Phụ huynh liên tiếp tố trường lạm thu, các địa phương ngăn chặn thế nào?
Các địa phương đưa ra hướng xử lý trước tình trạng nhiều phụ huynh phản ánh vấn đề lạm thu trong nhà trường dịp đầu năm học.
UBND thành phố Hải Phòng quy định chi tiết danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho khối trường công lập.
Các khoản thu theo định kỳ gồm: Mua sắm thiết bị phục vụ bán trú; học và thi nghề phổ thông; nước uống.
Các khoản thu theo tháng như: tiền ăn, hỗ trợ người nấu ăn; chăm sóc bán trú; quản lý trẻ/ học sinh ngoài giờ hành chính; trông ngày thứ 7, dạy học 2 buổi/ ngày…
Địa phương này yêu cầu các trường công lập phải sử dụng chứng từ thu (phiếu thu tiền mặt có ký xác nhận của cha mẹ học sinh hoặc ký xác nhận nếu thanh toán trực tuyến).
Để ngăn chặn làm thu, nhiều địa phương quy định chi tiết các khoản được thu và không được thu. (Ảnh minh hoa: W.S)
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Quảng Trị yêu cầu các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện thu đúng, thu đủ chi, sử dụng đúng mục đích khoản thu, tiết kiệm, hiệu quả. Các khoản thu phải được công khai rộng rãi đến toàn thể hội đồng sư phạm, tất cả phụ huynh và học sinh toàn trường.
Sở yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp không được phép thay mặt ban đại diện cha mẹ học sinh để thu quỹ của ban đại diện cha mẹ học sinh, không được thu quỹ lớp.
Sở GD&ĐT nhấn mạnh, không sử dụng quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh để chi: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường. Không mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường…
Sở GD&ĐT Tiền Giang quy định chi tiết các khoản thu, quản lý, sử dụng kinh phí cho các lớp bán trú. Khoản thu chính, gồm: Học phí; thu hộ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn; các khoản thu tiền của lớp bán trú (tiền ăn, xà phòng, giấy vệ sinh, khăn, nước…), tiền công bảo mẫu, cấp dưỡng; các khoản mua sắm đồ dùng học tập, phục vụ bậc học mầm non; quần, áo đồng phục, quần, áo thể dục.
Sở GD&ĐT Nam Định quy định chi tiết các khoản thu năm học 2022 – 2023. Cụ thể, tiền nước uống cho học sinh thu tối đa 10.000 đồng/tháng. Khoản thu dịch vụ vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có mức thu tối đa 18.000 đồng/tháng.
Khoản thu dịch vụ như chăm sóc trẻ ngày thứ bảy và trong thời gian nghỉ hè: 30.000 đồng/ngày. Dạy kỹ năng sống trong trường mầm non và tiểu học là 4.000 đồng/học sinh/tiết với nông thôn và 5.000 đồng/học sinh/tiết với thành phố.
Về vấn đề dạy thêm, học thêm văn hoá; dạy kỹ năng sống trong các trường THCS quy định: nông thôn thu 4.000 đồng/học sinh/tiết; thành phố thu 5.000 đồng/học sinh/tiết. Với các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên thu 5.000 đồng/học sinh/tiết ở nông thôn; còn ở thành phố thu 6.000 đồng/học sinh/tiết.
Tiền quản lý, chăm sóc trẻ buổi trưa ăn bán trú và ngoài giờ hành chính đối với trường mầm non và tiểu học: mức thu tối đa: 6.000 đồng/ngày.
Sở GD&ĐT Ninh Bình yêu cầu các trường phải xây dựng dự toán thu, chi đồng thời tổ chức công khai, thống nhất và thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh. Các trường cần cắt giảm tối đa các chi phí, tiết giảm các khoản thu dịch vụ và hỗ trợ hoạt động giáo dục chưa thực sự cấp bách và cần thiết, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.
Phòng GD&ĐT có trách nhiệm thống kê và tổng hợp các khoản thu đầu năm học của các trường trên địa bàn, báo cáo UBND các huyện, thành phố và Sở GD&ĐT trước ngày 1/10. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng lạm thu.
Sở GD&ĐT Đắk Lắk cũng ban hành văn bản hướng dẫn các khoản thu và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học này. Sở này quy định chi tiết từng khoản thu, kể cả thu hộ; quy định mức chi và khấu trừ đối với các khoản. “Nếu thủ trưởng các đơn vị tự ý đặt ra các khoản thu ngoài quy định thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định”, Sở GD&ĐT nêu rõ.
Ngày 29/8, Bộ GD&ĐT gửi công văn yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố hướng dẫn cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi đầu năm học. Mặc dù ngành GD&ĐT quy định rất rõ về các khoản nhà trường được phép và không được phép thu nhưng tình trạng lạm thu vẫn luôn là vấn đề khiến phụ huynh trăn trở mỗi đầu năm học mới.
Học sinh F0 chịu nhiều áp lực về kiểm tra, đánh giá
Vừa phải kiểm tra bù môn học bị thiếu vừa phải chuẩn bị kiểm tra tập trung theo kế hoạch của nhà trường, điều này tạo ra áp lực thi cử rất lớn với học sinh F0 bị nhiễm Covid-19.
Mỗi học sinh (HS) bị F0 phải cách ly tối thiểu 7 ngày tại nhà (F1 là 5 ngày), nếu test lại âm tính mới được quay trở lại trường học trực tiếp. Điều này kéo theo hệ lụy là các em thiếu bài kiểm tra ở trường rất nhiều.
Nhiều lớp học sĩ số giảm do học sinh vắng mặt thuộc diện F0, F1 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Khi đi học lại, HS vừa phải kiểm tra bù môn học bị thiếu vừa phải chuẩn bị kiểm tra tập trung theo kế hoạch của nhà trường. Điều này tạo ra áp lực thi cử rất lớn với HS bị nhiễm Covid-19.
Phụ huynh có con đang học lớp 6 tại một trường THCS ở Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết: "Cháu bị F0 hơn 10 ngày vừa rồi, phải cách ly tại nhà. Thời gian đó rơi vào đợt kiểm tra cuối kỳ 1 cho HS khối lớp 6 toàn thành phố. Thế là cháu vắng thi toàn đợt". Trong phiếu liên lạc phát về cho phụ huynh chưa có điểm xếp loại học lực vì thiếu điểm thi.
"Tuy nhiên theo thông báo của cô chủ nhiệm, trong tuần sau các em sẽ kiểm tra bổ sung và tuần sau nữa sẽ kiểm tra giữa kỳ 2. Nghĩa là con tôi sẽ phải kiểm tra 2 tuần liên tục", phụ huynh này cho biết. Trường hợp trên không phải là cá biệt, và số HS trong lớp thiếu 3, 4 bài kiểm tra cũng rất nhiều.
Ở khối HS THPT cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều em chưa hoàn thành bài kiểm tra thường xuyên đã phải chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ 2 theo kế hoạch gần kề của nhà trường. Đáng nói là quy định số bài kiểm tra thường xuyên ở THPT rất nhiều. Chẳng hạn ngữ văn và toán có đến 4 cột điểm.
Thiết nghĩ để giảm bớt áp lực cho HS F0, nhà trường và giáo viên cần linh hoạt sắp xếp thời gian kiểm tra hợp lý hơn, không nên quá dày đặc, liên tục. Kéo dài thời gian hoàn tất điểm số, tổng kết. Ngoài ra, cũng nên đa dạng hơn trong các bài làm, sản phẩm của HS. Giảm tải nội dung kiểm tra, chỉ kiểm tra những kiến thức trọng tâm, cơ bản, tránh ôm đồm. Chủ động giảm bớt các cột điểm kiểm tra thường xuyên trong học kỳ và cũng nên có kế hoạch ôn tập nhẹ nhàng trước khi các em làm bài.
Coi trọng môn Ngoại ngữ, tại sao thi vào lớp 10 chỉ nhân hệ số 2 với Toán, Văn? Là phụ huynh có con đang ở giai đoạn ôn thi vào 10, tôi đề xuất năm học sau sẽ có sự thay đổi để Ngoại ngữ ngang hàng Toán, Văn trong tính điểm. Từ năm học 2020-2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều về Quy chế đánh...