Phụ huynh lo lắng khi cơ sở điều trị cai nghiện đặt cạnh trường học
Rất nhiều ý kiến cho rằng việc bố trí Cơ sở quản lý đối tượng nghiện bằng Methadone ở gần các trường học là không hợp lý.
Hàng trăm phụ huynh tại thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đang hết sức lo ngại khi một cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện được chuyển về sát Trường Mầm non và Tiểu học của thị trấn.
Con đường đất vào khu dân cư cũng là lối đi chung của trường học Mầm non, trường Tiểu học và cơ sở điều trị Methadone.
Khoảng 1 tuần qua, khi cơ sở điều trị đối tượng nghiện ma túy bằng Methadone của huyện Chợ Mới được di chuyển về khu vực Bản Tèng, thị trấn Đồng Tâm. Con ngõ nhỏ vốn đã đông đúc mỗi giờ tan lớp của Trường Mầm non và Tiểu học thị trấn, nay lại có thêm hàng trăm lượt người, xe ra vào mỗi ngày.
“Các con tôi vừa học tiểu học, vừa học mẫu giáo. Sáng, trưa đưa đón con đi học, tôi đều cảm thấy lo ngại”, chị Đồng Thị Thiện, người dân thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới bày tỏ.
Video đang HOT
“Mỗi trường ở đây có mấy trăm học sinh. Chúng tôi đến giờ mới đón, còn cả học sinh bán trú, 11h – 12h trưa vẫn chạy quanh đây, nên phụ huynh không an tâm chút nào”, anh Hoàng Văn Tuấn, người dân Bản Tèng, thị trấn Đồng Tâm chia sẻ.
Cơ sở điều trị này sát tường rào với trường Mầm non và cách cổng trường Tiểu học Yên Đĩnh chỉ vài chục mét, khiến các phụ huynh không khỏi lo ngại.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Hoàng Việt, quyền Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho biết, Cơ sở điều trị Methadone cũ đặt ở Trung tâm y tế huyện, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính của thị trấn, dôi dư trụ sở của Trạm y tế xã Yên Đĩnh cũ nên địa phương quyết định chọn địa điểm này. Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Việt, hiện cơ sở này điều trị cai nghiện cho khoảng 100 người mỗi ngày.
Dù không thể quy kết vấn đề mất an ninh, trật tự hay an toàn của học sinh do đặt cơ sở điều trị Methadone tại đây nhưng trước những lo lắng của người dân, chính quyền địa phương nên sớm bố trí địa điểm hợp lý hơn để các thầy cô giáo, phụ huynh và em học sinh cảm thấy thoải mái, an tâm khi đến trường./.
Đưa trải nghiệm văn hóa nước ngoài vào giáo dục mầm non
Toàn cầu hóa đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về các hoạt động gắn với yếu tố văn hóa nước ngoài trong trường học, ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bởi vậy, ngày càng có nhiều trường mầm non và phụ huynh quan tâm chú trọng vấn đề này.
Song song với nuôi dưỡng, hình thành những kỹ năng sống nhất định, thì việc đưa các trải nghiệm văn hóa thế giới ngay tại trường học đang được coi là một xu hướng hiện đại và quan trọng trong giáo dục mầm non.
Theo các chuyên gia giáo dục, trẻ em giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là thời kỳ lý tưởng nhất để kích thích não bộ phát triển tối đa. Những trải nghiệm đầu tiên sẽ có tác động đáng kể tới thành công của trẻ sau này. Do đó, việc cho trẻ sớm tiếp xúc, tìm hiểu sự đa dạng của văn hóa đất nước và con người trên thế giới không chỉ tạo nên ký ức tốt đẹp cho tuổi thơ của các bé mà còn mang lại nhiều lợi ích mà cha mẹ không ngờ tới.
Lễ hội nước lấy ý tưởng từ lễ hội té nước Songkran Thái Lan. (Ảnh: B.M)
Trước tiên, phải kể đến đó là khả năng kích thích trẻ suy nghĩ, xử lý thông tin, từ đó giúp trẻ phát triển tốt về mặt trí tuệ, ngôn ngữ, cảm xúc, biết chấp nhận sự đa dạng, khác biệt để hòa đồng. Tiếp xúc văn hóa thế giới từ sớm còn giúp trẻ suy nghĩ sáng tạo, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề và học tập tốt hơn.
Chủ tịch Hệ thống Giáo dục Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) Mai Thị Lan Anh cho biết: "Hiểu được điều đó nên hàng năm, nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm thể hiện sự hòa nhập và giao thoa với các nền văn hóa thế giới. Điển hình như Lễ hội nước lấy ý tưởng từ lễ hội té nước Songkran Thái Lan được tổ chức định kỳ 3 năm trở lại đây. Không chỉ tạo sân chơi vui đùa, khám phá cho các con mà thông qua đó, nhà trường sẽ truyền đạt ý nghĩa của lễ hội tới các con, giúp con dần có ý thức và hiểu biết đơn giản về một nền văn hóa khác".
Đối với các phụ huynh, nhu cầu cho con tiếp xúc, trải nghiệm các hoạt động gắn với yếu tố nước ngoài cũng là một trong những tiêu chí được đặt ra khi lựa chọn môi trường cho trẻ.
Tiếp xúc văn hóa thế giới từ sớm còn giúp trẻ suy nghĩ sáng tạo, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề và học tập tốt hơn. (Ảnh: B.M)
Chị Nguyễn Thị Thúy Thịnh (phụ huynh học sinh ở Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Hiện nay, để đánh giá một ngôi trường mầm non tốt cho trẻ không phải chỉ đơn thuần là nơi có đầy đủ cơ sở vật chất, thoáng mát, rộng rãi... mà còn phải bảo đảm được chương trình giáo dục tiên tiến, phát triển đa dạng để trẻ chơi mà học, học mà chơi.
Là bậc cha mẹ, chúng tôi mong muốn nhà trường sẽ chú trọng hơn nữa các hoạt động ttrải nghiệm, nhất là các sự kiện mô phỏng văn hóa nước ngoài để có thể giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên nhất".
Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, để những trải nghiệm này phát huy được giá trị, nhà trường cần trang bị và cập nhật kiến thức cho đội ngũ giáo viên, đồng thời lồng ghép phù hợp văn hóa các nước trong chương trình giảng dạy, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từng sự kiện và tham gia một cách hào hứng.
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên không chỉ đơn thuần là trông và dạy trẻ như trước đây mà còn phải đóng vai trò tham gia hoạt động và tuyên truyền đến từng phụ huynh; cũng như sáng tạo liên tục nhằm tạo ra những yếu tố mới lạ, hấp dẫn, khiến các con thích thú và phát huy hết các tiềm năng sẵn có của mình.
Hy vọng, với xu thế phát triển chung của nền giáo dục mầm non như hiện nay, thì việc đưa các trải nghiệm văn hóa nước ngoài vào giảng dạy sẽ ngày càng đa dạng và được đầu tư kỹ lưỡng và chất lượng hơn nữa.
Để cây xanh trường học không còn là nguy cơ với học sinh Vụ việc cây phượng bật gốc trong sân trường khiến học sinh tử vong rất đau lòng, nhưng không phải vì thế mà nói 'không' với cây xanh. Học sinh một trường THPT ở Q.1 (TP.HCM) học thể dục dưới bóng cây - ẢNH: THÚY HẰNG Ngược lại, phải xem đây là dịp để có cách kiểm soát tốt hơn việc trồng cây...