Phụ huynh phản đối chuyển trường, 190 trẻ phải ở nhà
Cho rằng đường xa đưa đón con, cháu bất tiện, cả trăm phụ huynh ở Thanh Hóa đã không cho trẻ 1-5 tuổi tới học ở khu trường mới.
Năm học 2013-2014 chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc nhưng gần 190 trẻ 1-5 tuổi ở trường Mầm non Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn không được đến trường, trong đó có 37 trẻ sang năm bước vào lớp 1.
Nguyên nhân là đầu năm học này khu lớp lẻ của Mầm non Hoằng Hà ở thôn Ngọc Đỉnh xuống cấp nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào, Phòng Giáo dục huyện đồng ý chuyển 189 cháu lên khu trung tâm Trường mầm non xã Hoằng Hà.
Tuy nhiên, người dân thôn Ngọc Đỉnh không đồng tình và “từ chối” đưa con đến trường, đồng thời hai ngày qua, họ ra đường để phản đối việc sáp nhập trường.
Khu lớp lẻ xây dựng từ hơn 40 năm trước phải đóng cửa vì có nguy cơ sập. Ảnh: NLĐ.
Video đang HOT
Lý giải việc không đưa con em đến trường, nhiều phụ huynh cho biết họ quanh năm đi làm ăn xa, con cháu toàn gửi ông bà trông. Các ông bà đều già yếu, có người trông đến 5-6 đứa cháu. Trong khi quãng đường từ thôn Ngọc Đỉnh đến khu trung tâm dài gần 2 km là quá xa.
Ông Nguyễn Văn Trung cho biết, trước đây trường mầm non ở gần mà việc đưa 6 đứa cháu đến trường còn khó khăn, giờ trường chuyển về khu trung tâm thì ông không thể kham nổi.
“Vợ chồng nó đi làm ăn xa, năm về được đôi ba lần, mình tôi loay hoay cho 6 đứa ăn uống rồi đưa tới trường thì rất khó khăn. Đi xe đạp quá lắm đèo được 2 cháu, vòng đi vòng lại mất cả chục cây số, rồi những hôm mưa gió, trời lạnh nữa chứ. Vì vậy chúng tôi sẽ không cho con cháu đến trường mới mà vẫn muốn được học ở trường cũ”, ông Trung nói.
Bà Lê Thị Xen, Hiệu trưởng Mầm non Hoằng Hà, cho biết khu lớp lẻ đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể để các cháu học được nữa nên trường mới xin sáp nhập.
“Đây là khu lẻ của trường Tiểu học Hoằng Hà, được xây từ năm 1972, đã nhiều lần tu sửa, hiện xuống cấp rất nặng và có thể sập bất cứ lúc nào. Chuyển lên khu mới là đảm bảo tính mạng cho các cháu và để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn, nhưng phụ huynh chẳng chịu đưa các cháu đến trường”, bà Xen cho hay.
Cũng theo bà Xen, hiện chỉ 7 em nhỏ ở thôn Ngọc Đỉnh được đưa đến trường mới, còn lại gần 190 cháu vẫn ở nhà, trong đó có tới 37 cháu sắp vào lớp 1.
Ông Nguyễn Văn Tú, Phó chủ tịch xã Hoằng Hà, cho hay xã đã tuyên truyền, giải thích cho phụ huynh nhiều lần nhưng họ vẫn đưa ra những lý do không thuyết phục. Mỗi lần họp, Đảng bộ xã đã nhờ các tổ chức đoàn thể, dân vận, phụ nữ đến vận động phụ huynh nhưng họ vẫn một mực không nghe.
Bà Hoàng Thị Oanh, Phó phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hóa, cho biết khu trung tâm vẫn dành cho thôn 2 phòng học tốt nhất, với đầy đủ thiết bị học, đồ chơi hiện đại mà phụ huynh vẫn kiên quyết từ chối. “Họ không đưa con em đến trường thì thiệt thòi cho các cháu. Chúng tôi cũng không thể dùng biện pháp nào khác ngoài vận động, tuyên truyền”, bà Oanh nói.
Cũng theo bà Oanh, nguyện vọng sửa lại lớp học xuống cấp sẽ không được chấp nhận vì xu hướng sắp tới của giáo dục mầm non là tập trung về khu trung tâm. “Còn việc các cháu sang năm lên lớp 1 thì vẫn lên bình thường, không có ràng buộc nào cả. Thế nhưng các cháu sẽ bị thiệt thòi vì ảnh hưởng đến chất lượng học ở cấp 1 do không được học bài bản ở cấp mầm non”, bà Oanh khẳng định.
Theo VNE
Lập ban chỉ đạo chuyển trường cho SV ĐH Hùng Vương
TTO - UBND TP.HCM vừa ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức chuyển sinh viên năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương sang các trường khác trên địa bàn TP để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp.
Đại hội cổ đông bất thường sáng 26-6 tại trường ĐH Hùng Vương chỉ có 9/14 cổ đông lớn tham gia - Ảnh: TT
Ban chỉ đạo gồm 22 thành viên do ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP làm trưởng ban. Ban chỉ đạo đặt trụ sở tại Sở Giáo dục - Đào tạo, được sử dụng con dấu của Sở Giáo dục - Đào tạo trên các văn bản do Trưởng ban ký.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đại diện Bộ Giáo dục - Đào tạo tại TP.HCM để chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ việc chuyển sinh viên năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương sang các trường đại học khác trên địa bàn thành phố để thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp.
Ban sẽ trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cho các sinh viên năm cuối của đại học Hùng Vương TP.HCM theo đúng quy định.
Ban chỉ đạo tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo Tuoitre
Rời trường ở phố về học trường quê Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2013-2014 chỉ có 1/8 học sinh từ các tỉnh khác xin về TP.HCM học tập (so với năm học trước). Trong khi số học sinh học ở trường tư thục TP.HCM chuyển lại về tỉnh nhà gấp đôi số học sinh chuyển đến. Sáng 4-9, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Lành (phụ huynh học sinh Trường...