Phụ huynh sửng sốt với món ‘canh gà Thọ Xương’
Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết “tiếng chuông Trấn Vũ” là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn “ canh gà Thọ Xương” là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8.
Chia sẻ với VnExpress, một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món “canh gà Thọ Xương”. Anh hoảng hốt hỏi “ai nói với con có món này?”, thì được trả lời là “ cô giáo dạy Văn”.
Để khẳng định lời mình nói là đúng, cô bé đem cho bố xem vở tập làm văn có bài cảm nhận về 4 câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương / Mịt mù khói tỏa ngàn sương / Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”. Kiểm tra vở của con, anh sốc nặng khi thấy bài viết chữ nguệch ngoạc, sai cả chính tả lẫn nội dung nhưng vẫn được cô cho 8 điểm.
“Đầu tiên, cảm giác của tôi là bàng hoàng. Bài văn câu chữ không được uốn nắn. Tôi không làm nghề giáo nhưng cũng biết ý chính của cụm từ “tiếng chuông Trấn Vũ” không nghiêng hẳn về nét đẹp truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Tôi có bảo với con “nếu đây là đền Hùng” thì ý này sẽ rõ hơn. Còn đọc đến đoạn “món ăn đặc sản là canh gà Thọ Xương thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa”, vị phụ huynh bức xúc.
Anh kể, sau phút sửng sốt, anh gặng hỏi con và cháu vẫn trả lời “cô dạy thế”. Cháu nói “nhiều bạn lớp con làm thế, chẳng lẽ chúng con nghĩ sai giống nhau?”. Thực tế, nội dung con viết sai trong bài không được cô gạch chân, trong khi cô vẫn sửa các chữ viết tắt như “4″ thành “bốn”, “dc” thành “được” và cuối bài còn phê “Có ý thức làm bài…”, và cho điểm 8 .
Bài văn của học sinh lớp 7A10, ghi “canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng của Hà Nội”, nhưng cô giáo không sửa mà vẫn cho điểm 8. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.
Để kiểm tra thông tin, anh gọi điện cho một số bạn học của con gái, hỏi về bài kiểm tra. Một nam sinh kể: “Con được cô dạy như thế. Con viết nguyên vào bài và về nhà bị bố mắng”.
Video đang HOT
Chung nỗi bức xúc, một phụ huynh khác cho hay, khi kiểm tra vở của con, anh cảm thấy lạ khi thấy viết “canh gà Thọ Xương” là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây. Trước đó, con có nói đến điều này nhưng anh tưởng rằng cháu nói đùa. Anh phân tích rằng “canh gà Thọ Xương” là tiếng gà báo sang canh thì cháu nói “cô giáo dạy như thế”.
Phụ huynh này tâm sự, không hiểu tại sao cô giáo lại có thể nhầm lẫn đến mức độ như thế được. Trong bài kiểm tra của con trai anh, cô không gạch chân chỗ cháu viết sai, mà còn cho 7 điểm và khen làm tốt. Theo anh, kể cả khi cô không dạy, đứa trẻ viết như thế thì cô phải sửa và không được cho điểm cao.
“Không phải một mình con tôi mà rất nhiều cháu nhầm lẫn như nhau. Khi chấm bài, cô không phản ứng gì chứng tỏ cô đồng tình với học sinh. Các cháu trong trắng như tờ giấy, làm sao có thể nói khác đi được”, anh chia sẻ.
Còn một nữ sinh lớp 7A10 khẳng định: “Cô giáo đã dạy cho bọn con như thế. Cô dạy thế nào, chúng con làm bài tập như vậy. Khi cô chấm cũng không gạch ý này và còn cho con điểm cao”.
Trao đổi với VnExpress.net, bà Ngô Thị Hà, Hiệu phó THCS Lomonoxop cho biết, khi nghe thông tin bà cũng rất sốc. Bà đã yêu cầu giáo viên thu toàn bộ vở của học sinh để kiểm tra. Chính bà cũng bất ngờ khi thấy không chỉ một, mà nhiều em đã viết “canh gà Thọ Xương” là món ăn nổi tiếng của Hà Nội.
“Người dạy văn lớp 7A10 hôm đó là cô Hà Thu Thủy. Chúng tôi đã yêu cầu cô viết bản tường trình, nói lại sự việc trước tổ Văn của trường”, bà Hà nói.
Trong khi đó, cô Thủy cho hay, buổi học có bài tập cảm nhận về bốn câu thơ nêu trên diễn ra sáng 12/9 và chiều cùng ngày cả lớp ôn tập rồi làm bài kiểm tra một tiết. Cô ra hai đề trong đó có đề cảm nhận về bốn câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà…”.
“Tôi yêu cầu các em tự cảm nhận, cô không gợi ý, sau đó thu vở một số em để chấm. Trong khi chấm, thấy nhiều học sinh hiểu nhầm ‘canh gà Thọ Xương’ là món canh gà, trong khi hiểu đúng phải là ‘tiếng gà báo sang canh’”, cô Thủy kể và cho hay, lúc trả bài đã nói lớp có nhiều bạn làm sai, nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ.
Cô Thủy cũng giải thích, do lúc ấy cuối giờ, lớp khá ồn và lộn xộn nên học sinh không nhớ để sửa ngay. Cô sơ suất không kiểm tra lại vở các con và không sửa chu đáo vào ngày hôm sau.
“Tôi xin lỗi phụ huynh vì đã không sửa bài thấu đáo cho con và cảm ơn phụ huynh có phản hồi để tôi có thể nhận ra sai sót nghiệp vụ sư phạm của mình. Tôi đã khắc phục bằng cách hướng dẫn học sinh sửa và giảng lại cho các con hiểu. Bài ca dao tôi cho các con làm cũng là bài ca dao ngoài chương trình, tôi muốn các con ôn luyện để hiểu hơn nét đẹp của Hà Nội vì các con là học sinh thủ đô”, cô Thủy nói.
Còn thầy Trần Trung, Tổ trưởng tổ Văn cho hay, khi nghe chuyện, thầy đã nghĩ “làm sao có cách dạy ngớ ngẩn như vậy được?”. Theo thầy Trung, sai lầm lớn nhất của cô Thủy là không cắt nghĩa một cách tường minh cho học sinh biết rằng, đó là cách hiểu sai, đó là đêm năm canh ngày sáu khắc, chứ không phải món ăn.
Theo VNE
Ấn tượng với nữ sinh 3 lần đỗ thủ khoa
Là thủ khoa vào khối chuyên Văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), năm 2008 Vũ Hồng Nhung tiếp tục đứng đầu kì thi của SV hệ chất lượng cao, khoa Ngữ văn, ĐH SPHN. Mới đây, cô bạn đỗ thủ khoa tốt nghiệp ngành SP Ngữ văn với điểm học tập toàn khóa 8.71/10.0.
Hồng Nhung là một trong số 107 thủ khoa khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo khi từ cụ nội là thầy đồ dạy chữ Nho, bố là thầy giáo dạy Văn còn mẹ dạy Toán tiểu học, cô bé Vũ Hồng Nhung sớm đã ngấm vào máu của mình tình yêu với phấn trắng, bảng đen. Ngày còn nhỏ, Nhung thích học Toán hơn nhưng trong cuộc thi "Hội thi kể chuyện theo sách toàn quốc bậc tiểu học toàn quốc", cô bạn đạt giải Nhì và em đã đến với môn Văn một cách tự nhiên. Mỗi bài văn, bài thơ đều mang lại cho Nhung những cảm xúc và sự rung động thật sự để rồi em gắn tâm hồn mình với môn Văn càng sâu đậm hơn khi quyết định thi vào khối chuyên Văn của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (tỉnh Nam Định).
Với những thành tích đạt được như giải Văn kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 12, Vũ Hồng Nhung càng xác định đi hướng nghề nghiệp theo đuổi cho mình. Lúc bấy giờ nhiều người khuyên em nên thi Luật hay Báo chí bởi ngành nghề đó năng động và phù hợp với xã hội hiện đại, tuy nhiên em lại chọn con đường đi cho mình đó là mong muốn được làm một cô giáo dạy Văn. Nhớ lại điều này, Nhung tâm sự: "Em cũng suy nghĩ nhiều lắm nhưng được làm điều mình thích và đam mê là tuyệt nhất. 4 năm học văn ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, với em lúc nào cũng là những giây phút thú vị và dạy cho em rất nhiều điều nhân văn và ý nghĩa".
Với điểm học tập toàn khóa 8.71/10.0, Hồng Nhung đỗ thủ khoa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2012.
Chia sẻ về chuyên ngành học của mình, Nhung cho biết bộ môn nào cũng có những vẻ đẹp và giá trị riêng, tuy nhiên bản thân em lại thích văn học ViệtNam hiện đại nhất. Từ khi còn học phổ thông, Nhung đã rất ngưỡng mộ những người thầy như GS. Nguyễn Đăng Mạnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Bình, TS. Chu Văn Sơn... và một điều may mắn đó là sau này em lại được học chính các thầy cô giáo này khiến cho tình yêu với văn chương như có thêm sức mạnh để bản thân mình gắn bó với nó nhiều hơn.
Với Nhung, học Văn giúp em giàu có hơn về mặt tâm hồn, tình cảm, dạy cho em nhiều bài học trong cuộc sống hàng ngày về cách đối nhân xử thế. Và hiện tại đã tốt nghiệp ra trường thì chính môn Văn cũng đang giúp em có một công việc ổn định để lo lắng được cho cuộc sống và tiếp tục sống với đam mê.
Bàn luận về vấn đề ngày nay có rất nhiều bạn trẻ ngại học Văn và lười học Văn, Nhung thẳng thắn nói lên quan điểm của mình: "Học Văn giúp tâm hồn sẽ phong phú hơn, giàu xúc cảm, dễ rung động và nhạy cảm, hay suy nghĩ hơn. Tuy nhiên cần hiểu chính xác môn Văn học là một bộ môn khoa học vì thế học văn đòi hỏi mỗi người bên cạnh cảm xúc và sự tinh tế, cần phải có lí trí tỉnh táo, tư duy logic, mạch lạc khi nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm. Không phải cứ học Văn là lúc nào cũng mơ màng, bay bổng, thả hồn mình trên mây trên gió như nhiều người vẫn nghĩ".
Chia sẻ về dự định trong tương lai Nhung cho biết em mong muốn trở thành một cô giáo dạy Văn giỏi vì thế em sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các thày cô giáo đi trước, để làm tốt công tác chuyên môn và dự định học tiếp lớp Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại.
Bảng thành tích ấn tượng của thủ khoa Vũ Hồng Nhung: Huy chương bạc nghiệp vụ sư phạm toàn quốc năm 2009 - 2010 Giấy khen sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của trường ĐH Sư phạm Hà Nội Giải nhì thuyết trình văn học, giải nhất ứng xử sư phạm cấp khoa Bằng khen vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2010 - 2011 của Bộ GD-ĐT Giải thưởng Sao Tháng Giêng năm học 2010- 2011 của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên của Thành đoàn Hà Nội Giải thưởng thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Phạm Oanh
Theo dân trí
Cô thủ khoa kép '5 trong 1' Hai năm thi làm cô giáo dạy Văn không thành, Loan rẽ hướng sang ngành SP Âm nhạc. Vừa phải làm thêm để tự nuôi mình rồi nghiên cứu khoa học, yêu và lấy chồng nhưng ở vị trí nào bạn đều làm tốt. Tháng 8/2012, Loan nhận tin là thủ khoa đầu vào và đầu ra của Trường ĐH Sư phạm Nghệ...