Phụ huynh thắc mắc khoản thu sổ liên lạc điện tử 30.000 đồng/tháng
Phụ huynh cho rằng việc đóng 30.000 đồng/tháng/học sinh để sử dụng sổ liên lạc điện tử không hợp lý khi việc trao đổi qua Zalo, Viber vẫn rất hiệu quả.
Trong cuộc họp phụ huynh hôm 16/1 tại trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Thế Dũng được giáo viên và trưởng ban phụ huynh vận động ký vào văn bản tự nguyện dùng sổ liên lạc điện tử ENet Việt.
Ông Dũng cho hay giáo viên chủ nhiệm lớp con ông giải thích sổ liên lạc điện tử này sẽ được dùng để thông báo các hoạt động của lớp cho phụ huynh, thay thế Zalo và Viber như trước đây.
Theo phụ huynh, giáo viên giải thích sổ liên lạc điện tử sẽ được dùng thay cho việc trao đổi qua Zalo, Viber. Ảnh minh họa: The Verge.
Những phụ huynh đồng ý sử dụng sổ liên lạc điện tử sẽ ký vào đơn tự nguyện và đóng khoản phí 30.000 đồng/tháng/học sinh. Ông ước tính nếu toàn trường chấp thuận sử dụng, chỉ tính riêng trường Tiểu học Thăng Long, số tiền thu hàng năm lên đến 270 triệu đồng – con số khá lớn.
Trong khi đó, trước nay, gia đình và giáo viên vẫn tương tác hiệu quả qua Zalo, Viber. Vì thế, ông cho rằng việc vận động phụ huynh đóng thêm khoản phí 270.000 đồng/năm/học sinh cho kênh liên lạc mới, chưa có gì khác biệt không hợp lý.
“Thông tin tôi nắm được từ một số phụ huynh khác, chất lượng sổ liên lạc điện tử rất tệ, gần như không có nội dung, thông tin gì mà phải chi 1.000 đồng/ngày như lời giải thích của giáo viên. Đối với con cái, tôi không tiếc tiền nhưng khoản thu phải xứng đáng, hợp lý, thiết thực, hiệu quả, giúp ích cho cả hai phía”, vị phụ huynh bày tỏ.
Ông đặt câu hỏi liệu giáo viên có đủ thời gian để cập nhật thường xuyên tình hình của học sinh qua sổ liên lạc điện tử không. Nếu không, sổ không có thông tin gì mấy, số tiền 30.000 đồng/tháng mà phụ huynh phải bỏ ra không đáng.
Ông Dũng nói thêm trong học kỳ I, gia đình ông dùng sổ liên lạc điện tử nhưng chỉ xem được nội dung điểm danh, xin nghỉ học. Các nội dung khác, vợ chồng ông chưa xem được vì chưa đóng tiền.
Trao đổi với Zing về khoản thu sổ liên lạc điện tử, bà Nguyễn Thị Bình Minh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thăng Long, khẳng định đây là khoản tự nguyện. Điều này được ghi trong công văn của Sở GD&ĐT.
Bà cho hay, trong công văn đôn đốc triển khai phần mềm truyền thông giáo dục hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành ngành GD&ĐT, sở lưu ý các trường “sử dụng nhóm chức năng mở rộng, nâng cao trên phần mềm lựa chọn mức thu phù hợp với dịch vụ cung ứng và trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh”.
Video đang HOT
Do đó, nếu chỉ dùng phiên bản miễn phí, phụ huynh vẫn có thể sử dụng các chức năng điểm danh, thông báo, xin phép nghỉ học hay cập nhật điểm số. Bà Minh nói thêm trường còn yêu cầu giáo viên trao đổi cả qua sổ liên lạc điện tử và nhóm lớp để cha mẹ học sinh nắm thông tin.
Trong học kỳ I, trường sử dụng bản miễn phí. Thông qua cuộc họp phụ huynh vừa qua, trường giới thiệu phiên bản miễn phí và nâng cao để phụ huynh lựa chọn.
“Đương nhiên, phiên bản miễn phí không bằng bản mở rộng. Theo thông tin các lớp báo về, gần như 100% phụ huynh nhất trí sử dụng. Một số phụ huynh có ý kiến, trường định trao đổi lại để nắm ý kiến, đồng thời tìm hiểu xem liệu có phải khi trao đổi, giáo viên chưa rõ ý khiến phụ huynh hiểu nhầm”, bà Minh nói.
Trường học sử dụng nhóm zalo, viber tuyên truyền phòng chống rét
Đa dạng hoá giờ sinh hoạt cuối tuần, đầu tuần, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cách phòng chống rét là hoạt động được các trường học tại Thái Bình đặc biệt chú trọng trong đợt rét này.
Cô trò Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ học.
Tại Trường Tiểu học-THCS An Vũ (Quỳnh Phụ, Thái Bình), những ngày gần đây, giờ sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần có thêm nhiều hoạt động mới: tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu về cách phòng chống rét, thi hiểu biết về phòng chống bệnh mùa đông, thi "Em là nhân viên y tế nhỏ tuổi"...
Không còn báo cáo, nhận xét khô khan, đơn điệu, tiết sinh hoạt thực sự trở thành một hoạt động tập thể được học sinh tham gia hào hứng. Vừa chơi, vừa học, kiến thức về phòng chống rét vì thế được "ngấm" một cách rất tự nhiên, hiệu quả.
Phát huy việc sử dụng nhóm zalo, viber trong tuyên truyền phòng chống rét.
"Học sinh có kiến thức, kỹ năng về nội dung này sẽ không chỉ giúp mình mà còn giúp người khác phòng chống bệnh". Chia sẻ điều này, cô Hiệu trưởng Mai Thị Bích Nguyện cho biết: Giáo dục học sinh có kỹ năng sống là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Các biện pháp của trường, sự nhắc nhở của giáo viên đến học sinh là quan trọng, nhưng việc để các em tự ý thức với sức khỏe của mình cũng quan trọng không kém.
Do đó, các lớp đều có góc tuyên truyền các biện pháp phòng chống rét và các bệnh dễ mắc trong mùa đông cho học sinh. Việc tuyên truyền phòng chống rét, bảo vệ sức khoẻ còn được thực hiện thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh của xã, trong chương trình phát thanh măng non của Đội, các giờ chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần...
Nội dung phòng chống rét, bảo đảm sức khỏe học sinh được Trường Tiểu học-THCS An Vũ tổ chức cho học sinh trong các buổi sinh hoạt đầu tuần.
Bên cạnh tăng cường giáo dục kỹ năng sống, ngay từ đầu mùa đông, Trường Tiểu học-THCS An Vũ đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống rét để giữ ấm cho học sinh.
Trong đó, rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, bảo đảm đầy đủ hệ thống cửa chắn gió, điện chiếu sáng. Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giữ ấm cho hoc sinh, duy trì tốt nền nếp học tập và sĩ số học sinh đến lớp. Phối kết hợp y tế xã tăng cường khám sức khoẻ định kì cho hoc sinh. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên liên lạc phụ huynh, nắm bắt lịch học tập của trường. Ngày rét đậm, học sinh không phải mặc đồng phục mà chỉ cần mặc gọn gàng, đủ ấm bảo đảm sức khoẻ...
Trẻ Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình) được chuẩn bị nệm, chăn ấm trong giờ ngủ trưa.
Các trường học trên địa bàn huyện Thái Thụy, Thái Bình cũng tập trung nhiều giải pháp bảo đảm sức khỏe học sinh mùa rét.
Tại Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình), giáo viên cũng tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, nhất là cách phòng tránh rét cho các trẻ. Công tác truyền thông, phối hợp với gia đình được nhà trường chú trọng, giúp công tác chăm sóc sức khỏe trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
Chia sẻ của cô Giang Thị Hải An, Hiệu trưởng Trường mầm non Thái Thượng, ngay từ những ngày đầu mùa đông, trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, trường đã chủ động triển hai các biện pháp phòng chống rét kịp thời để giữ ấm cho trẻ, bảo đẩm các lớp học đều trải thảm xốp, chăn đệm ấm; trang bị bình ủ nước nóng, bảo đảm nước ấm về mùa đông.
Tất cả các lớp học của trường đều có hệ thống cửa kính nên phòng học ấm áp. Bữa ăn những ngày rét được nhà trường quan tâm hơn với các món ăn luôn thay đổi, cải thiện theo ngày, điều chỉnh khẩu phần ăn, tăng cường lượng đạm, thức ăn khi ăn luôn bảo đảm vẫn đủ độ nóng.
Trường chuẩn bị chu đáo giúp học sinh chống rét.
"Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để tuyên truyền tới cha mẹ học sinh, đồng thời có biện pháp chủ động phòng chống. Theo dõi bản tin thời sự địa phương lúc 20h10 ngày hôm trước để thông tin ngay trong nhóm zalo của lớp về tình hình đi học của trẻ ngày hôm sau.
Trong trường hợp học sinh không nghỉ học, nhà trường cũng chủ động điều chỉnh thời gian đón muộn hơn trong những ngày rét đậm, rét hại để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Việc tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ cũng phù hợp với điều kiện thực tế, nếu trời quá lạnh không cho trẻ ra sân mà chỉ hoạt động nhẹ nhàng trong lớp.
Nếu nhiệt độ giảm dưới 10độC, nhà trường sẽ cho các con nghỉ học và phát huy việc sử dụng nhóm zalo; dạy video, zoom (đã được triển khai trong dịp cách ly Covid-19). Việc dạy video sẽ giúp phụ huynh quản lý trẻ tại nhà đồng thời các con vẫn nắm được nội dung kiến thức." - cô Giang Thị Hải An cho hay.
Không chỉ riêng Trường mầm non Thái Thượng, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Thái Thụy cũng triển khai tốt các hoạt động này. Theo Trưởng phòng GD&ĐT Thái Thụy, ông Đỗ Trường Sơn, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo cụ thể đến các nhà trường và các trường đều triển khai nghiêm túc với nhiều biện pháp cụ thể. "Các trường thực hiện che chắn gió, 100% trường có thảm trải nền cho trẻ mầm non, có dép đi riêng trong phòng học..." - ông Đỗ Trường Sơn chia sẻ.
Cô trò Trường mầm non Thái Thượng (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ học.
Liên quan đến nội dung này, Sở GD&ĐT Thái Bình đã có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến của gió mùa Đông Bắc, rét đậm, rét hại; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến diễn biến thời tiết cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh chủ động phòng, chống rủi ro do rét đậm, rét hại.
Đồng thời, tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện tốt công tác phòng chống rét đậm, rét hại và giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản do thời tiết cực đoan gây ra.
Sở GD&ĐT Thái Bình lưu ý các trường theo dõi bản tin thời tiết trên Đài Phát thanh và Truyền hành Thái Bình vào lúc 20h10 ngày hôm trước để quyết định việc cho học sinh nghỉ học ngày hôm sau.
Cụ thể, với học sinh mầm non và tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 100C; học sinh cấp THCS nghỉ học khi nhiệt độ dưới 70C.
Thông tin cụ thể việc nghỉ học của học sinh tới tất cả giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; yêu cầu giáo viên chủ động phối hợp với phụ huynh trong việc quản lý và hướng dẫn học sinh học tập tại nhà.
Vai trò "cố vấn" của người thầy trong đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học là giải pháp then chốt thực hiện CTGDPT 2018. Trong đó giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải "cố vấn", tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học. Trong giờ học tại Trường THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Đại Quang Yếu tố quyết định Theo chia...