Phụ huynh phản đối thu chi học phí của trường
Hơn 20 phụ huynh Tiểu học Trần Văn Ơn ( quận Tân Bình) cầm băng rôn giữa sân trường yêu cầu hiệu trưởng minh bạch khoản thu chi học phí, chiều 30/6.
Động thái này diễn ra sau nhiều lần nhóm phụ huynh làm việc với trường về các khoản học phí các môn tiếng Anh, kỹ năng sống nhưng không giải quyết được. Nhiều cảnh sát khu vực và dân phòng được huy động để giữ trật tự.
Phụ huynh trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Tân Bình) căng băng rôn yêu cầu hiệu trưởng minh bạch thu chi tài chính, chiều 30/6. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ít phút sau, nhóm phụ huynh được trường mời vào hội trường làm việc với ban giám hiệu và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình.
Phụ huynh phản ánh, các khoản học phí kỹ năng sống, tiếng Anh giáo viên nước ngoài dạy và tiếng Anh tự chọn còn thừa do học sinh nghỉ hơn một tháng (nửa tháng dịp Tết Nguyên đán và nửa tháng 5) trong năm học 2018-2019 được trả không minh bạch.
Cụ thể, học phí kỹ năng sống khoảng 60.000 đồng mỗi tháng một học sinh, Anh văn tự chọn 80.000 đồng, Anh văn có giáo viên nước ngoài 160.000 đồng. Theo quy định, các môn này phải được trường thỏa thuận với phụ huynh việc có học hay không và mức thu học phí.
Khoảng đầu năm 2019, nhiều người bức xúc về khoản phí kỹ năng sống do trường yêu cầu học sinh phải học nhưng không đưa ra được nội dung chuyên đề giảng dạy. Trường cung cấp con số 900 em học nhưng trung tâm dạy kỹ năng sống chỉ thu học phí 700 em.
“Yêu cầu trường phải rõ ràng danh sách học sinh học môn này, bao nhiêu người đóng tiền. Ai không cho con học thì phải trả lại đầy đủ tiền, ai cho học phải được trả số tiền các em nghỉ trong năm”, một phụ huynh cho biết.
Video đang HOT
Với môn tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh có giáo viên nước ngoài dạy, cha mẹ học sinh cũng có yêu cầu tương tự. Giữa năm 2019, Hiệu trưởng trường hứa sẽ trả khoản tiền thừa trong năm khi kết thúc năm học, nhưng hiện chưa trả đủ.
Ngoài ra, phụ huynh thắc mắc về khoản tiền điện do họ đóng góp cho trường còn tồn 78 triệu đồng từ năm ngoái. Các biên lai thu tiền cũng bị phản ánh không hợp lý, gây khó hiểu cho phụ huynh.Phản hồi phụ huynh, bà Nguyễn Thị Hồng Yến (Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn) cho biết sẽ yêu cầu tất cả học sinh cùng học các môn kỹ năng sống nhằm thuận lợi trong công tác quản lý. Do trường nhỏ nên không đủ phòng để giữ các em không đăng ký học.
Không phản đối ý kiến phụ huynh, bà Yến cho biết sẽ có báo cáo cụ thể về các khoản thu, chi theo thỏa thuận, danh sách đóng của từng phụ huynh để trả dứt điểm trong tuần tới.
“Quan điểm chúng tôi là minh bạch. Tôi không đổ thừa cho nhân viên nhưng bất cứ ai sai, tôi phải chịu trách nhiệm”, bà Yến nói.
Phụ huynh được phổ biến biên bản cuộc họp lúc 19h ngày 30/6. Ảnh: Mạnh Tùng.
Buổi đối thoại diễn ra khá căng thẳng trong gần 3 giờ nhưng hai bên không tìm được tiếng nói chung.
Ông Phan Văn Quang, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình cho biết, việc chi trả những khoản kỹ năng sống, tiếng Anh cả hai năm học 2018-2019 và 2019-2020 sẽ được gửi về Phòng Giáo dục quận.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận sẽ làm việc với trường, công khai với phụ huynh vào ngày 7/7. “Nhiệm vụ của trường thông báo rõ ràng, những khoản tiền thu chi học phí, thu dư như thế nào”, ông Quang nói.
Theo ông Quang, hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn đã có lỗi trong quy trình, thủ tục thu chi và trả phần học phí dư cho phụ huynh. Việc này cần trả rốt ráo trong năm học, không thể để kéo dài.
Tiểu học Trần Văn Ơn là trường công lập, năm học này có 22 lớp với hơn 800 học sinh.
Nghệ An: Phụ huynh phản đối học phí online, đề nghị Sở GD-ĐT phân xử
Một nhóm phụ huynh mang băng rôn kéo đến trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng để phản đối mức thu học phí trong thời gian học online.
Sự việc bắt đầu cách đây gần một tháng, khi một số phụ huynh ở Nghệ An bày tỏ bất bình khi Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng giữ nguyên học phí toàn năm học, trong đó có những tháng học online do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cụ thể, các phụ huynh cho hay theo thỏa thuận từ đầu năm học, nhà trường thu học phí 10 tháng (từ ngày 1/8/2019 đến ngày 30/5/2020). Tuy nhiên, do dịch bệnh nên học sinh nghỉ học từ ngày 7/2-3/5/2020 (2 tháng 3 tuần).
Sau khi học sinh trở lại trường vào ngày 4/5, theo chương trình đã được tinh giản mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn, nhà trường thông báo kết thúc năm học vào ngày 30/6.
Như vậy, theo phụ huynh, tổng thời gian học sinh không đến trường là 1 tháng 3 tuần. Do vậy, việc nhà trường vẫn thông báo thu đủ 10 tháng học phí khiến các phụ huynh không đồng tình.
Không đồng thuận về mức thu học phí, các phụ huynh của Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) đã mang băng rôn đến trường phản đối.
Nhóm phụ huynh cho rằng việc trường áp đặt giữ nguyên mức thu học phí 10 tháng là không đúng với chủ trương của Bộ GD-ĐT. Bởi trong công văn 1620/BGDĐT-KHTC, Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Đối với các cơ sở ngoài công lập, nếu tổ chức học trực tuyến thì các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học... để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh".
Trong khi đó, qua văn bản trả lời phụ huynh, Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng cho hay sẽ giữ nguyên mức thu.
Ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến và theo kế hoạch kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 30/6, trên thực tế nhà trường thực hiện việc dạy và học liên tục trong suốt 11 tháng (từ ngày 5/8/2019 đến ngày 30/6/2020).
"Chỉ có điều hình thức học được tổ chức theo 2 cách. Trong đó, 8 tháng 1 tuần học sinh học tập trung, thời gian còn lại là học trực tuyến. Tổng thể, các thầy cô làm việc liên tục 11 tháng mà học phí vẫn thu 10 tháng là đã giảm so với thực tế. Bên cạnh đó, chất lượng dạy học của trường vẫn hoàn thành tốt".
Tuy nhiên, không thỏa mãn với cách lý giải này, một tuần trước đây, nhóm phụ huynh đã mang băng rôn kéo đến trường để tiếp tục phản đối. Họ cũng gửi đơn khiếu nại lên các cấp cao hơn, trong đó có cả UBND tỉnh Nghệ An.
Chị H.P, một phụ huynh có con đang học tại trường, chia sẻ: "Dù đúng hay sai, phụ huynh chúng tôi cũng mong đợi một câu trả lời từ phía các cơ quan quản lý như Sở GD-ĐT. Số tiền không quá lớn nhưng chúng tôi nghĩ đó là quyền lợi chính đáng, nhà trường cần tôn trọng thỏa thuận và các quy định".
Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Hồng Vinh, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho hay, sau khi nhận được đơn kiến nghị, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu xử lý phản ánh của các phụ huynh.
"Trước mắt, UBND tỉnh chờ Sở GD-ĐT kiểm tra báo cáo xem có hay không sự việc đó. Nếu trong thẩm quyền, Sở GD-ĐT sẽ xử lý luôn vấn đề và báo cáo kết quả trước ngày 30/7", ông Vinh nói.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc...
Bị tố gửi email 'cảnh cáo' phụ huynh phản đối chính sách học phí mùa dịch: Nhà trường nói gì? Mặc dù học sinh đã đi học được 1 tháng sau kỳ nghỉ dịch Covid-19 nhưng phụ huynh trường Tiểu học Vietschool vẫn phản đối mức thu tiền học phí kỳ 2 năm học 2019-2020 của trường này. Nhiều phụ huynh của trường còn cho rằng mình bị cảnh cáo và nhận thái độ thiếu tôn trọng, thiếu cầu thị từ phía nhà...