ký xét tốt nghiệp và đại học để đạt được kết quả tốt.
Nhà trường chỉ thu mỗi em 6.000 đồng/tiết, việc học theo đăng ký, không bắt buộc.
Tuy nhiên, học sinh của trường THPT Chu Văn An cho biết các tiết học chính khóa bị cắt trường không hề tổ chức dạy trên Internet. Nhà trường chỉ giao bài tập trên ứng dụng nhưng thực hiện ngắt quãng, các em không tiếp thu được bài học.
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, cho biết đơn vị đã nhận được phản ánh của phụ huynh về các vấn đề xảy ra tại trường THPT Chu Văn An. Sở đã chỉ đạo phòng giáo dục trung học xác minh thông tin.
“Nhà trường không được tự ý cắt các môn học chính khóa. Vừa qua Bộ GD&ĐT đã tinh giản nội dung cho phù hợp với tình hình nghỉ dịch Covid -19. Các trường phải dạy đầy đủ môn học, không được cắt xén”, ông Khoa nói.
Trường đại học dự kiến cho sinh viên đi học trở lại vào tháng 5
Một số trường đại học đang xem xét, ấn định thời gian cụ thể cho sinh viên trở lại trường sau kỳ nghỉ dài ngày do ảnh hưởng của dịch COVID-19...
Trường đại học Tây Nguyên dự kiến cho sinh viên đến trường trở lại vào tháng 5. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Ngày 20.3, ông Nguyễn Thanh Trúc - Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên (Đắk Lắk) cho biết: "Chúng tôi đang xem xét việc cho sinh viên đến trường trở lại vào tháng 5 để việc học tập của các em không phải tiếp tục gián đoạn vì dịch COVID-19. Tuy vậy, ngày đến trường cụ thể sẽ được chúng tôi công bố sau khi họp hội đồng nhà trường.
Trường Đại học Tây Nguyên đang có hàng nghìn sinh viên đến từ khắp các tỉnh trong vùng theo học. Vì vậy việc cho các em đến trở lại sau đợt nghỉ dịch COVID-19 phải xem xét, cân nhắc và điều chỉnh cẩn thận để tránh làm phức tạp tình hình".
"Nếu UBND tỉnh Đắk Lắk cho học sinh tất cả các cấp đi học trở lại vào đầu tháng 5 thì chúng tôi sẽ để sinh viên trở lại trường sau đó một tuần"- ông Trúc thông tin thêm.
Lãnh đạo trường đại học lớn nhất vùng Tây Nguyên cũng khẳng định rằng, sẽ xem xét việc miễn giảm học phí cho sinh viên. Có thể, đơn vị sẽ điều chỉnh đơn giá học phí cho mỗi tín chỉ trong học kỳ 2 để giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng kinh tế trong mùa dịch.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng thông báo kế hoạch học tập cho sinh viên. Theo đó, tổ chức dạy và học trực tuyến (online), thời gian trở lại học tập trực tiếp trên lớp tại trường (offline) bắt đầu từ ngày thứ hai, 4.5.2020.
Tại Trường Đại học Y Dược TPHCM, Ban Giám hiệu quyết định chuyển sang tổ chức giảng dạy trực tuyến theo thời gian thực trong thời gian này đến hết ngày 1.5.
Với các lớp thực hành, trường cũng yêu cầu các lớp dừng dạy và học thực hành trực tiếp, khuyến khích các nội dung giảng dạy trực tuyến để giúp sinh viên rút ngắn thời gian học.
Tại Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, để đảm bảo an toàn cho sinh viên và cán bộ, giảng viên, nhân viên, nhà trường quyết định tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học của sinh viên đến hết ngày 3.5.2020.
Kế hoạch đào tạo học kỳ II năm học 2019-2020 (bao gồm cả học và thi) sẽ bắt đầu từ ngày 4.5.2020 và kết thúc vào ngày 27.9.2020 để đảm bảo thời gian, khối lượng kiến thức, nội dung và chất lượng đào tạo.
Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh thông báo sinh viên nghỉ học đến hết ngày 3.5. Nhà trường cũng khuyến cáo sinh viên nên chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (mang khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn nhanh, hạn chế đi ra ngoài, tụ tập nơi đông người. Sau thời gian 3.5, căn cứ vào tình hình dịch bệnh, nhà trường sẽ thống báo sớm về thời gian trở lại trường của sinh.
BẢO TRUNG - BÍCH HÀ
Nỗ lực hoàn thành chương trình năm học với kết quả cao nhất Chiều 3/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến trong giai đoạn học sinh, sinh viên tạm dừng đến trường do dịch Covid-19. Ảnh minh họa. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua đã...