Phụ huynh “không phục” kết quả thẩm định cuộc thi KHKT: Bộ GD&ĐT nói gì?
Trước ý kiến phản bác của phụ huynh bày tỏ “không phục” kết quả chấm thẩm định cuộc thi Khoa học kĩ thuật (KHKT), ngày 26/3, tại buổi họp báo thường kì, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT một lần nữa trả lời về vấn đề này.
Chấm chặt chẽ, đúng quy chế
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, ở đây không có sự sao chép hay trùng lặp đề tài.
Quá trình tổ chức chấm thi là đúng quy chế, ban giám khảo theo quy chế là các nhà khoa học với học hàm, học vị từ tiến sĩ trở lên, thuộc các chuyên ngành phù hợp với các lĩnh vực dự thi.
Cũng theo ông Thành, việc chấm thi các công trình khoa học kỹ thuật này, ngoài việc chấm kết quả sau cùng, còn chấm cả quá trình nghiên cứu của học sinh. Quá trình chấm có 3 tiêu chí rõ ràng, về mục tiêu, thiết kế, phương án giải quyết vấn đề để thực thi. Các giám khảo 2 lần bốc thăm để chấm.
Do phụ huynh không phục kết quả và tính công khai minh bạch của cuộc thi, Bộ GD&ĐT đã thành lập hội đồng chấm thẩm định, mỗi hội đồng thuộc 2 lĩnh vực (ứng dụng cơ khí và xã hội hành vi).
Khi thành lập hội đồng, Bộ GD&ĐT cũng thành lập 2 tiểu ban, mỗi tiểu ban gồm 5 người là các nhà khoa học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc về các trường đại học, viện nghiên cứu tiến hành chấm thẩm định.
Mỗi giám khảo trong thành viên của hội đồng chấm thẩm định là độc lập nghiên cứu báo cáo của học sinh để từ đó đánh giá sự phù hợp. Sau khi có kết quả chấm thẩm định đã thông tin đến phụ huynh, kết quả này phù hợp với kết quả mà ban giám khảo đã đánh giá trong cuộc thi.
Liên quan đến ý kiến của phụ huynh về việc thành lập hội đồng thẩm định, quy trình chấm thi và các tiêu chí chấm thi đã được nêu ra chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng cũng như các quy trình, phương pháp và tiêu chí ở lần đánh giá và thẩm định lại đề tài này không hề được nói đến trong các thông báo công khai. Hội đồng thẩm định là những giám khảo nào, có thực sự độc lập và khách quan cũng không được Bộ GD&ĐT công bố trong văn bản gửi tới phụ huynh và khi thông tin với báo chí.
Video đang HOT
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, Hội đồng chấm thẩm định là hoàn toàn độc lập không trùng lặp với ban giám khảo, vấn đề này đã có quyết định rõ ràng.
Sẽ xem xét lại việc cộng điểm từ các cuộc thi
Cũng theo ông Thành, tuyển sinh vào THPT, có cộng điểm thi nghề phổ thông. Việc dạy nghề phổ thông đi vào đúng nguyện vọng, sở trường của học sinh. Sau đó, Bộ GD&ĐT tinh giản các cuộc thi.
Cuộc thi KHKT đã sang năm thứ 7. Như vậy trong 6 năm qua, học sinh bắt đầu mới làm quen, hiểu và nghiên cứu khoa học.
Trong 6 năm qua, học sinh đã có nhiều thành tích, năm nào cũng có nhiều thí sinh đoạt giải, chiếm khoảng 25% số lượng thí sinh dự thi.
Do vậy, theo ông Thành, cuộc thi này cần khuyến khích, duy trì, để đảm bảo đúng năng lực sở trường để trở thành những sân chơi tốt.
Lãnh đạo Bộ và Sở GD&ĐT lắng nghe các thí sinh thuyết trình tại cuộc thi KHKT khu vực phía Bắc.
Trước đề xuất, Bộ có nên bỏ việc cộng điểm khuyến khích từ các cuộc thi do Bộ chủ trì, ông Thành cho hay, Bộ sẽ nghiên cứu đến việc cộng điểm có cần thiết hay không và sẽ có tham mưu cho các cấp lãnh đạo.
Dân trí phản ánh trước đó, một số phụ huynh có con là học sinh Hải Phòng vừa tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia 2019 (VISEF) phía Bắc (diễn ra trong 4 ngày từ 9 đến 12/3) kiến nghị về việc một số đề tài đoạt giải nhất tại cuộc thi chất lượng có vấn đề.
Cụ thể, những phụ huynh này cho rằng, các đề tài này trùng lặp, không sáng tạo.
Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT có kết luận chấm thẩm định nhưng phụ huynh tiếp tục phản ứng khi cho rằng kết quả vừa mới công bố đi “lạc hướng” với kiến nghị, không trả lời câu hỏi có việc sao chép đề tài đã công bố hay không.
Hội đồng thẩm định là những giám khảo nào, có thực sự độc lập và khách quan cũng không được Bộ GD&ĐT công bố trong văn bản gửi tới phụ huynh và khi thông tin với báo chí.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Phụ huynh phản pháo kết quả chấm thẩm định cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia
Bộ GD-ĐT vừa thông báo kết quả đánh giá theo biên bản của hội đồng chấm thẩm định đối với các dự án khoa học kỹ thuật có đơn khiếu nại.
Theo đó, 4 dự án được trao giải nhất bị cho là chấm không công bằng thì sau khi chấm thẩm định vẫn giữ nguyên kết quả. Hai dự án bị kiến nghị có hàm lượng khoa học vẫn không được giải sau chấm thẩm định.
Liên quan đến vấn đề này, ông N.T. S và N.V.T - các phụ huynh có con tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia phản ánh, theo Điều 8, 15, 17, 18 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT về Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (ViSEF), việc thành lập hội đồng thẩm định, quy trình chấm thi và các tiêu chí chấm thi đã được nêu ra chi tiết và cụ thể.
Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng cũng như các quy trình, phương pháp và tiêu chí ở lần đánh giá và thẩm định lại đề tài này lại không hề được nói đến trong công văn.
Vậy Bộ GDĐT đã thành lập hội đồng dựa trên những tiêu chí nào, cơ cấu và thành phần BGK như thế nào, nhiệm vụ và quyền hạn BGK gồm những gì? Quy trình thẩm định lại đề tài như thế nào? Các tiêu chí đánh giá được thực hiện dựa trên thang điểm nào để cho ra kết quả chấm thẩm định?".
Các phụ huynh này cũng cho biết thêm, các tiêu chí chấm điểm bao gồm: Câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu: 10 điểm; Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; Thực hiện kế hoạch nghiên cứu: 20 điểm; Tính sáng tạo: 20 điểm; Gian trưng bày: 10 điểm; Trả lời phỏng vấn: 25 điểm
Tuy nhiên, quá trình thẩm định lại đề tài được thực hiện sau khi cuộc thi đã kết thúc nên việc thẩm định chỉ dựa vào hồ sơ dự án (tổng 45 điểm).
Những tiêu chí quan trọng như: Tính sáng tạo của đề tài, gian trưng bày (các thiết bị, mô hình và mô phỏng của dự án kỹ thuật, cách thức hoạt động và khả năng thực tế của sản phẩm...) và trả lời phỏng vấn (Sự hiểu biết về cơ sở khoa học, sự giải thích và hạn chế của dự án, sự thừa nhận khả năng tác động về khoa học, xã hội hoặc kinh tế, ...) lại bị lược bỏ.
Việc đánh giá, thẩm định đề tài chỉ với nửa non số điểm 45/100 hoàn toàn thiếu sự chính xác, tính khách quan và vi phạm quy chế đánh giá theo quy định.
Lễ trao giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia khu vực phía Bắc
Đó là chưa kể một số đề tài đã vi phạm quy chế về những vật không được phép trưng bày tại cuộc thi. Hơn nữa, có 5 dự án đạt giải nhất, 13 giải nhì và 4 giải ba, có đề tài trùng lặp về mặt giải pháp, kết quả với các nghiên cứu, sản phẩm thị trường đã công bố, hoàn toàn không có tính mới, tính sáng tạo.
Tuy nhiên, các dự án này vẫn được hội đồng thẩm định phê duyệt cho đủ điều kiện tham gia dự thi, thậm chí đạt giải cao trong cuộc thi khoa học lớn nhất toàn quốc. Điều này làm dấy lên nghi vấn về việc thẩm định đề tài trước khi đánh giá còn chưa được chính xác, đầy đủ và chặt chẽ.
Theo infonet
Thất bại tiếng anh trong trường phổ thông - bài cuối: Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học 'bắt lỗi' chương trình tiếng Anh Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, chương trình tiếng Anh hiện hành có thời lượng quá ít, cộng với việc chưa tích hợp, lồng ghép các nội dung học tập khác dẫn đến hạn chế khả năng giao tiếp của học sinh. Trong giờ dạy học ngoại ngữ ở trường Tiểu học Tây...