Phụ huynh ở TP. HCM bức xúc tố trường mầm non bạo hành tinh thần, bêu xấu trẻ trước lớp, ép bé trai 5 tuổi nghỉ học
Phản ánh với chúng tôi, chị N. cho rằng nhà trường có cách hành xử phản sư phạm, đuổi học sinh khi chỉ vài tháng nữa là con kết thúc năm học, chuẩn bị vào lớp 1…
Theo chị P.T.H.N, phụ huynh của bé N.N.P học tại lớp Lá 1, trường mầm non Ngôi Nhà Hạnh Phúc (chung cư 4S Linh Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM), sau khi xảy ra sự việc, con chị có dấu hiệu hoảng loạn tinh thần. Về nhà, cháu gào thét, không nói chuyện, ăn uống và tắm rửa…
Con bị chuyển lớp đột ngột, bị bạn bè bêu xấu
Chị N. cho biết, chiều 4/1 trong lúc đùa giỡn, bé P. vô tình xô bạn té ngã va vào đầu. Hậu quả là bạn bị lung lay 2 chiếc răng do té trúng đầu một bạn khác. Buổi chiều đến đón con, nghe các bạn cùng lớp kể lại câu chuyện, chị N. có bảo con vào lớp xin lỗi bạn và giáo viên phụ trách lớp không trao đổi gì.
“Tối cùng ngày, hiệu trưởng gọi điện nói gia đình học sinh kia làm căng nên tôi và cháu đến nhà phụ huynh xin lỗi. Ngày hôm sau, khi tôi đưa con đi học, hiệu trưởng và hiệu phó có nói qua về việc cần chuyển con tôi sang lớp khác do áp lực từ phụ huynh đó. Lúc ấy tôi chưa trả lời vì thấy việc chuyển lớp không hợp lý, hơn nữa nếu chuyển lớp cũng cần thời gian chuẩn bị tâm lý cho con”.
” Tuy nhiên sau đó, chưa đến một tiếng đồng hồ, khi tôi vừa đi làm, nhà trường gọi thông báo đã chuyển con tôi sang lớp Lá 2. Tôi thật sự bị sốc khi hình dung đến cảnh một đứa trẻ buổi sáng đang vui vẻ đi học, cháu không hiểu chuyện gì thì bất ngờ bị đưa sang lớp khác ngay khi không có bố mẹ bên cạnh”, chị N. cho biết.
Trường mầm non Ngôi Nhà Hạnh Phúc (chung cư 4S Linh Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Điều khiến chị N. bức xúc hơn nữa là khi tới đón con sớm, chị ngạc nhiên khi thấy các bạn trong lớp cùng ùa lên: ” B. (tên của cháu ở nhà) đánh bạn bị chuyển lớp! “. Các cô giáo đưa tay bịt miệng các bé lại, còn con tôi chạy ra ôm mẹ òa khóc.
“Tôi không thể hiểu nổi tại sao trường chuyển lớp một đứa trẻ, họ chuẩn bị tâm lý cho bé, cho giáo viên như thế nào lại tạo nên bầu không khí khủng khiếp đến vậy?.
Về nhà, cháu kể cháu bị đưa lên văn phòng và cô hiệu phó nói với cháu, cháu bị phạt chuyển lớp vì tội đánh bạn, nếu còn đánh bạn sẽ bị cho nghỉ học một tuần, cháu sẽ không được quà ông già Noel. Ngoài ra, cháu còn bị cô phạt bê ghế ngay lúc bất ngờ bị chuyển lớp.
Tiếp đó, ngày 6/1, khi đi học về, cháu khóc kể con bị cô giáo bắt ngồi riêng ở góc tủ, khi ngủ bị cô tách một góc riêng. Cháu khóc nói “con muốn chơi với các bạn mẹ ơi!”. Tôi hỏi 4 bạn trong lớp con thì các cháu cùng nói “cô T. và cô D. (hai cô phụ trách lớp) dặn, Bin đánh bạn, các bạn không chơi với B.
Tôi vô cùng khủng hoảng nhưng vẫn mong tìm được tiếng nói chung với giáo viên. Sáng 7/1, tôi trao đổi với cô T., mong muốn cô có biện pháp giáo dục mang tính sư phạm hơn, nhất là cháu vừa thay đổi môi trường. Cô T. giải thích, có thể cách dặn dò của cô làm trẻ trong lớp hiểu nhầm?”.
Chị N. cho biết thêm: “Tối 7/1, con tôi mới tột cùng của sự hoảng loạn tinh thần. Về nhà, cháu gào thét, vào toilet khóc, không nói chuyện, ăn uống hay tắm rửa… Đến lúc đi ngủ, trò chuyện với con, cháu ôm chặt lấy mẹ, òa khóc kể: Hôm nay ở lớp, cô Th. (một cô giáo ở lớp bên cạnh trông giữ lớp giúp) nói với các bạn: “B. không ngoan, các bạn cùng lêu lêu B. nào”. Thế là các bạn trong lớp lêu lêu con”.
Video đang HOT
Nhà trường đưa ra hai lựa chọn: Hoặc làm giấy cam kết, hoặc nghỉ học
Sáng 8/1, vì quá bức xúc về cách chuyển lớp đột ngột của trường, trấn áp tâm lý đứa bé, cô lập trẻ, bêu xấu trẻ từ phía nhà trường, giáo viên, chị N. cho con nghỉ học và đến làm việc với nhà trường.
“Cô hiệu phó giải thích việc đưa cháu lên văn phòng nói cháu chuyển lớp vì đánh bạn, nói nếu tái phạm đuổi học 1 tuần, phạt không có quà ông già Noel, phạt bê ghế… là những bước chuẩn bị tâm lý để con hiểu lỗi của mình, vì để tốt cho con (?).
Đơn tố cáo chị N. gửi đến cơ quan chức năng, báo chí.
Sau đó, cô hiệu trưởng nhắn tin xin lỗi, mong muốn con tôi đi học trở lại. Tôi đề xuất xin con về lớp Lá 1 và đưa ra đề nghị không để bé tiếp xúc riêng với cô hiệu phó vì sau lần bị dẫn lên văn phòng làm việc, bé rất sợ hãi. Khi con tôi đi học lại, vẫn ở lớp Lá 2, tâm lý của bé vẫn rất bất ổn, nhất là khi bị các bạn trêu chọc. Lúc này, hiệu trưởng báo con đang bệnh nên chưa thể đến trường giải quyết sự việc”.
Chị N. cho biết, vì không muốn con tiếp tục bị xáo trộn, chuyển đi chuyển lại và muốn sự việc lắng lại, chị đề xuất với nhà trường không chuyển bé về lớp Lá 1 nữa. Sau hơn một tuần, đến ngày 19/1, nhà trường hẹn chị làm việc và thông báo phụ huynh lớp Lá 2 không đồng ý cho con tôi theo học.
“Lý do nhà trường đưa ra là con tôi bất ổn tâm lý, quấy phá, gây nguy hiểm cho các học sinh. Trường nói, họ thu thập được những thông tin này từ phía phụ huynh.
“Tôi thắc mắc, vậy vai trò của giáo viên trong lớp ở đâu? Tôi yêu cầu trường trích xuất camera về những sự việc này nhưng trường không thực hiện. Trường rũ bỏ trách nhiệm của mình, không có biện pháp hỗ trợ và không bảo vệ học trò mà chính mình vừa gây ra cú sốc tâm lý cho bé đã quay sang đổ tội lên đầu cháu. Trong khi con tôi đã theo học tại đây 4 năm.
Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu, tôi muốn cho con theo học thì phải chấp nhận, trong lớp giáo viên sẽ cách ly con tôi, không cho chơi với các bạn. Đồng thời, yêu cầu tôi phải viết giấy cam kết con tôi không được gây nguy hiểm cho những trẻ khác để gửi cho các phụ huynh thì mới tiếp tục cho con tôi theo học. Tôi không đồng ý vì việc cách ly đứa trẻ là phản giáo dục, hành vi bạo hành tinh thần trẻ mà tôi đã phản ứng trước đó.
Ngoài ra, trách nhiệm giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường học không chỉ là trách nhiệm của phụ huynh mà còn phải từ phía giáo viên, nhà trường. Nhất là sau cú sốc tâm lý do chính giáo viên, ban giám hiệu nhà trường gây ra trực tiếp cho bé. Hiệu trưởng nhà trường nói, nếu không đồng ý các yêu cầu trên, nhà trường sẽ không tiếp tục cho con tôi theo học, hẹn tôi sáng hôm sau đến nhận quyết định thôi học. Sáng 20/1, tôi đến trường, nhà trường trả lại hồ sơ, sách vở, học bạ của cháu. Tuy nhiên, trường không đưa quyết định thôi học” , chị N. phản ánh.
Theo chị N., sau khi đi khám tâm lý, bé B. con chị được kết luận bị “các rối loạn sự thích ứng”. Đây là một dạng rối loạn ngắn hạn về mặt cảm xúc và hành vi, khi trẻ phải đối mặt với các yếu tố gây căng thẳng và những thay đổi lớn trong cuộc đời.
Bé B. con chị được kết luận bị “các rối loạn sự thích ứng”.
“Do cách truyền đạt không đúng gây hiểu lầm?”
Trưa 27/1, qua buổi làm việc với báo chí, bà Nguyễn Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường mầm non Ngôi Nhà Hạnh Phúc giải thích vụ việc:
Về lý do chuyển lớp cho bé: Vào ngày 4/1, trong khi chơi trong lớp, bé B. đã xô ngã một bạn và bạn này ngã vào một bé khác khiến một bé bị lung lay 2 chiếc răng cửa, 1 bé bị sưng ở trán. Về phía phụ huynh của 2 bạn bị xô ngã rất bức xúc với nhà trường. Ngay ngày hôm sau (5/1), phụ huynh của 2 bé bị xô ngã có làm đơn yêu cầu Ban giám hiệu trường chuyển bé được nêu trong đơn qua lớp khác.
Ban giám hiệu có gặp mẹ bé B. và trao đổi về việc chuyển lớp cho bé trong thời điểm này là hợp lý nhất. Lúc đó, trường cũng thấy mẹ của bé vui vẻ, không có ý kiến gì nên nhà trường đã chuyển lớp bé. Vấn đề chuyển lớp này trường sẽ rút kinh nghiệm một cách sâu sắc trong quá trình quản lý và điều hành để trường hoạt động tốt hơn.
Trả lời câu hỏi có hay không việc giáo viên của lớp Lá 2 tổ chức lêu lêu bé B. trước lớp, hiệu trưởng cho hay đã làm việc với cô giáo và cũng kiểm điểm giáo viên. Về phía giáo viên cũng đã lên nhà phụ huynh bé xin lỗi và phụ huynh cũng đã hiểu, chấp nhận, vui vẻ khi bé đang học tại trường.
Về vấn đề viết giấy cam kết mới cho bé quay lại trường , bà Nhàn cho biết trong trường hợp này do áp lực từ nhiều phía nên cô cũng chỉ mong muốn sự hợp tác của phụ huynh và nhà trường một cách tốt nhất để các bạn trong lớp vui vẻ, hòa đồng với nhau vì các bạn chỉ học vài tháng nữa là ra trường.
Bà Nhàn nói, do áp lực của nhiều phụ huynh trong lớp yêu cầu nhà trường phải tổ chức cuộc họp nhưng hôm đó, phụ huynh không đi họp nên hiểu nhầm nội dung cuộc họp. Vấn đề về cuộc họp này nhà trường và bản thân hiệu trưởng xin rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Phụ huynh cho rằng nhà trường đưa ra hai phương án: Hoặc là cách ly bé, bố mẹ phải gửi cam kết cho phụ huynh khác hoặc là cho con nghỉ học.
Trả lời việc ngày 20/1 nhà trường trả hồ sơ cho bé , bà Nhàn cho rằng, mẹ bé B. có vào văn phòng xin lại đồ dùng học tập và hồ sơ. Khi đó, trường nghĩ là mẹ của bé đã quyết định chuyển trường cho con vì thế nên trường mới trả lại hồ sơ và đồ dùng học tập cho con.
Nhà trường phải tôn trọng quyết định của phụ huynh cho nên trả lại hồ sơ để tạo điều kiện cho con tham gia học tập tại ngôi trường mới. Mặc dù nhà trường không mong muốn vấn đề này xảy ra.
Về chuyện BGH có phạt bé B. như đơn thư phản ánh , bà Đặng Thị Hoài Thu – phó hiệu trưởng chuyên môn cho biết hai ngày sau khi sự việc xảy ra, BGH có gọi bé B. lên phòng làm việc. Hình thức phạt của nhà trường là lao động công ích bằng cách bê từng chiếc ghế cho đủ 10 cái ở hành lang, không phải trong phòng kín. Khi được hỏi lúc mời bé B. lên phòng có mặt bố mẹ bé hay không, bà Thu cho rằng không có lý do gì phải có phụ huynh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên nếu bé B. có sự bất ổn về tâm lý, hành vi thì trong 4 năm học ở đây nhà trường có nhận ra và trao đổi với phụ huynh hay không, bà Nhàn cho rằng nhà trường không có quyền và chức năng để đánh giá về tâm lý một đứa trẻ, chỉ trao đổi với phụ huynh những hành động chưa đúng của bé.
Bà Nhàn cho biết, về phía phụ huynh và học sinh, nhà trường đã gặp xin lỗi và biết những sự việc có sai sót khiến phụ huynh không vui. Nhà trường có hướng giải quyết tiếp tục nhận bé quay lại trường nếu như phụ huynh có yêu cầu.
Cậu bé lớp 1 nằng nặc đòi bỏ học, liên tục khóc mếu máo: "Tất cả là tại bố mẹ", nguyên nhân khiến cả nhà xúm xít xin lỗi
Sau một hồi dỗ dành, anh Lâm mới biết con mình đi học thường xuyên bị các bạn trêu chọc vì một lý do đặc biệt.
Anh Lâm (Trung Quốc) có con trai năm nay học lớp 1. Cậu bé hàng ngày rất ngoan ngoãn, chăm chỉ khiến vợ chồng anh cực kỳ yên tâm. Tuy nhiên vài ngày trước, con anh Lâm khi đi học về đột nhiên ném cặp sách sang một bên, vùng vằng đòi nghỉ học.
Bố mẹ càng dỗ, cậu bé càng mếu máo khóc to hơn. Không chỉ vậy, con anh Lâm còn liên tục ăn vạ: "Tất cả là tại bố mẹ! Tại bố mẹ hết". Sau một hồi dỗ dành, anh Lâm mới biết con mình đi học thường xuyên bị các bạn trêu chọc vì có cái tên đặc biệt.
Trước khi có con, anh Lâm rất thích xem các bộ phim võ thuật. Chính vì đam mê mà khi con trai ra đời, anh liền đặt tên con là "Lâm Hảo Hán" với mong muốn con mình lớn lên có tình cảnh hào sảng như các nhân vật trong phim.
Con trai anh Lâm thường xuyên bị bạn bè trêu chọc vì cái tên quá đặc biệt. (Ảnh minh họa)
Chẳng ngờ cái tên này lại mang đến rắc rối cho cậu nhóc khi đi học. Chính giáo viên khi gọi tên cậu bé cũng nhiều lần không nhịn được cười. Vợ chồng anh Lâm sau đó phải dỗ dành, xin lôi mãi thì con mới nín khóc.
Thực tế không chỉ có anh Lâm mà nhiều bậc cha mẹ khác khi đặt tên cho con thường vì sở thích bất chợt của mình mà không nghĩ đến những "tác dụng phụ" sau này. Rất nhiều đứa trẻ có những cái tên quá đặc biệt nên gặp phải bất tiện khi bước vào độ tuổi đi học. Chẳng hạn tên quá kêu, quá dài, khó viết,... Bố mẹ hãy nhớ, cái tên sẽ theo con cả đời, vậy nên trước khi đặt bút cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng. Hãy nhớ đặt tên con như sau:
- Không có từ bất thường
Những cái tên có những từ bất thường, không thông dụng ngoài việc khiến trẻ xấu hổ còn gây ảnh hưởng trong giao tiếp. Giáo viên, bạn cùng lớp có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và gọi tên trẻ. Điều này gián tiếp khiến trẻ khó hòa nhập hơn trong môi trường tập thể.
- Ưu tiên cho những cái tên dễ hiểu, thực tế
Nhiều cha mẹ thích đặt cho con những cái tên thật kêu nhưng lại không có ý nghĩa gì. Trong một số trường hợp, cái tên có nghĩa nhưng lại là từ hiếm dùng và phải tra từ điển mới biết được. Tốt hơn hết, bố mẹ nên đặt cho con những thực tế, dễ hiểu, dễ đoán nghĩa.
Người thầy nặng lòng với ngôn ngữ, chữ viết dân tộc mình Là giáo viên trẻ, nhưng thầy Thạch Huỳnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngoài đứng lớp giảng dạy tại trường Trung cấp Pali - Khmer Trà Vinh, thầy Huỳnh còn giảng dạy miễn phí tại một số chùa Khmer, truyền cảm hứng học ngôn ngữ, chữ viết dân tộc cho hàng trăm con em trên địa bàn. Sinh ra và lớn...