Phụ huynh hoa mắt, ù tai với những mời chào ‘công nghệ 4.0′
Nhiều lời mời chào về các khóa học tiếng Anh, khoa học, toán học và các môn theo công nghệ 4.0 khiến phụ huynh hoa mắt và hoang mang khi tìm khóa học cho con.
Công nghệ, máy móc hỗ trợ hiệu quả việc học các môn công nghệ nhưng không thể thay thế dạy học truyền thống. Trong ảnh: một buổi học lớp toán và lập trình AI của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5, TP.HCM) – Ảnh: NHƯ HÙNG
Công nghệ hiện đại nhưng nếu nội dung chưa đạt, phương pháp chưa chuẩn, cộng thêm người học thiếu tự giác và chưa có cách học đúng thì tình trạng lãng phí dễ xảy ra.
Thầy CHÂU THẾ HỮU
Một số phụ huynh cho con theo các khóa học này đánh giá chưa có nhiều sự khác biệt. Còn các chuyên gia giáo dục, giáo viên cho rằng đây chỉ là gắn “mác”.
Đáng đồng tiền bát gạo?!
Chị Đ.T.H. (quận 1, TP.HCM) nhận được lời chào mời từ cuộc gọi bán hàng qua điện thoại, quảng cáo về “tiếng Anh tích hợp theo công nghệ 4.0″.
“Bên trung tâm dạy tiếng Anh bằng máy tính bảng, máy thông minh, sau đó đánh giá năng lực bằng trí tuệ nhân tạo để biết được con có điểm mạnh yếu chỗ nào, bồi dưỡng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Khóa học này khác hẳn với khóa học bình thường nên mẹ yên tâm về việc đo chính xác năng lực của con, cũng như đáng đồng tiền bát gạo” – nhân viên quảng cáo tư vấn qua điện thoại với chị Đ.T.H..
Nhân viên này giải thích thêm rằng đây là khóa học mới nổi lên, độc lạ và đang có chương trình giảm giá trong mùa dịch cho học sinh tuổi mầm non đến tiểu học: “Học phí một quý là 6 triệu đồng, đang có chương trình giảm giá còn 5,5 triệu. Phụ huynh có thể cho con học thử để thấy sự khác biệt. Chị nên cho con học sớm để trở thành công dân số 4.0 theo tiêu chí chung như sử dụng công nghệ an toàn, hiệu quả”.
Lần đầu nghe tên học tiếng Anh theo công nghệ 4.0, chị Đ.T.H. hoài nghi nên đem thông tin về chương trình trao đổi trong một group các phụ huynh có con tiểu học. Không chỉ chị H., rất nhiều phụ huynh phản hồi về những khóa học “công nghệ 4.0″ này.
Chị Lan Nguyễn (quận Bình Thạnh, TP.HCM) kể rằng cháu gái của chị lớp 4, theo học online một trung tâm tại quận Phú Nhuận về các môn khoa học theo công nghệ 4.0.
“Gia đình đăng ký, sau đó bên trung tâm đưa cho con một bài tập kiểm tra, rồi họ điện thoại tư vấn và làm gì đó tôi không biết, nhưng thấy bé học tập bình thường trên máy tính của mẹ. Hỏi ra mới biết đang học theo công nghệ 4.0 “xịn xò”, khác với cách học của thầy giáo ở lớp.
Phụ huynh theo dõi con học qua một app với báo cáo tình hình học tập mỗi hôm của con, phân tích và đánh giá được thực hiện bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Nhưng tôi thấy năng lực của cháu chưa chuyển biến” – chị Lan Nguyễn nói.
Tương tự, chị N.T.Y. (quận 1) chia sẻ: “Con tôi có đăng ký, máy móc mọi thứ theo công nghệ 4.0 chỉ là “phụ kiện”, con tôi thấy chán và không hứng thú với cách học khoa học, toán học hay các môn khác và xin cho học bình thường như các bạn. Tôi thấy quan trọng vẫn là chất lượng”.
Video đang HOT
Phụ huynh nên cẩn trọng
Trong khi đó, thầy Châu Thế Hữu, giảng viên môn tiếng Anh Trường ĐH Tin học ngoại ngữ TP.HCM, cho rằng việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập là hướng đi đúng, tuy nhiên phải ở mức hợp lý và phát huy tối đa lợi ích cho quá trình tiếp thu kiến thức của người học.
Theo thầy Hữu, để việc ứng dụng này hiệu quả, trước hết cần xét đến nội dung và chất lượng của công nghệ giảng dạy. Quá trình thẩm định thường khá qua loa và độ tin cậy không cao, nhất là khi người thẩm định chưa đặt mình trong bối cảnh người học ở nhiều trình độ và cách thức học khác nhau.
Thứ hai, cần đảm bảo cả người dạy lẫn người học nắm được cách thức vận dụng công nghệ. Thậm chí, nếu tài nguyên mà công nghệ mang lại dồi dào nhưng người sử dụng không biết cách dùng hoặc không có phương pháp hợp lý thì sẽ dễ chán nản và lãng phí thời gian, tiền bạc lẫn công sức.
Thứ ba, người sử dụng công nghệ cần tự ý thức và tự giác trong quá trình học tập của mình. Sự chủ quan và nóng vội có thể khiến cho việc học tập kém hiệu quả, đi kèm với việc tiêu tốn tiền bạc vô ích, dù công nghệ hỗ trợ có thực sự hiện đại đến đâu chăng nữa.
Thứ tư, quan trọng hơn cả là với tính tương tác cao và khả năng giao tiếp qua lại nhanh, khả năng quan sát phản ứng từ ngôn ngữ cơ thể, phương pháp giảng dạy trực tiếp truyền thống vẫn mang hiệu quả vượt trội so với giảng dạy trực tuyến.
Do đó, công nghệ ở thời điểm hiện tại chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ, đồng hành cùng phương pháp giảng dạy truyền thống chứ không thể thay thế hoàn toàn, đặc biệt là quá trình học ngoại ngữ mà trong đó người học cần có người dạy lắng nghe, phân tích các điểm sai sót trong quá trình phát âm, trình bày vấn đề bằng lời nói hay viết lách.
Những môn học khác cũng tương tự, công nghệ chỉ hỗ trợ thôi.
Công nghệ, AI chỉ là bổ trợ
Trong lúc học sinh chưa đến trường vì dịch, học tập vẫn online. Nội dung dạy học không thay đổi, nhưng phương pháp sư phạm phụ thuộc trình độ giáo viên. Dạy học trực tiếp khác dạy online, dạy học phấn trắng bảng đen khác với dạy học bằng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
Đó là chưa kể tác động phụ của các phương tiện điện tử: não bộ xử lý chậm hơn, ánh sáng thiết bị điện tử ảnh hưởng mắt… Nhưng bài toán con người vẫn là quan trọng nhất. Còn thiết bị công nghệ, AI chỉ là công cụ bổ trợ thêm thôi.
Việc gắn những từ to tát như công nghệ 4.0 chỉ là gắn “mác” để thu học phí cao hơn cách học bình thường. Quyết định việc con học tập hiệu quả không phải máy móc công nghệ là đầu tiên, mà là con hứng khởi, con thích và có động lực.
(Một chuyên viên tiếng Anh, Sở GD-ĐT TP.HCM)
Tìm thủ lĩnh ham học hỏi, chịu lắng nghe
Hôm nay (7-11), 6 thí sinh nổi bật nhất hội thi "Đi tìm thủ lĩnh học sinh THPT" TP.HCM năm học 2021-2022 tranh tài để chọn ra gương mặt thủ lĩnh học sinh toàn thành.
6 ứng viên danh hiệu "Thủ lĩnh học sinh THPT" (từ trái qua): Lê Quỳnh Bảo Trân, Lê Trần Kim Linh, Hoàng Thị Yến (hàng trước) và Nguyễn Ngô Hải Yến, Đỗ Hoài Nam, Cao Thanh Hiếu (hàng sau) - Ảnh: Q.L.
Đó là Lê Quỳnh Bảo Trân (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1), Đỗ Hoài Nam (Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5), Hoàng Thị Yến (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5), Lê Trần Kim Linh (Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận), Nguyễn Ngô Hải Yến (Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình) và Cao Thanh Hiếu (Trường phổ thông Năng khiếu - Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM).
Cả 6 ứng viên cho biết đang rất háo hức và sẵn sàng bước vào trận đấu quyết định để "chạm" vào danh hiệu "Thủ lĩnh học sinh THPT"!
Để Đoàn sát hơi thở cuộc sống
* Xét cho cùng, sức sống chi đoàn vẫn là then chốt tạo nên hơi thở của phong trào, bạn có nghĩ vậy?
- Hoài Nam: Chúng ta cần những chi đoàn biết gắn kết các bạn học sinh với nhau. Chỉ cần các bạn tham gia một, hai hoạt động cùng nhau sẽ dần gắn bó với nhau, có khí thế để tạo nên một tập thể đầy sức sống. Cũng cần một ban chấp hành nhiệt huyết, luôn sẵn ngọn lửa truyền đến các bạn khác. Chi đoàn có sức sống sẽ tự tạo nên những hoạt động trải nghiệm cho tập thể. Có thể là hoạt động giữa các bạn cùng chi đoàn mà cũng có thể là hoạt động do chính các bạn đề cử và mời chi đoàn khác tham gia cùng.
- Hoàng Yến: Cần mỗi thành viên trong chi đoàn luôn giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết để đoàn kết, không ngừng sáng tạo, cố gắng cùng nhau đưa tập thể đến với mục tiêu chung. Và chắc chắn cũng cần một người thủ lĩnh giỏi để hun đúc ngọn lửa ấy, tạo mối gắn kết giữa mọi người, tìm ra những bước đi thật sự đột phá!
* Làm sao để hoạt động Đoàn tại trường phổ thông "thở" đúng nhịp thở lứa tuổi đầy năng lượng của các bạn?
- Hải Yến: Mình cho rằng bất kỳ hoạt động nào của Đoàn cũng cần có sức hút trước đã mới mong có thể phổ biến rộng rãi, được các bạn chủ động tham gia. Vì thế, trước khi lên kế hoạch thực hiện, chúng ta cần khảo sát và nắm rõ nhu cầu các bạn, xu hướng giới trẻ đang thế nào mới tạo được sức hút.
- Kim Linh: Theo tôi, cần tìm hiểu các nền tảng mạng xã hội giúp tăng khả năng phổ biến, tương tác các hoạt động của Đoàn trường là xu hướng khó tránh khỏi hiện nay, vì các bạn đang sống mỗi ngày cùng không gian mạng. Thêm nữa là cần lắng nghe ý kiến các bạn, sáng tạo trong hoạt động để phong trào Đoàn mang hơi thở và gần với lứa tuổi học sinh hơn.
Tôi là thủ lĩnh
* Bạn bày tỏ thế nào khi có người nói với bạn: "Hoạt động Đoàn mất thời gian và ảnh hưởng việc học..."?
- Thanh Hiếu: Làm sao ảnh hưởng được khi hoạt động thường diễn ra cuối tuần hoặc chỉ một khoảng thời gian nào đó! Đó không chỉ là sân chơi giao lưu, hoạt động Đoàn giúp bạn rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội và học thêm nhiều điều bổ ích. Liệu như thế có làm mất thời gian hay ảnh hưởng đến kết quả học tập không nhỉ!
- Bảo Trân: Việc chúng ta tham gia hoạt động Đoàn hay bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào cũng sẽ chiếm thêm một phần trong quỹ thời gian của mình nhưng tôi nghĩ đây là sự đầu tư xứng đáng. Tôi tin chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức bổ ích làm hành trang cho mình trong hành trình phát triển bản thân. Nếu biết cách cân bằng thời gian, phân chia công việc hợp lý, chắc rằng tham gia hoạt động Đoàn không thể ảnh hưởng đến việc học được.
* Bạn nghĩ mình đã là thủ lĩnh chưa?
- Hoài Nam: Tôi đã là thủ lĩnh nhưng là một thủ lĩnh đang học hỏi, trau dồi về cả kiến thức lẫn kỹ năng cùng các bạn thủ lĩnh khác trong hội thi này.
- Thanh Hiếu: Đến vòng cuối cuộc thi, tôi nghĩ mình đã là một thủ lĩnh nhưng còn phải học tập và trau dồi nhiều để có thể là một thủ lĩnh tài năng.
- Hoàng Yến: Trưởng thành với những bài học kinh nghiệm từ hoạt động Đội, tôi thấy mình là một thủ lĩnh vì tập thể và cùng các thành viên phát triển, dĩ nhiên bản thân còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thiện hơn từng ngày.
Thủ lĩnh trong "mắt" thủ lĩnh
* "Phải luôn lắng nghe tâm tư, tình cảm, biết tiếp thu ý kiến có chọn lọc và đủ nhiệt huyết xây dựng tập thể vững kỹ năng, mạnh kiến thức".
LÊ TRẦN KIM LINH
* "Là người có khả năng đưa ra quyết định, kết nối mọi người với nhau, dám làm, dám chịu, luôn quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra".
NGUYỄN NGÔ HẢI YẾN
* "Một người ham học hỏi, sáng tạo, nhiệt huyết và luôn làm bằng cái tâm, dám bước qua những giới hạn, "rào cản" để làm nên điều tuyệt vời hơn" .
HOÀNG THỊ YẾN
* "Người đưa ra quyết định là "bộ não" vạch ra đường lối đúng đắn để tập thể phát triển và đi lên vị trí cao hơn".
CAO THANH HIẾU
* "Thủ lĩnh là một người tiên phong, bản lĩnh, tài năng, nhạy bén và trách nhiệm".
ĐỖ HOÀI NAM
* "Để là thủ lĩnh phải có tầm nhìn xa rộng, có tư duy nhạy bén và một trái tim ấm áp để quan tâm đến đồng đội của mình".
LÊ QUỲNH BẢO TRÂN
Triết lý giáo dục mang tính thời đại của Trung tâm Anh ngữ SunUni Trung tâm Anh ngữ SunUni được đầu tư và phát triển bởi Công ty CP Anh ngữ Quốc tế SunUni, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực GD&ĐT tiếng Anh cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tính đến nửa cuối năm 2021, trung tâm đã có hơn 5,000 lượt học viên theo học với các hình thức học trực tiếp và học online....