Phụ huynh nên quan tâm dinh dưỡng cho con ra sao trong kỳ học hè đặc biệt do COVID 19?
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên năm nay học sinh có một kỳ học “đặc biệt” rơi vào mùa hè. Riêng tại TPHCM, thời điểm này thời tiết diễn biến thất thường, dù đã chuyển sang mùa mưa nhưng nền nhiệt độ vẫn còn rất nóng. Vậy phụ huynh cần quan tâm dinh dưỡng cho trẻ như thế nào trong kỳ học này?
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM – đã dành cho Báo PNVN cuộc trao đổi về vấn đề này.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM.
Học kỳ 2 năm nay thật đặc biệt khi khi học sinh đi học vào mùa hè. Ở TPHCM, đây là thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mưa, tuy nhiên độ nóng vẫn còn rất gay gắt? Vậy phụ huynh nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở bậc tiểu học trở xuống như thế nào để tăng cường sức đề kháng trong thời điểm này thưa bác sĩ ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa: Các em tiểu học đang học bán trú nên các em sẽ có 1 bữa ăn trưa ở nhà trường. Phụ huynh phải lo cho các em bữa ăn sáng và chiều. Vậy nên, thời điểm này phụ huynh phải đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng cho con để tăng cường sức đề kháng và phòng chống các bệnh trong mùa mưa.
Theo kinh nghiệm của tôi, nhiều phụ huynh hay có thói quen chở con đi học và cho ăn sáng trên xe máy. Bữa ăn sáng của trẻ rất quan trọng nên phụ huynh nên chuẩn bị bữa ăn cho con ở nhà. Vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa gắn kết gia đình lại lịch sự văn minh.
Phụ huynh muốn bé ăn nhanh vào buổi sáng thì phải theo sở thích của trẻ nhưng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn: Tinh bột, đạm, rau, dầu ăn. Nếu không chuẩn bị rau kịp thì có thể thay thế bằng trái cây để có vitamin. Một bữa ăn có thể là tô phở nấu ở nhà, một đĩa cơm tấm và 1 ly sữa. Thậm chí là mỳ ăn liền nhưng cho thêm quả trứng và cà chua như vậy vẫn đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu.
Đặc biệt là mùa mưa, ẩm ướt rất dễ nhiễm khuẩn nên bữa ăn càng phải vệ sinh. Phụ huynh nên cho con ăn sáng ở nhà để đảm bảo vệ sinh, các cháu tiêu hóa tốt.
Mùa mưa trẻ cũng rất cần nước nên phụ huynh lưu ý để trong balo của các cháu 1 bình nước. Nước đun sôi để nguội. Không nên để nước trái cây vì nước này phải để nhiệt độ lạnh thích hợp, chứ để nhiệt độ thường dễ lên men và làm trẻ tiêu chảy. Nếu muốn bổ sung vitamin thì nên thực hiện ở nhà.
Video đang HOT
Phụ huynh cần quan tâm đến bữa ăn sáng để tăng cướng sức đề kháng cho trẻ.
Với những gia đình không có thời gian để nấu bữa sáng cho con thì sao thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa: Nếu như gia đình không có điều kiện để nấu thì tìm chỗ mua an toàn vệ sinh thực phẩm và phải quan tâm đủ 4 nhóm thức ăn. Bởi vì nhóm tinh bột (cơm, phở, mì, nui…) để cung cấp năng lượng, chống mệt mỏi. Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua…) giúp tăng cường hoạt động cơ bắp và nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Chất rau thì cung cấp vitamin. Đặc biệt, trẻ con rất cần dầu ăn, trừ trường hợp béo phì.
Phụ huynh lưu ý, khi đi mua thì phải mang theo hộp đựng không nên dùng hộp xốp hay bịch nilon. Bởi vì các bao bì này thực chất là không được vô trùng, sau khi sản xuất từ xưởng thì các cửa hàng mang ra dùng trực tiếp nên không đảm bảo vệ sinh.
Ô nhiễm thực phẩm trong mùa mưa không chỉ do các thức ăn để lâu mà còn nằm ở các bịch nilon hoặc nơi bán không đảm bảo.
Bác sĩ có thể cho phụ huynh biết về những bệnh liên quan đến dinh dưỡng mà trẻ dễ gặp phải trong thời điểm chuyển mùa này ?
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa: Thời điểm chuyển sang mùa mưa chủ yếu vẫn là các bệnh liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thức ăn. Vậy nên phụ huynh phải lựa chọn quán ăn sạch sẽ, người bán phải đeo bao tay và khẩu trang. Nếu nấu ở nhà cũng phải vệ sinh kỹ càng.
Phụ huynh cần căn dặn các bé phải rửa tay trước và sau khi ăn. Rửa tay bằng xà phòng đúng cách. Người lớn phải làm gương cho trẻ nhỏ noi theo.
Mọi năm mùa này là bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết lây lan mạnh nhưng năm nay do giãn cách xã hội và thực hiện đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp được đẩy mạnh nên các loại bệnh này có giảm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chủ quan, khi mùa mưa bắt đầu thì các bệnh này cũng bắt đầu xuất hiện lại.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Nguy cơ kép mắc bệnh giao mùa
Trong những ngày gần đây, liên tục tại các bệnh viện của TPHCM tiếp nhận hàng ngàn ca liên quan đến bệnh hô hấp.
Đặc biệt trong thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường, các loại virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp đang bùng phát mạnh mẽ và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Trẻ nhỏ, người già dễ mắc bệnh
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, bệnh nhi N.T.H. (7 tuổi) vừa được người thân đưa từ tỉnh Bình Phước đến khám do có các triệu chứng, đau đầu, ho, sốt kéo dài. Chị Phạm Thị Bích Thủy cho biết, con chị kêu đau đầu, đau bụng và ho. Bác sĩ khám cho biết bé bị bệnh về đường hô hấp do thời tiết có sự thay đổi thất thường, kèm theo đó là chế độ ăn uống chưa phù hợp.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, đây là một trong những bệnh nhi có các triệu chứng điển hình thường gặp do bệnh hô hấp đến khám và nhập viện trong những ngày qua tại bệnh viện. Trong thời tiết chuyển mùa hiện nay, các bệnh nhi thường gặp phải một số bệnh lý như: hô hấp trên, hô hấp dưới, tiêu chảy, viêm da, dị ứng da và viêm nhiễm ở mắt...
Những ngày gần đây tại Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, tỷ lệ phụ nữ mang thai, người cao tuổi đến khám do các bệnh lý thường gặp trong thời điểm giao mùa cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ người dân đến khám do bệnh về sốt xuất huyết (SXH), đường hô hấp, thần kinh, tiêu hóa tăng hơn 16% so với 2 tháng trước, riêng bệnh huyết áp tăng trên 20% và nhất là các bệnh nhân biến chứng cơ tim do tăng huyết áp.
Bệnh nhân L.K.H. (ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) cho biết: "Mấy ngày qua, nắng mưa thất thường, nhất là thường mưa lớn vào buổi chiều tối, nhiều người khuyên tôi không nên đi tập thể dục vào buổi chiều nên tôi chuyển sang đi bộ vào buổi sáng, không ngờ lại bị cảm sốt, nhức đầu và ho khan. Tôi mua thuốc ở hiệu thuốc uống nhưng không đỡ nên đi khám, được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn hạn chế ra ngoài khi trời chuyển mùa để chủ động phòng bệnh".
Cũng như dịch Covid-19, bệnh SXH hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Điều lo ngại là người dân quan tâm phòng chống Covid-19 nhưng lơ là, chủ quan trong phòng chống bệnh SXH. Trong khi căn bệnh này rất dễ lây lan, chỉ cần muỗi cắn người bệnh, sau đó cắn, truyền virus cho người lành.
Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM từ đầu năm 2020 đến nay công tác giám sát và thống kê các loại bệnh truyền nhiễm ghi nhận trên địa bàn TP có gần 7.000 ca mắc SXH. Trung bình mỗi tuần TP có khoảng 120 trường hợp nhiễm bệnh phải nhập viện điều trị.
Trong tuần qua, TPHCM ghi nhận 113 ca SXH, gồm 72 ca nội trú và 41 ca ngoại trú. Cũng trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 9 ổ dịch SXH mới phát sinh ở 9 phường, xã thuộc 6/24 quận, huyện; giảm 3 ổ dịch mới so với tuần trước đó. SXH đang gia tăng tại quận: 3, 6, 9, 11, Bình Thạnh và Gò Vấp. Công tác phun hóa chất diệt muỗi và thực hiện khoanh vùng xử lý ổ dịch đã được trung tâm y tế 6 quận này thực hiện.
Quyết liệt các biện pháp dự phòng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, khuyến cáo việc phòng ngừa các bệnh giao mùa cho trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nắng mưa thất thường rất dễ gây bệnh ở trẻ nhỏ, bởi đây là đối tượng có sức đề kháng còn yếu.
Ngoài các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, viêm da, dị ứng da... thì các bệnh như bệnh tay chân miệng, sốt siêu vi, SXH, sởi, thường bùng phát từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, cần được người dân hết sức lưu ý.
"Thời gian vừa qua, may mắn còn giãn cách xã hội, trẻ nhỏ, học sinh được nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 nên chưa có sự giao lưu nhiều, tỷ lệ trẻ mắc bệnh và nhập viện điều trị ít, tuy nhiên hiện nay sau giãn cách xã hội trẻ đi học trở lại bình thường, nguy cơ các bệnh bùng phát rất cao, nhất là từ 2 đến 3 tuần tới. Cần chú ý hơn nữa là hiện nay trên cả nước đã có trường hợp SXH tử vong, do đó cần phải quyết liệt hơn nữa các biện pháp dự phòng"- bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Nhằm ngăn chặn bệnh SXH bùng phát tại TPHCM, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), cho rằng, ý thức tự phòng bệnh của người dân luôn là yếu tố quyết định cho việc kiểm soát thành công bệnh SXH. Sự cảnh giác cao độ với bệnh tật sẽ giúp chủ động phòng tránh những rủi ro về sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như cộng đồng. Mỗi người hãy dành 15 - 20 phút trong tuần để dọn dẹp tất cả vật dụng, ổ chứa nước có lăng quăng. Nếu không có vật dụng chứa nước thì muỗi sẽ không có nơi sinh sản, không có muỗi thì không có bệnh SXH.
Vừa qua, trong phòng chống dịch Covid-19, phụ huynh đã biết hướng dẫn cho trẻ giữ gìn vệ sinh tay đúng cách thì hiện nay việc làm này cần được nâng cao lên và duy trì thành thói quen tốt. Bên cạnh rửa tay sạch, trẻ cần ăn chín - uống sôi, cố gắng không đi đến nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh. Đối với những bé lớn biết mang khẩu trang, cần hướng dẫn cho trẻ mang khẩu trang thường xuyên, đúng cách. Đây là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.
Về phòng bệnh cho người cao tuổi, bác sĩ Hoàng Minh, Phụ trách khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất, chia sẻ: "Cũng như đối với trẻ nhỏ, thời điểm giao mùa người cao tuổi dễ mắc bệnh, do đó lời khuyên dành cho người cao tuổi là hạn chế ra ngoài vào các thời điểm nắng quá gắt. Từ 9 giờ đến 16 giờ là thời điểm tia cực tím ở mức cao. Hơn nữa, người cao tuổi không nên sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, không nên tắm nước nhiều, không nên sử dụng quạt hơi nước nhiều; nên ăn chín, uống sôi, có chế độ vận động phù hợp, tinh thần thoải mái để tránh tình trạng mất ngủ, lo âu kéo dài.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến ngày 25-5, cả nước ghi nhận 26.857 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh thành; trong đó có 3 người chết vì bệnh này tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh. Các địa phương được cảnh báo SXH có xu hướng gia tăng tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, TPHCM...
Điều trị cho bệnh nhi sốt xuất huyết tại tỉnh Bình Định. Ảnh: NGỌC OAI
Theo báo cáo của ngành y tế Bình Định, Phú Yên, từ đầu năm đến nay, địa phương ghi nhận 2.340 ca mắc, với 1 ca tử vong do SXH. Tuy chưa vào đỉnh dịch, song mới đầu mùa khô mà số ca SXH nhập viện gia tăng liên tục trong 2 tháng liền.
Nguy hiểm hơn, có nhiều trẻ em nhỏ tuổi mắc SXH nhưng do gia đình phát hiện, đưa đến bệnh viện muộn nên nhiều ca đã biến chứng nặng, tổn thương sang gan, nội tạng, tim...
Sở Y tế TP Đà Nẵng tăng cường giám sát trong hệ thống sản khoa, giám sát đối với những phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus zika. Bởi, khi phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu nếu nhiễm virus zika thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi với tỷ lệ biến chứng khoảng 3%-12% rất nguy hiểm...
NGỌC OAI - XUÂN QUỲNH
Người già, trẻ nhỏ đổ bệnh vì nắng nóng TPHCM và các tỉnh phía Nam đang bước vào những ngày nắng nóng, có ngày mức nền nhiệt lên đến hơn 40C, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn; kèm theo đó là các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, da liễu,... tăng nhanh. Đặc biệt, đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi có nhiều bệnh nền...