Phụ huynh lại dậy sóng khi ‘mùa’ thu tiền tự nguyện bắt đầu
Cuối tuần này, các cuộc họp phụ huynh đã diễn ra ở nhiều trường học trong cả nước. Mùa đóng tiền “tự nguyện” lại xuất hiện những khoản thu có quen, có lạ nhưng hầu như phụ huynh không thể chối từ.
Lần đầu tiên có con vào lớp 1, chị Bùi Lan (Quận 1, TP. HCM) đến buổi họp phụ huynh đầu năm trong tâm trạng ít nhiều háo hức.
“Kết quả là trước khi ra về, mình đã đồng ý sau họp lớp sẽ tự nguyện đóng 4,5 triệu đồng, trong đó 1 triệu là quỹ phụ huynh lớp, 500 nghìn đồng là quỹ phụ huynh trường. Và khoản to nhất là 3 triệu đồng đóng góp để mua bảng tương tác”.
Chị Lan cho biết khi đề cập tới việc đóng góp mua bảng tương tác, phụ huynh rơi vào thế chẳng thể chối từ.
Đầu tiên là cô giáo chủ nhiệm nói rằng chiếc bảng mà lớp đang dùng là của lớp 1 năm ngoái cho mượn, và họ đang đòi lại. Cô cũng cho biết hiệu trưởng yêu cầu không được đòi hỏi phụ huynh phải mua bảng mới, nếu trả cho lớp kia rồi thì cứ phấn trắng bảng đen mà dạy.
Dự thu và chi khoản vận động phụ huynh cho cơ sở vật chất một trường THPT ở Sài Gòn trước khi phải dừng thi do bị phụ huynh phản đối.
Sau đó, cô sử dụng bảng tương tác cho phụ huynh xem thử. Ví dụ như học chữ “c” thì có từ “con cá” hay “quả cam”, trên màn hình ngay lập tức có chữ cái, hình ảnh minh hoạ.
“Xem cô trình diễn xong rồi, phụ huynh nào còn lòng dạ nghĩ tới chuyện học chay nữa. Khi hội trưởng phụ huynh đề xuất đóng góp để mua bảng mới, duy nhất một người đứng dậy có ý kiến không thực sự đồng tình. Nhưng chưa kịp nói xong nhiều phụ huynh khác đã gạt đi. Và kết quả với loại bảng dự mua gần 90 triệu đồng thuộc diện cao cấp trên thị trường, hội phụ huynh “bổ đầu” phụ huynh mỗi học sinh 3 triệu”.
Tuy nhiên, chị Lan cũng cho rằng khoản “đầu tư” này không đến nỗi vô lý, bởi chiếc bảng sẽ được sử dụng trong cả 5 năm tiểu học. “Các con được học vui vẻ, sinh động hơn thì đóng ngần đấy tiền cũng được, nhưng cũng tội cho gia đình nào không có điều kiện mà không dám từ chối vì ngại.
Kể lại cuộc họp phụ huynh diễn ra trong tuần vừa qua của cậu con trai học lớp 8, chị Thủy Ngân ở Thủ Đức, TP.HCM cho hay với những nội dung không liên quan tới tài chính, cô giáo chủ nhiệm của con nói đơn giản: “Phụ huynh xem số tiền phải đóng được trường thông báo ở bảng tin. Đóng bao nhiêu, khoản nào, đóng ra sao được công khai ở đấy. Giáo viên chủ nhiệm không xin của phụ huynh đồng nào, lớp mình cũng không thu quỹ lớp”.
Phổ biến rồi, cô giáo nói phần của mình đã xong, giờ là thời gian của phụ huynh.
Video đang HOT
Sau đó, hội trưởng phụ huynh lớp lên công khai các khoản thu, chi của hội năm ngoái. Và cuối cùng là “xin cho năm nay”.
“Nào là các dịp sẽ phải chi như Trung thu, ngày 20/11, Tết nguyên đán, khen thưởng… Phụ huynh đóng bao nhiêu là tự nguyện. Còn nữa, có mấy bồn nước đã hỏng, trường muốn thay mới, mong phụ huynh đóng hỗ trợ” – người “đại diện cho cha mẹ học sinh” liệt kê các khoản cần sự “tự nguyện”.
Theo chị Ngân, chị hội trưởng nói mà ngượng ngùng. May là phụ huynh của lớp đều hiểu nên mọi người vẫn vui vẻ đóng góp.
Thế nhưng, cũng có những khoản “tự nguyện” được đưa ra mà phụ huynh không thể hiểu nổi. Ví dụ như mới đây trên mạng xã hội xôn xao về khoản “trực đánh trống và vệ sinh” ở Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Đăk Djrăng, Gia Lai). Theo phản ánh của phụ huynh có con học tại trường, trong cuộc họp đầu năm học, hội phụ huynh đã đưa ra khoản thu nói trên với mức thu 150 nghìn đồng/ học sinh.
Hay một phụ huynh ở Thanh Hoá đã lên mạng xã hội than thở về việc phải “tự nguyện trên tinh thần bắt buộc” khoản tiền vệ sinh trường 100 nghìn đồng và vệ sinh lớp 70 nghìn đồng…
Những người ‘ở thế khó’
Vì ngại ngùng, nhiều phụ huynh cho hay họ từng từ chối khéo khi được giáo viên chủ nhiệm mời làm hội trưởng.
Chị Thuỷ Ngân kể năm ngoái, trước khi diễn ra buổi họp phụ huynh đầu năm, chị nhận được tin nhắn của giáo viên chủ nhiệm.
“Cô giáo hỏi tôi có thể làm hội trưởng phụ huynh lớp giúp cô được không? Biết là cô giáo tín nhiệm và gửi gắm, nhưng tôi vẫn nhắn tin từ chối” – chị Ngân kể.
Sở dĩ chị có câu trả lời có thể khiến cô chủ nhiệm mất lòng bởi trước đó, khi con học tiểu học, có năm chị đã từng trong Ban đại diện phụ huynh của lớp.
“Vậy nên, tôi hiểu được thế khó của công việc này. Thú thực, nếu hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường không nêu ra cái này cái kia thì hội trưởng của trường chả việc gì phải truyền lại cho chi hội trưởng lớp. Rồi chi hội lớp lại phải đứng ra kêu gọi, van nài phụ huynh. Đi xin tiền rất mệt lại còn bị chửi nữa. Nhiều phụ huynh đóng tiền mà cũng nhìn mình với ánh mắt dò xét” – chị Ngân nói.
Tin nhắn xin ý kiến đóng góp đầu năm trong một nhóm phụ huynh lớp 1 ở TP.HCM
Anh Phan Đạt, một phụ huynh ở Gò Vấp, TP.HCM cũng công nhận nhiều hội phụ huynh đang bị làm khó. Bởi rất nhiều khoản thu, nhà trường không hề ra mặt nhưng có gợi ý thông qua giáo viên chủ nhiệm. Do đó, nếu đối chiếu theo quy định thì nhà trường sẽ không bị sai.
“Những khoản chi của hội như thưởng cho học sinh, ủng hộ học sinh nghèo… thì không nói, chứ phụ huynh phải chi cả tiền đổ rác, tiền hoa trước cửa lớp, chi tiền màn cửa… thì kỳ quá.
Thực ra, các khoản này không phải trường nào cũng vậy, có trường chi nhưng cũng có trường không.
Việc này tuỳ thuộc vào hiệu trưởng. Hiệu trưởng có uy và không thích bày vẽ, chính trực thì hội phụ huynh nhẹ nhàng. Ngược lại Hiệu trưởng, và cả giáo viên chủ nhiệm nữa, mà thích bày vẽ, nhờ vả thì hội phụ huynh rất cực” – anh Đạt nói.
Sau khi thuyết phục được phụ huynh trong lớp về chủ trương mua sắm, ban phụ huynh còn phải đi khảo sát xem ở đâu bán rẻ, rồi lấy báo giá để trình bày với các bố, các mẹ. Thế nhưng, họ vẫn luôn gặp những ánh mắt nghi kị hoặc nói vào nói ra của một số phụ huynh khác.
Với nhiều phụ huynh khác, mặc dù không đồng ý với một số khoản thu, nhưng họ rất ngại lên tiếng vì dễ trở nên lạc lõng. “Nói gì thì nói, nếu phản ứng mà chẳng may cô giáo biết lại để ý đến con mình thì không hay. Ai cũng bảo là có gì cứ trao đổi thẳng thắn, nhưng tâm lý của bọn mình đều rất ngại, nên đành đóng cho xong” – chị Mai, một phụ huynh có con học lớp 6 ở Quận 3 chia sẻ.
Thế nên, chị Mai bảo chả lạ khi mà năm nào cũng vậy, cứ đầu năm là trên mạng xã hội và trong các nhóm phụ huynh lại xảy ra không ít tranh cãi về tiền nong. Có người tranh cãi gay gắt, song cũng có kiểu ngầm rỉ tai nói xấu nhau, bằng mặt mà không bằng lòng…
'Nới lỏng' quy định về sử dụng điện thoại trong giờ học: Cần định hướng học sinh đúng mục đích
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, có nhiều nội dung mới phù hợp với xu thế phát triển.
Đáng chú ý, tại mục 4, Điều 37 về "các hành vi học sinh không được làm" có nội dung "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Như vậy, nếu được giáo viên cho phép và phục vụ mục đích học tập, học sinh được phép sử dụng điện thoại trong giờ học. Quy định này đã "nới lỏng" việc sử dụng điện thoại trong giờ học so với trước.
'Nới lỏng' quy định về sử dụng điện thoại trong giờ học. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học đã nhận được sự quan tâm lớn của xã hội và có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng, nếu cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, phục vụ học tập, nhà trường cần có quy chế rõ ràng để kiểm soát và định hướng học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích, giúp nâng cao hiệu quả học tập. Nếu không sẽ dẫn đến hệ lụy học sinh lạm dụng sử dụng điện thoại mà sao nhãng việc học.
Là phụ huynh của 2 học sinh, chị Nguyễn Thị Phượng (quận Thủ Đức) cho rằng, các em thường rất hào hứng, thậm chí rất dễ "nghiện" điện thoại, nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Trong giờ học, những vấn đề chưa biết, chưa hiểu, thay vì tập trung suy nghĩ thì các em lập tức tra cứu thông tin trên mạng, dẫn đến lười tư duy và trở nên thụ động.
Hay thay vì tập trung nghe cô giảng bài thì các em lại sử dụng điện thoại để nhắn tin, nói chuyện với nhau và không phải lúc nào giáo viên cũng có thể kiểm soát tốt việc này. "Cần thiết thay đổi phương pháp dạy và học cho phù hợp với thời đại, tuy nhiên phương pháp đó phải tránh tạo ra sự thụ động cho học sinh. Là mẹ có 2 con khá "nghiện" điện thoại, tôi thực sự lo lắng khi nhà trường cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp học" - chị Phượng bày tỏ.
Ủng hộ việc sử dụng thiết bị thông minh vào hoạt động dạy và học, thầy Lê Quang Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hùng Vương (Quận 5) cho rằng, phải có định hướng để học sinh sử dụng, khai thác hiệu quả các tiện ích của thiết bị vào việc học. Thực tế, lứa tuổi học sinh dễ bị lôi cuốn vào game, mạng xã hội, dễ bị sao nhãng việc học.
Thông tư 32 cũng quy định rõ chỉ khi nào thầy, cô giáo cho phép, học sinh mới được sử dụng điện thoại trong giờ học, phục vụ cho việc học tập, do vậy giáo viên kiểm soát việc này cũng không khó khăn. Điều quan trọng là học sinh phải biết tự kiểm soát, sử dụng điện thoại đúng mục đích mới mang lại hiệu quả cho việc học tập của mình.
"Muốn sử dụng thiết bị thông minh, chúng ta phải làm chủ thiết bị, chứ không phải ngược lại. Thiết bị thông minh không phải để tra cứu kiến thức cơ bản, bởi các kiến thức này đều đã có trong sách giáo khoa. Các thiết bị thông minh nên được sử dụng để khai thác, tìm kiếm thông tin, kiến thức nâng cao, chuyên sâu phục vụ cho việc thực hiện dự án học tập hay hoạt động làm việc nhóm của học sinh" - thầy Lê Quang Huy chia sẻ.
Theo cô Lê Thị Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn An Ninh (Quận 10), thời gian qua, nhà trường cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, giờ học. Tuy nhiên, với một số môn cần thiết, như tiếng Anh, học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nếu có sự cho phép của giáo viên, giúp nâng cao hiệu quả dạy và học.
Từ kinh nghiệm thực tế, điều quan trọng nhất là học sinh phải biết tự kiểm soát việc sử dụng điện thoại vào mục đích tích cực. Vì vậy, nhà trường cần giúp học sinh trang bị các kỹ năng cần thiết, như quản lý bản thân, để các em hiểu được điều gì nên làm và không nên làm. Cùng với đó, giáo viên cần hướng dẫn, định hướng để học sinh sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh tra cứu thông tin một cách hiệu quả. Giáo viên cũng cần tự nâng cao kỹ năng quản lý trong giờ học, để có thể kiểm soát, hỗ trợ học sinh tốt nhất.
Ở góc độ quản lý, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước khi Thông tư 32 được ban hành, ngành Giáo dục thành phố cũng không cấm học sinh sử dụng điện thoại hay trang thiết bị nói chung phục vụ việc dạy và học trong giờ học.
Việc cho phép sử dụng, quản lý và phát huy hiệu quả của việc sử dụng điện thoại trong giờ học là quyền và trách nhiệm của mỗi nhà trường, đặc biệt là mỗi thầy giáo, cô giáo. Thực tế thời gian qua, nhiều giáo viên bộ môn đã cho học sinh sử dụng điện thoại trong một số giờ học, bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó, giáo viên phải xây dựng kế hoạch bài giảng, định hướng học sinh sử dụng các thiết bị di động để tìm kiếm, khai thác các thông tin chính thống phục vụ cho bài học.
Theo ông Trịnh Duy Trọng, Quy định trong Thông tư 32 là hướng "mở" phù hợp với thực tế hiện nay, giúp giáo viên, học sinh có cơ sở để sử dụng, khai thác các thiết bị di động cho việc dạy và học trong giờ học. Theo Thông tư này, việc sử dụng điện thoại trong giờ học của học sinh không phải là sử dụng tùy tiện mà phải được sự cho phép của giáo viên bộ môn và phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học.
Phụ huynh trường Phong Nẫm, Phan Thiết nhất quyết phản đối đóng tiền mua ti vi Phụ huynh đồng loạt không đồng ý, biên bản sẽ thể hiện rõ sự phản đối này. Vì thế, chắc chắn những khoản cần thu, cần huy động sẽ không thể thực hiện được. Năm nào cũng như năm ấy, cứ vào đầu năm học thì câu chuyện lạm thu ở nhiều trường học lại trở thành đề tài nóng trên các trang...