Phụ huynh lại dở khóc dở cười khi học trực tuyến cùng con
Vừa học vừa nghe bố mẹ mắng con, chửi nhau, hoặc nhiều bố mẹ quên rằng con đang bật camera học trực tuyến nên cứ đi qua đi lại trong bộ quần áo xộc xệch… Chưa kể đang học thì bị ‘out’ ( rớt mạng) liên tục.
Học sinh tiểu học học trực tuyến có nhiều khó khăn do chưa tập trung và cần sự hỗ trợ của phụ huynh – D.L
Chất lượng chỉ đạt 30-40%?
Anh Trần Duy Long có con học lớp 2 trường Tiểu học TL (Hà Nội) kể lại; “Do ban ngày phụ huynh đi làm, sợ các bé còn nhỏ quá không thể tự học được nên phụ huynh và giáo viên lớp con mình thống nhất giờ học trực tuyến là 19-21 giờ tối để bố mẹ có thể hỗ trợ con học. Mỗi lần cho con học trực tuyến là mình thực sự ức chế với Zoom. Đăng nhập trên máy tính thì bị lỗi nên chuyển qua điện thoại dùng 3G, 4G cũng bị lỗi tiếp. Đổi sang điện thoại khác được chút lại phải chuyển qua laptop. Zoom bị quá tải hoặc đường truyền của ISP bị bóp băng thông, nghẽn mạng liên tục như vậy nên việc học của con thường xuyên bị gián đoạn”.
Học trực tuyến cần có không gian yên tĩnh – T.M
Video đang HOT
Không chỉ khó khăn về đường truyền, anh Long cho biết do lớp học quá đông, học sinh còn nhỏ nên thường mất tập trung, cô giáo cũng không thể sâu sát được với từng bé. “Chưa kể có nhiều chuyện bi hài. Nhiều phụ huynh ngồi cạnh con mà không chú ý, mic đang bật mà cứ mắng con hoặc cãi chửi nhau… Tất cả mọi âm thanh đều lọt vào khiến cho buổi học càng lộn xộn. Không chỉ vậy, nhiều bố mẹ quần áo xộc xệch cứ đi qua đi lại trước camera nhìn rất kỳ cục”, anh Long chia sẻ thêm.
Với thực trạng như vậy, anh Long cho rằng chất lượng học trực tuyến chỉ đạt khoảng 30-40% so với học trực tiếp ở trên lớp.
Trong khi đó, chị Bùi Ngọc hiện đang có 2 con tham gia học trực tuyến, một bé lớp 10 Trường THPT Linh Trung và một bé lớp Trường Tiểu học Từ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM). Chị Ngọc cho biết: “Cả hai vợ chồng mình phải tập trung theo sát con mới an tâm. Bé lớn thì học trực tuyến hoàn toàn, học cả ngày luôn. Mình phải sắm cho bé điện thoại tốt để có thể di chuyển cho đỡ mỏi, nếu ngồi máy tính bàn trong suốt 4 tiếng đồng hồ mỗi buổi học thì rất mệt, dù sau mỗi tiết có được giải lao. Ông xã đi làm phải in bài ra để tối về khảo con. Còn với bé lớp 3 thì trường chưa cho học trực tuyến hoàn toàn, có những môn cô cho bài tập làm. Nhưng nếu không có người ngồi sát bên thì con sẽ cầm chuột bấm lung tung rồi thoát ra, không tập trung được”.
Chị Ngọc cũng cho rằng việc tiếp thu bài qua học trực tuyển chỉ đạt 40-50% thậm chí thấp hơn nên các phụ huynh chắc chắn sẽ rất lo lắng, nhưng trong tình thế dịch Covid-19 còn chưa ổn định thì không còn cách nào khác.
Tiểu học nên học trực tuyến thế nào cho hiệu quả?
Theo anh Trần Duy Long, ở lứa tuổi tiểu học, cô giáo nên quay clip bài giảng gửi cho cả lớp, mỗi học sinh sẽ nghe lại và có thêm sự hỗ trợ của phụ huynh. Sau đó cô giáo cho làm thêm bài tập liên quan đến bài giảng đó, hiệu quả sẽ cao hơn. “Nếu học kiểu cả lớp cùng truy cập vào Zoom rất không ổn, vì đường truyền bị nghẽn, nhiều học sinh bị out ra. Nếu không bị out thì lớp cũng lộn xộn với nhiều tạp âm từ các gia đình, trẻ thì thiếu tập trung. Mà đằng nào sau buổi học bố mẹ vẫn phải dạy lại nội dung”, anh Long lý giải thêm.
Cũng đồng tình với ý kiến của anh Long, anh Nguyễn Quang Thiện, ngụ tại Chung cư Phú Thạnh, Q.Tân Phú có con học lớp 5 Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, đề xuất: “Năm ngoái con tôi cũng học trực tuyến theo kiểu cô giáo gửi link bài giảng là clip được quay sẵn các môn toán, tiếng Việt. Tôi học cùng con thì thấy rất ổn, thầy cô giảng cặn kẽ, chi tiết, giọng truyền cảm, con mở lên nghe thấy thích và tiếp thu tốt. Sau mỗi bài giảng là có phần bài tập để cho học sinh ôn lại kiến thức. Ba mẹ giảng thêm cho con là con có thể hiểu được”.
Theo chị Dương Thu Thuỷ, ngụ tại chung cư Khang Phú có con học lớp 4 Trường Tiểu Học Huỳnh Văn Chính, Q.Tân Phú, thì việc học trực tuyến vẫn có thể đạt hiệu quả cao nếu học sinh ở các lớp lớn từ THCS trở lên có thể chủ động và ý thức tốt, đường truyền ổn định, phụ huynh nhắc nhở con tập trung và tạo không gian yên tĩnh, không bị tác động bởi bên ngoài. “Đối với học sinh tiểu học vì nhỏ quá, các con chưa tự ý thức được vẫn phải có ba mẹ kèm cặp, trong khi ba mẹ phải đi làm, thì cô giáo chủ nhiệm nên gửi clip bài giảng và link bài tập, phụ huynh và học sinh chủ động học trong một giờ giấc phù hợp, đến tối cô giáo tổng kết lại danh sách em nào đã học em nào chưa, sẽ tốt hơn là cả lớp cùng tập trung học online trực tiếp”, chị Thuỷ nhận định.
Năm "Covid-19 thứ 2" trẻ học online, mạng vẫn "rớt", phụ huynh vẫn lo
Nhiều phụ huynh cho biết, phần mềm học online thường xuyên bị ngắt quãng, gián đoạn, có khi gần hết giờ con mới có thể truy cập, thêm vào đó nhiều trường bố trí thời gian học vào ban ngày khiến bố mẹ khó có thể kèm cặp con trong quá trình học.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đến nay đa số các tỉnh, thành phố đã cho học sinh chuyển sang hình thức học trực tuyến. Tại Hà Nội, Sở GD-ĐT cũng đã ra thông báo từ ngày 17/2, học sinh tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học, các trường chuyển sang hình thức học online. Tuy nhiên, sau 2 ngày thực hiện, nhiều phụ huynh phản ánh việc học của con vẫn "lúng túng", chưa thực sự hiệu quả.
Anh Nguyễn Văn Cường có con đang học lớp 7 tại 1 trường thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, buổi sáng, tiết học trên phần mềm Zoom bắt đầu từ 7h45, nhưng mạng liên tục bị gián đoạn, đến khi con truy cập được thì đã gần hết giờ.
Việc học online sau Tết vẫn gặp những gián đoạn nhất định. (Ảnh minh họa)
"Cả buổi học hầu như con không học được mấy mà chỉ loay hoay vì mạng bị ngắt, lúc nghe được lúc không. Ngày học online đầu tiên sau Tết, cô giáo thông báo sĩ số của lớp chỉ đạt 1 nửa", anh Cường cho hay.
Chị Trần Thanh Vân (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, từ ngày 17/2 hai con của chị đã bắt đầu công cuộc tự học online tại nhà mà không có sự hỗ trợ của bố mẹ. "Cháu lớn học lớp 6 nhà trường đã đầu tư mua phần mềm riêng của Microsoft nên học khá ổn. Trong đó chia thành các phòng học cụ thể, tiện cho các con vào học và cô quản lý dễ dàng hơn, phần mềm ổn định, không bị ngắt quãng. Trong khi đó, bé thứ 2 học lớp 2 vẫn học qua phần mềm miễn phí zoom, nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngắt giữa chừng, tín hiệu không tốt. Nhiều khi mạng bị gián đoạn, cô chỉ kịp điểm danh, yêu cầu lớp trật tự đã hết nửa tiết học", chị Vân cho hay.
Ngoài vấn đề kỹ thuật, phụ huynh này cũng cho biết, chị chưa thực sự yên tâm với chất lượng học online. Với con lớn của chị mới vào lớp 6, có nhiều môn học mới khác so với chương trình tiểu học, ngay cả quá trình học trực tiếp trên lớp, con vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Do đó, khi triển khai học trực tuyến, chị Vân không khỏi lo ngại về chất lượng. Bên cạnh đó, với bé thứ 2 hiện đang học lớp 2, nhà trường xếp lịch học online ban ngày. Chị Vân cho rằng, ở độ tuổi này, trẻ còn khá bé, tinh thần tự giác học, khả năng tập trung trong nhiều giờ liền chưa cao, thời gian ban ngày bố mẹ vẫn phải đi làm, không có người kèm cặp, hỗ trợ việc học sẽ rất khó.
"Bình thường con đã khá hiếu động, nên nếu không có bố mẹ, bắt con ngồi học trước máy tính nhiều giờ liền là rất khó, khả năng tiếp thu bài không cao. Thậm chí sau 2 buổi học đầu tiên, cô giáo cho biết, có con vừa học vừa ngủ gật trong lớp online", chị Vân cho hay.
Cả bố mẹ đều đi làm, ông bà lại ở xa, từ khi nhà trường thông báo chuyển sang học trực tuyến, con trai chị Nguyễn Thị Hiền (Long Biên, Hà Nội) đều tự học online ở nhà một mình.
"Vừa trải qua kỳ nghỉ Tết dài hơn 1 tuần, nên bắt đầu học online, lại ở nhà một mình, con cũng cảm thấy uể oải, không hào hứng học. Việc học qua zoom còn bị gián đoạn, ngắt quãng. Buổi học đầu tiên con không bật được mic, nên cả buổi chỉ ngồi nghe cô giảng mà không được phát biểu nên càng chán hơn. Bên cạnh đó, ở độ tuổi còn khá nhỏ, các con ngồi cả buổi trước màn hình máy tính tự học mà không có sự giám sát của bố mẹ là không hiệu quả. Chưa kể thường ngày phải hạn chế con sử dụng các thiết bị như ipad, điện thoại, máy tính, thì nay con lại có cơ hội thoải mái dùng cả ngày. Ngoài việc ảnh hưởng đến thị lực, thì tôi cũng rất lo ngại con có thể vào những trang web xấu, không phù hợp với lứa tuổi", chị Hiền chia sẻ.
Phụ huynh này cũng kiến nghị, với những trẻ nhỏ tuổi từ lớp 3 trở xuống, các trường nên sắp xếp thời gian học buổi tối để bố mẹ có nhiều thời gian kèm cặp, hỗ trợ để việc học hiệu quả hơn.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, để việc dạy và học trực tuyến đảm bảo chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường cập nhật hàng ngày số lượng, tình hình học sinh học tập ở từng môn học, quan tâm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa có thiết bị học tập.
Riêng với học sinh lớp 1, do các em còn nhỏ, lại là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở yêu cầu các trường ưu tiên chọn khung giờ tốt nhất để dạy trực tuyến, phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ nhiều nhất cho việc học tại nhà của các em. Bên cạnh đó, các trường cũng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kịp thời phương pháp tổ chức dạy học.
Với các khối lớp khác, các nhà trường xây dựng thời khóa biểu với tất cả các môn học, dạy học đủ các nội dung theo hướng dẫn, lự chọn hình thức dạy học phù hợp để thực hiện các nội dung thí nghiệm, thực hành.../.
HS Trường Xuân Phương học trực tuyến trong điều kiện cách ly tại nhà thế nào? 57 học sinh Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa kết thúc đợt cách ly tập trung. Để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, các em tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày. Học sinh Trường Tiểu học Xuân Phương rời khu cách ly tập trung để trở về nhà. Cô Lê Thị Tuyết Lan- Hiệu...