Phụ huynh phản pháo kết quả chấm thẩm định cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia
Bộ GD-ĐT vừa thông báo kết quả đánh giá theo biên bản của hội đồng chấm thẩm định đối với các dự án khoa học kỹ thuật có đơn khiếu nại.
Theo đó, 4 dự án được trao giải nhất bị cho là chấm không công bằng thì sau khi chấm thẩm định vẫn giữ nguyên kết quả. Hai dự án bị kiến nghị có hàm lượng khoa học vẫn không được giải sau chấm thẩm định.
Liên quan đến vấn đề này, ông N.T. S và N.V.T – các phụ huynh có con tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia phản ánh, theo Điều 8, 15, 17, 18 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT về Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (ViSEF), việc thành lập hội đồng thẩm định, quy trình chấm thi và các tiêu chí chấm thi đã được nêu ra chi tiết và cụ thể.
Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng cũng như các quy trình, phương pháp và tiêu chí ở lần đánh giá và thẩm định lại đề tài này lại không hề được nói đến trong công văn.
Vậy Bộ GDĐT đã thành lập hội đồng dựa trên những tiêu chí nào, cơ cấu và thành phần BGK như thế nào, nhiệm vụ và quyền hạn BGK gồm những gì? Quy trình thẩm định lại đề tài như thế nào? Các tiêu chí đánh giá được thực hiện dựa trên thang điểm nào để cho ra kết quả chấm thẩm định?”.
Các phụ huynh này cũng cho biết thêm, các tiêu chí chấm điểm bao gồm: Câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu: 10 điểm; Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; Thực hiện kế hoạch nghiên cứu: 20 điểm; Tính sáng tạo: 20 điểm; Gian trưng bày: 10 điểm; Trả lời phỏng vấn: 25 điểm
Tuy nhiên, quá trình thẩm định lại đề tài được thực hiện sau khi cuộc thi đã kết thúc nên việc thẩm định chỉ dựa vào hồ sơ dự án (tổng 45 điểm).
Những tiêu chí quan trọng như: Tính sáng tạo của đề tài, gian trưng bày (các thiết bị, mô hình và mô phỏng của dự án kỹ thuật, cách thức hoạt động và khả năng thực tế của sản phẩm…) và trả lời phỏng vấn (Sự hiểu biết về cơ sở khoa học, sự giải thích và hạn chế của dự án, sự thừa nhận khả năng tác động về khoa học, xã hội hoặc kinh tế, …) lại bị lược bỏ.
Việc đánh giá, thẩm định đề tài chỉ với nửa non số điểm 45/100 hoàn toàn thiếu sự chính xác, tính khách quan và vi phạm quy chế đánh giá theo quy định.
Video đang HOT
Lễ trao giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia khu vực phía Bắc
Đó là chưa kể một số đề tài đã vi phạm quy chế về những vật không được phép trưng bày tại cuộc thi. Hơn nữa, có 5 dự án đạt giải nhất, 13 giải nhì và 4 giải ba, có đề tài trùng lặp về mặt giải pháp, kết quả với các nghiên cứu, sản phẩm thị trường đã công bố, hoàn toàn không có tính mới, tính sáng tạo.
Tuy nhiên, các dự án này vẫn được hội đồng thẩm định phê duyệt cho đủ điều kiện tham gia dự thi, thậm chí đạt giải cao trong cuộc thi khoa học lớn nhất toàn quốc. Điều này làm dấy lên nghi vấn về việc thẩm định đề tài trước khi đánh giá còn chưa được chính xác, đầy đủ và chặt chẽ.
Theo infonet
Kết quả thẩm định vụ phụ huynh "tố" trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
Ngày 22/3, Bộ GD&ĐT đã có công văn trả lời ý kiến phụ huynh thông báo kết quả thẩm định dự án Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia. Theo kết quả đánh giá một số dự án mà phụ huynh "tố" có vấn đề, Hội đồng thẩm định kết luận: "Phù hợp với kết quả đánh giá của Ban Giám khảo cuộc thi".
Cụ thể, trong công văn trả lời với phụ huynh Vũ Thị Xuân Hương, Bộ GD&ĐT cho biết, đã tiến hành chấm thẩm định các dự án sau: "Sự bùng nổ của hiện tượng thích mạo hiểm ở thanh thiếu niên - tác động của nó lên vỏ não và hệ thống limbic"; "Nghiên cứu chỉ số hạnh phúc học đường của học sinh trung học phổ thông"; "Học sinh thủ đô quảng bá giá trị di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám để phát huy truyền thống hiếu học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0".
Kết quả của Hội đồng thẩm định đối với các dự án nói trên như sau:
Dự án "Sự bùng nổ của hiện tượng thích mạo hiểm ở thanh thiếu niên - tác động của nó lên vỏ não và hệ thống limbic": mẫu nghiên cứu chưa phù hợp với đối tượng nghiên cứu; tính thực tiễn để giải quyết các vấn đề xã hội chưa thể hiện rõ trong đề tài; Phần xã hội hành vi bị tác động không rõ dẫn đến các giải pháp đưa ra chưa phù hợp.
Dự án "Nghiên cứu chỉ số hạnh phúc học đường của học sinh trung học phổ thông", đề tài có câu hỏi nêu vấn đề nghiên cứu rõ ràng, có đóng góp vào thực tiễn; phương pháp nghiên cứu phù hợp với trình độ học sinh; có số liệu đầy đủ, có độ tin cậy; có sự sáng tạo trong vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu; chất lượng đề tài được nghiên cứu tốt.
Dự án "Học sinh thủ đô quảng bá giá trị di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám để phát huy truyền thống hiếu học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", câu hỏi nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy; có sự rõ ràng về cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu, các biến số hợp lý, phù hợp, mô hình thực nghiệm đơn giản và có tính ứng dụng cao; dữ liệu đầy đủ, thu thấp và phân tích dữ liệu tốt; Dự án có sự sáng tạo về phương pháp và nội dung.
Bộ GD&ĐT kết luận: Kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định đối với cả 3 dự án trên là phù hợp với kết quả đánh giá của Ban Giám khảo cuộc thi.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT tham quan gian hàng trưng bày của học sinh tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2019
3 dự án kết quả đều không thay đổi
Với phản ánh của phụ huynh Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Văn Tuấn, Bộ GD&ĐT cho biết, Hội đồng đã tiến hành chấm thẩm định các dự án: "Chế tạo máy tự hành chăm sóc và thu hoạch cây ăn quả mô phỏng hoạt động của con người"; dự án "Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm"; dự án "Máy cắt tỉa cây cảnh sử dụng ắc quy và pin năng lượng mặt trời".
Theo đó, kết quả đánh giá theo Biên bản của Hội đồng chấm thẩm định với các dự án trên như sau:
Dự án "Chế tạo máy tự hành chăm sóc và thu hoạch cây ăn quả mô phỏng hoạt động của con người", các nghiên cứu liên quan chưa đề cập, chưa trình bày các ưu, nhược điểm của từng nghiên cứu tương đồng; tên đề tài không sát với nội dung (tên đề tài nói chung về cây ăn quả nhưng báo cáo thì nói về quả thanh long); Chưa trình bày rõ phương án nghiên cứu.
Về tiến hành nghiên cứu; thu thấp dữ liệu và phân tích dữ liệu thì chỉ có kết quả chọn quả nhưng thiếu độ tin cậy (vì chọn 600 quả không biết trong thời gian bao lâu); phần di chuyển của robot và thao tác chưa có minh chứng kết quả dẫn đến thiếu độ tin cậy và kết quả nghiên cứu;
Thiếu sơ đồ các thuật toán (ví dụ như thuật toán điều khiển cánh tay, nhận dạng...).
Sản phẩm cuối cùng không có hình ảnh minh chứng. Không thấy đưa ra cấu tạo cơ khí dao cắt lắp đặt ở đâu (đây là bộ phận rất quan trọng trong quá trình cắt quả thanh long).
Phần thiết kế cơ khí cần phải xác định điểm trọng tâm của hệ thống nằm ở chân để xa sẽ không bị lật; Chưa mô tả cụ thể phương pháp tinh chỉnh, đây là phần quan trọng để tăng độ chính xác nhận dạng thu hoạch quả.
Công của học sinh có thể coi là đã lắp ráp của một hệ hay máy, đã kết cấu được một hệ mạch điện tử cho cơ cấu robot.
Về dự án "Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm", vấn đề nghiên cứu rõ ràng, giải pháp thực hiện thực tế; kế hoạch và phương pháp nghiên cứu phù hợp. Sản phẩm hoàn chỉnh của đề tài đã được thử nghiệm có hiệu quả rõ rệt; Đề tài đã sử dụng các vật liệu dễ kiếm, dễ gia công, kết hợp với các thiết bị hiện có một cách hợp lý.
Về dự án "Máy cắt tỉa cây cảnh sử dụng ắc quy và pin năng lượng mặt trời" Hội đồng chấm thẩm định nhận định: Ý tưởng sử dụng pin năng lượng mặt trời thay thế máy dùng xăng, dầu là hợp lý và phù hợp với thực tiễn; máy đã được sản xuất và đưa vào sử dụng có giá thành rẻ; kết cấu của máy gọn nhẹ, dễ chế tạo.
Kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định đối với 3 dự án nói trên là phù hợp với kết quả đánh giá của Ban Giám khảo Cuộc thi.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Trao 13 giải Nhất cuộc thi KHKT khu vực phía Nam Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 khu vực phía Nam vừa kết thúc sáng nay 19/3 với 13 dự án được trao giải Nhất. Các dự án được giải Nhất của các nhóm lĩnh vực cũng đã tham gia phần thi bằng tiếng Anh để chọn đội tuyển dự thi...