Phụ huynh ở Đắk Lắk lo lắng trang bị kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Nhiều phụ huynh có con 5 tuổi đang rất lo lắng khi năm học 2021-2022 sắp kết thúc và các cháu chuẩn bị vào lớp 1.
Thành phố Buôn Ma Thuột có tình hình dịch COVID-19 phức tạp nhất của tỉnh Đắk Lắk. Do đó, năm học 2021-2022, số ngày học trực tiếp của trẻ mầm non chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Đến nay, còn hơn 1 tháng nữa là năm học kết thúc, nhưng trẻ 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1 vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp, khiến phụ huynh lo lắng và băn khoăn.
Phụ huynh hướng dẫn con trẻ nhận biết mặt chữ cái.
Chị Hà Thị Ngọc Anh, có con 5 tuổi, ở thôn 8, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết: Trong thời gian cháu không đến trường học trực tiếp, gia đình bố trí thời gian dạy kèm cháu thông qua các video giáo viên đứng lớp gửi hoặc dụng cụ học tập như bảng chữ cái, chữ số… nhưng việc phụ huynh dạy con chỉ là giải pháp tình thế.
“Bản thân mình không có kỹ năng nhiều về sư phạm. Mình không thể hỗ trợ hay bày vẽ cho cháu thêm được những kiến thức mới thì cũng mong sau này cháu vào lớp 1 cũng hỗ trợ thêm giáo viên để bày vẽ thêm cho các cháu để các cháu để các cháu có kiến thức bước vào hành trang mới được tốt hơn”, chị Hà Thị Ngọc Anh lo lắng.
Còn chị H Rim ÊBan, thôn 6, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, từ đầu năm học 2021-2022 đến nay, con gái 5 tuổi mới chỉ đến trường học trực tiếp khoảng 1 tuần. Hiện năm học đã sắp hết nhưng trường học vẫn phải đóng cửa vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Điều chị H Rim lo lắng nhất hiện nay là khả năng nói tiếng phổ thông của cháu rất yếu. Không biết, liệu vào lớp 1 cháu có theo kịp bạn bè và chương trình giáo dục phổ thông mới hay không?
“Nhiều khi phụ huynh trong thôn buôn, bố mẹ đi rẫy là các cháu đi theo. Việc dạy học chữ cái, chữ số rất khó khăn. Tôi rất lo lắng về kiến thức rồi viết các nét cơ bản để cháu có một kỹ năng tốt hơn để vào lớp 1″, chị Êban bày tỏ.
Giáo viên trường Trường Mầm non Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột làm video hướng dẫn việc học cho trẻ 5 tuổi.
Theo bà Trần Thị Tin, Hiệu trưởng Trường Mầm non Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, các cháu ở tuổi mầm non lên lớp 1 là một bước ngoặt lớn đối với các cháu khi thay đổi hoàn toàn môi trường giáo dục. Do đó, việc các cháu mới được học trực tiếp 1 tuần ở trường học trong năm học 2021-2022 là rất khó khăn và thiệt thòi.
Video đang HOT
Để hỗ trợ trẻ 5 tuổi có kiến thức, kỹ năng trong thời gian nghỉ học phòng dịch Covid-19, nhà trường đã đẩy mạnh và triển khai cho tất cả giáo viên xây dựng video hướng dẫn phụ huynh thực hiện việc giáo dục kỹ năng cho học sinh 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1.
“Trường đã chỉ đạo giáo viên tăng cường các video hướng dẫn kỹ năng cho các cháu như: chuẩn bị quần áo khi vào lớp 1 chúng ta mặc quần áo như thế nào, chuẩn bị những đồ dùng cho học sinh tiểu học, công tác vệ sinh được các cháu chuẩn bị như thế nào để phòng chống dịch và có những kỹ năng cho các cháu vững vàng hơn không còn bỡ ngỡ khi vào ngôi trường mới”, bà Tin cho hay./.
Biết "tạm dừng" yếu tố quan trọng của trường học hạnh phúc
Theo cô giáo Phạm Ngọc Anh - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội): Hình thành thói quen hay khả năng tạm dừng (pause) là điều vô cùng hữu ích để có lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.
Cô Phạm Ngọc Anh luôn thân thiện, gần gũi các học trò (Ảnh: NVCC)
Ý nghĩa của những "khoảng lặng"
Cô Ngọc Anh kể: Cuối học kỳ I vừa qua là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên qua Zoom của tôi và phụ huynh lớp. Mở màn, tôi có hỏi phụ huynh một số câu hỏi như:
Khi các anh chị biết năm nay tôi chủ nhiệm con mình, các anh chị có biết phương pháp, cách thức tôi sẽ hướng dẫn bọn trẻ là gì không?
Các anh chị có mong muốn gì khi con các anh chị học tôi?
Tôi sẽ "làm gì" với lũ trẻ, hướng chúng tới đâu? Các anh chị đã bao giờ hỏi?
Vì sao, mỗi sáng tôi thường hay "soi" vào giường lũ trẻ để nhắc chúng gấp chăn màn đi rồi mới vào học? Tại sao tôi mất công làm thế, để làm gì cho mệt?
Các anh chị gửi gắm con cái - thứ quý gi á cho tôi thì cũng nên biết "tôi sẽ làm gì với chúng" chứ nhỉ? Hay đôi khi cũng chẳng quan tâm, chỉ quan tâm đến điểm tốt, học bạ đẹp?
- ...
Cô Phạm Ngọc Anh - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội) đảm đương nhiều vai trò: Chủ nhiệm CLB Yoga - Dưỡng sinh cho trẻ em; Chủ nhiệm CLB đọc sách online, Kid Yoga online; Hơn 10 năm tìm hiểu về giáo dục nền tảng, trường học hạnh phúc và lớp học tỉnh thức; Trực tiếp thực nghiệm một số phương pháp trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển kỹ năng, lối sống lành mạnh cho học sinh. Từng tham gia giảng dạy trong chương trình "Dạy học xuyên biên giới" do Unesco và Bộ GD Hàn Quốc tổ chức; Là giáo viên có nhiều hoạt động giáo dục sáng tạo và nhân văn trong nhà trường.
Theo cô Ngọc Anh: Thực ra, không ít phụ huynh bây giờ đưa con đi học như một công thức, chẳng chút suy tư. Đưa con đến trường để mà rảnh tay lo việc khác, để đi làm kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Giáo viên muốn làm gì thì làm, trăm sự nhờ thầy/cô. Nhưng nếu mà cô "đụng' vào con tôi thì... sao thì ai cũng biết cả rồi.
Đấy là chuyện của họ. Còn chuyện của tôi - một nhà giáo, dù có bị hỏi hay không thì tôi cũng tự hỏi mình những câu hỏi kiểu vậy. Chúng tôi - những người làm giáo dục luôn cần đặt những câu hỏi phản tư như vậy để mà tu sửa chính mình thì việc dạy dỗ ấy mới có đà mà tốt lên được.
Những câu hỏi tự vấn đó cần cho tất cả, cho phụ huynh, cho các thầy cô giáo và cả những đứa trẻ... Nếu thường trực trong tâm là những câu hỏi về mình, về người, về đời,... thì sẽ giảm thiểu nhiều sai lầm trong mọi sự, trong đó có giáo dục.
Trong cuốn "Trường xanh" (Đề cương sáng lập trường học hạnh phúc của Buthan) rất coi trọng "khoảng lặng cần thiết" trong ngày, coi đây là việc làm bức thiết. Tác giả có nói, đại ý "sẽ không có trường xanh, trường học hạnh phúc nếu không có những khoảng lặng mỗi ngày cho cả thầy và trò"
Bạn có sẵn sàng "đợi" một đứa trẻ đang mải mê ngắm chiếc lá qua ô cửa nhỏ mà quên béng đi bài giảng của bạn, quên cả sự hiện diện của bạn trước chúng?
Bạn có sẵn sàng "đợi" không nếu chúng nán lại dưới sân trường nhặt rác, xếp ghế cùng bác lao công nhễ nhại mồ hôi mà tiếng trống vào lớp đã dứt?
Bạn có sẵn sàng "đợi" không khi mà sự tiếp thu bài tốt là hiển nhiên với đa số học sinh nhưng là sự chật vật đối với một số trẻ khác?
Những lúc ấy, thiết nghĩ, thầy cô phải bấm nút "tạm dừng"
Cô Phạm Ngọc Anh. (Ảnh: NVCC)
Xây dựng khả năng sống hạnh phúc cho trẻ
Với cô Ngọc Anh, những khoảnh khắc "đợi" trẻ, cần cho tất cả mọi lực lượng tham gia giáo dục trong trường, cùng ngồi lắng xuống mà "gạn đục khơi trong". Khoảng thời gian ấy nên "bất khả xâm phạm".
Nếu "chạy thục mạng", "chạy suốt" đã là một thói quen của xã hội này, ngay trẻ con đã biết lao đi rầm rầm mà chẳng thèm ngoái đầu lại, thì giờ đây, người lớn phải thiết lập song song thói quen "chạy" và "dừng lại" cho chính mình và cho trẻ.
Chẳng cần nói ra thì ai ai cũng đều biết sự nguy hiểm của việc "không thể dừng lại" trong bất cứ việc gì. Vậy mà chúng ta vẫn chấp nhận sự nguy hiểm ấy? Thậm chí, có người đại dịch Covid - 19 "bắt buộc" dừng lại một số thói quen mà chẳng dừng nổi?
Chúng ta mất kiểm soát với bản thân thì những thứ bên ngoài sẽ nắm quyền kiểm soát ta, kiểm soát con cái, học sinh của chúng ta?
Giáo viên/ bố mẹ là những người gần gũi trẻ nên nếu muốn trẻ biết "pause" thì trước hết, chính bố mẹ, thầy cô phải dành thời gian cho mình "lắng" xuống, sống "từ từ" lại để thấu hiểu chính mình.
Khoảng thời gian đó tuy ngắn nhưng rất có giá trị. Nó giúp người lớn không bị cuốn đi hay bị ngụp lặn trong vô vàn những mong cầu chẳng bao giờ ngừng nếu không biết chủ động dừng.
Mỗi buổi sáng, không gì đẹp hơn khi học sinh thấy hình ảnh thầy/cô giáo điềm tĩnh, sống từ hòa, khoan thai lên lớp mà không bị giục giã bởi những yếu tố "hình thức bên ngoài". Để có được diều này, đòi hỏi người giáo viên phải coi trọng việc sửa mình là chính yếu. Chính thông qua quá trình dạy học, không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng phải trở nên tốt đẹp hơn. Việc tự giáo dục ở giáo viên là điều kiện tiên quyết.
"Mỗi lớp học hạnh phúc là tế bào của trường học hạnh phúc, mỗi trường học hạnh phúc là tế bào của xã hội hạnh phúc, một quốc gia hạnh phúc. Tôi tin rằng, mọi việc làm thật tâm, thật lòng đều cho kết quả xứng đáng" - cô Ngọc Anh nhấn mạnh.
"Hình thành thói quen hay khả năng tạm dừng là điều vô cùng hữu ích để có lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, quốc gia hạnh phúc,... Nhưng hình thành và nuôi dưỡng được nó là điều rất khó cả với người lớn thì trẻ em khó nhường nào. Nhưng đó là việc quan trọng cần làm nếu chúng ta quan tâm đến việc xây dựng khả năng sống hạnh phúc cho trẻ. Ban đầu, học sinh chưa có thói quen đó, giáo viên có thể động viên, khuyến khích thường xuyên, đều đặn hơn với trẻ" - cô giáo Phạm Ngọc Anh.
Phụ huynh Đắk Lắk băn khoăn với hình thức học trực tuyến đối với học sinh tiểu học Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, ngành Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các phương án dạy và học đối với các cấp học trong năm học 2021- 2022. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, địa phương đang áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ,...