Phụ huynh “soi” cô giáo lớp 1
Con đi học đã gần một tháng, các phụ huynh lớp 1 đã có nhiều chuyện để “buôn” về cô giáo của con.
Năm đầu con đi học, các mẹ lo đủ điều. Ngoài việc học – dù ở lớp 1 giờ đã khá nhẹ nhàng, sách vở để trên lớp, không có bài tập về nhà – phụ huynh còn chú ý nhiều tới cách cư xử của giáo viên.
Ảnh minh họa
“Mới vào học, tôi thì chưa biết cô giáo của con thế nào mà mỗi lần hỏi thăm tình hình học tập của con là cô nói chuyện rất lạnh lùng, chả có thiện cảm gì cả. Vừa chán vừa lo cho con” – chị Hà My than thở.
“Y như rằng, hôm trước đón về, thấy con mặt buồn so, hỏi chuyện con nói trong giờ học con với bạn nghịch, lấy bút chì chọc vào người nhau. Kết quả là cô tịch thu bút chì, vứt sọt rác. Con nói tiếc cái bút chì lắm, nhưng sợ cô nên lúc về không dám ra nhặt lại.
Có những chuyện với người lớn là nhỏ, nhưng trẻ con lại bị ấn tượng và nhớ rất lâu. Tôi thấy giá như cô không có hành động vứt bút của các con vào sọt rác, mà giữ lại để cuối giờ hoặc hôm sau trả lại cho các con, chúng nó sẽ nhớ mà yêu cô hơn, chứ không phải mang một nỗi sợ cô như thế”.
Một mẹ khác thì lại than phiền về cách cô dạy: “Con mình năm nay mới vào lớp 1. Đầu năm cô phát một tờ giấy ghi các chữ cái, các vần, một mặt ghi bảng cộng trừ từ 1 đến 10 bảo về cho bé học thuộc. Chữ cái, vần thì phải học thuộc là đúng rồi nhưng toán sao không dạy bé cách tính mà bắt học thuộc? Mà mới đầu năm thôi nhé. Cũng may mà tôi có day bé đọc trước các vần đơn giản, toán cộng trừ đơn giản rồi, nếu không cho học trước chắc vất vả lắm”.
Đến đón con 4 ngày thì gặp 2 ngày chứng kiến cảnh cô mắng các phụ huynh khác vì cho con đi học muộn. “Mặt cô lúc nào cũng lạnh như tiền, muốn hỏi thăm tình hình học tập của con cũng phát ngại. Nhưng chưa kịp hết ngại thì tới hôm qua đi đón con, cô mời vào gặp và nói “Con chắc về nhà ít tập đọc nên đọc chậm” – Chị Lan Anh kể chuyện.
Video đang HOT
“Về lý mà nói, vào lớp 1 các con mới bắt đầu học chữ, mới học chính thức chưa được một tuần, còn trước đó, từ giữa tháng 8 mỗi tuần con học 4 buổi. Mà theo nhận xét của tôi lúc cùng ôn bài với con, tôi thấy con nhận mặt chữ tốt. Đem chuyện kể với bạn bè có con lớn hơn, có chị còn cười bảo chuẩn bị mà đăng ký tự nguyện học thêm cô. Chẳng biết có đúng không nữa?”
Tuy nhiên, không phải ấn tượng ban đầu về các cô lớp một chỉ là những chuyện không hay.
Chị Yến Ngọc chưa trò chuyện được nhiều với cô giáo của con, nhưng một hành động mới đây làm chị rất yên tâm.
Những cô giáo khiến phụ huynh an tâm
“Hôm trước, tôi đưa tiền cho con mang tới lớp nôp bảo hiểm y tế. Chăc cô co xem hô sơ thi thây nha co ngươi lam bô đôi nên goi điên lại cho tôi, hoi căn kẽ lai nha co ai lam trong lươc lương vu trang, co bảo hiểm cho con chưa ma mua ơ trương? Tôi trả lời là chưa lam bảo hiểm cho con theo tiêu chuân đo nên mua theo lơp, cô nói thế là được rồi. Noi chung, tôi cam thây cô kha cân thân nên cũng bớt lo lắng cho việc học của con trong năm đầu tiên”.
“Tôi rất may mắn vì chọn được cô giáo rất tình cảm cho con” là chia sẻ của chị Lưu Hà.
“Ngày khai giảng, có bạn tè dầm, tôi thấy cô dẫn bạn đi thay đồ. Trời hôm đó oi nóng, tôi để ý cô xoay xở tìm cái quạt phe phẩy cho các con.
Có hôm đưa con đến, bỗng con òa khóc đòi về. Cô tới ôm con vào lòng, hỏi han, dỗ dành con rồi còn bảo với tôi là “Chị cứ đi làm đi, để cháu em dỗ, một tí nữa là con sẽ hết khóc thôi”, làm tôi cảm động lắm.
Hôm trước nhận được tin nhắn eschool là con thích học toán, học toán nhanh, đọc to rõ ràng – thấy đúng là cô nhận xét kỹ càng chứ không phải những tin nhắn chung chung cháu nào cũng được, nên tôi thấy yên tâm con mình đã có được cô giáo tốt”.
Theo vietnamnet
Trường ĐH phong GS, PGS cho giảng viên
(PL)- Nhà trường cho biết việc phong tặng có thể áp dụng với cả người ngoài trường nếu họ có nhu cầu.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang triển khai thực hiện việc phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cho cán bộ, giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài nhà trường.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về cách làm mới mẻ này,TS Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý phát triển KH&CN Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết việc này được triển khai trên cơ sở tìm hiểu, vận động cách thức các trường ĐH uy tín trên thế giới vào tình hình thực tế của trường.
Tuy mới nhưng trường rất tự tin
"Mục đích bổ nhiệm này nhằm phân công nhiệm vụ các thành viên ở các khoa, phòng rõ ràng hơn, hướng đến phát triển khoa học của nhà trường" - TS Út nhấn mạnh.
TS Út chia sẻ trước lúc bắt tay thực hiện việc bổ nhiệm GS, PGS, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tham khảo hoạt động của các trường ĐH ở các nước tiên tiến trên thế giới, xem họ đưa ra tiêu chí như thế nào về việc bổ nhiệm trợ lý GS, PGS, GS.
Các nội dung, quy định về việc bổ nhiệm GS, PGS sẽ được thông báo rộng rãi trên website của trường để các nhà khoa học, cán bộ đăng ký nếu họ thấy mình xứng đáng được bổ nhiệm. Ngoài ra, các nhà khoa học bên ngoài trường có nhu cầu cũng có thể đăng ký. "Trường làm việc này tuy mới nhưng rất tự tin vì tiêu chuẩn của trường tiếp cận với tiêu chuẩn của nhiều trường trên thế giới" - ông Út nói.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện việc tự phong GS, PGS được coi là việc làm mới mẽ của giáo dục Việt Nam. Trong ảnh: Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Tôn Đức Thắng. Ảnh: P.ĐIỀN
Sử dụng cả hai danh xưng?
Trước băn khoăn đối với các giảng viên, nhà khoa học đã được Nhà nước phong PGS, GS rồi nay Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục bổ nhiệm theo cách riêng của trường liệu có sự chồng lấn, TS Út cho rằng đây là quy định nội bộ của trường, tuy nhiên các giảng viên, nhà khoa học có thể sử dụng song song cả hai.
Ông Út chia sẻ: Một nhà khoa học khi được bổ nhiệm vào một chức vụ chuyên môn, thứ nhất là vinh dự, thứ hai là trách nhiệm và chế độ, chính sách kèm theo. Khi được bổ nhiệm, anh phải có công trình nghiên cứu phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tương ứng chức vụ chuyên môn được giao. Tất cả đều có quy chuẩn và đã được tham vấn các nhà khoa học trong nước.
Hằng năm đều có đánh giá lại
Vậy so với tiêu chí phong hàm của Hội đồng Chức danh GS nhà nước liệu có cách biệt nào? Ông Út nói: "Tôi thấy chưa có gì cách biệt. Việc các trường bổ nhiệm GS, PGS của trường cũng là cách làm ở các nước tiên tiến. Mỗi nước có cách làm riêng nhưng mình thấy điều gì tiến bộ thì vận dụng vào thực tế của trường.
Ông Út phân tích thêm: Đây là việc bổ nhiệm chức vụ nên hằng năm đều được đánh giá anh đã làm gì, có công trình nghiên cứu nào. Sau một thời gian mà không hoàn thành nhiệm vụ sẽ miễn nhiệm chức vụ đó.
Theo PL
Giờ kiểm tra đặc biệt của học sinh lớp 1 Cô giáo reo lên hạnh phúc như chính cô là người giải được bài toán này: "Em thật xuất sắc! Em là người đầu tiên làm đúng bài toán này trong lớp cho tới thời điểm này. Mẹ em chắc chắn đang rất tự hào về em!". Nhận biết màu sắc Và buổi kiểm tra bắt đầu. Các câu hỏi được cô lần...