Phụ huynh đồng tình với quan điểm và giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học trực tuyến
Với các nội dung trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, phụ huynh học sinh quan tâm, đồng tình quan điểm và các giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra quanh vấn đề dạy học trực tuyến.
Nhiều phụ huynh bày tỏ ủng hộ quan điểm và phần trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn quanh vấn đề dạy học trực tuyến.
Anh Nguyễn Đức Nghiệp (huyện Hóc Môn, TP HCM): Tôi đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng về việc không thể đòi hỏi chất lượng dạy học trực tuyến ngang bằng với dạy học trực tiếp. Đây là thực tế, là khó khăn chung mang tính thời cuộc. Chúng ta buộc phải thích ứng hoàn cảnh, giữ nhịp học tập và cảm giác đón nhận tri thức cho các em.
Chúng tôi, phụ huynh học sinh rất cảm thông với ngành giáo dục. Trong dịch bệnh, mọi người đều phải nỗ lực hết sức để thích ứng hoàn cảnh.
Đối với vấn đề về dạy thêm, học thêm trực tuyến. Trong khi ngành giáo dục đang chú trọng giảm tải để phù hợp với dạy học online thì tình trạng này đâu đó vẫn còn. Chúng tôi rất mong Bộ GD&ĐT có những động thái quyết liệt hơn để chấn chỉnh tình trạng này.
Video đang HOT
Chúng tôi cũng mong, như Bộ trưởng nói, khi học trực tiếp cũng không bỏ các bài học trực tuyến – như công cụ hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Đồng thời, hoàn toàn nhất trí quan điểm: Điều kiện thiết bị không đồng đều, sự quan tâm của gia đình không giống nhau nên sau khi đi học trực tiếp, nhà trường rất cần dạy học theo hướng cá nhân hoá, cho các em làm quen, bắt nhịp lại, hỗ trợ về tâm lý, kiến thức, kỹ năng,…
Chị Trần Thu Hằng (quận Thanh Xuân, Hà Nội): Về chương trình học: Lược bớt để phù hợp với học trực tuyến nên các con thích ứng tốt và vui vẻ học, yêu thích hoạt động các môn học.
Thông cảm với các thầy cô vì họ khá vất vả trong việc soạn bài và tương tác bao quát lớp học. Các con ý thức không đồng đều nên ngoài bài học thì cô phải nhắc nhở nhiều về nề nếp.
Biết rằng học trực tuyến sẽ ảnh hưởng nhỏ đến sức khoẻ, tinh thần và cả tâm lý, tính cách và cho kết quả học tập không ổn định. Tuy nhiên, giải pháp là phụ huynh phối hợp với giáo viên thông tin thường xuyên để nhắc nhở và giám sát học sinh sẽ cải thiện tình hình.
Tôi nhất trí quan điểm của Bộ trưởng: Trong thời điểm dịch chưa kiểm soát được, học trực tuyến là giải pháp tất yêu và cần thiết. Và cần nhất là phụ huynh tích cực phối hợp với nhà trường cũng như đồng hành cùng con. Ưu tiên số 1 là đảm bảo sức khoẻ, tinh thần và tâm lý các con, tiếp sau mới là kết quả học tập.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Việc đọc, chép văn mẫu rất tai hại
Trả lời chất vấn của Đại biểu về việc dạy và học môn Văn trong các nhà trường hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép 'văn mẫu' cho học sinh học thuộc là rất tai hại.
Là Đại biểu đầu tiên chất vấn "tư lệnh" ngành giáo dục, Đại biểu Nàng Xô Vi (đoàn Kon Tum) đặt câu hỏi: "Vừa qua Bộ trưởng chỉ đạo không dùng văn mẫu trong giảng dạy môn Ngữ văn. Điều này rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xin hỏi, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo như thế nào để tăng cường chất lượng dạy và học môn học này"?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn cho học sinh qua việc giảng dạy môn ngữ Văn. Theo Bộ trưởng, dù ngoại ngữ ngày càng có vai trò quan trọng nhưng trước hết, học sinh Việt Nam phải giỏi tiếng Việt.
"Việc giảng dạy môn Ngữ văn cần được chú trọng. Các trường cần chấm dứt việc dạy theo văn mẫu, giáo viên đọc cho học sinh chép. Việc soạn văn mẫu cho học sinh học thuộc rất tai hại trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm, chân thành chân thực cho học sinh.
Sắp tới, ngành sẽ có điều chỉnh mang tính chuyên môn. Chấm dứt văn mẫu cũng là một trong những yếu tố làm chấm dứt việc dạy thêm học thêm" - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn
Về tình trạng dạy thêm học thêm, Đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) chất vấn, "hiện việc dạy thêm bị nghiêm cấm nhưng vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến thậm chí có học sinh bị ép học thêm trực tuyến. Nhiều cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT thanh tra, kiểm tra về vấn đề này".
Giải trình về nội dung trên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã là không được, nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng.
"Trong Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy và học trực tuyến đã nêu rõ số giờ dạy cho các cấp các lớp. Nếu quá giờ quy định các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo phải kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến có quá giờ hay không" - Bộ trưởng nói.
Cùng tham gia chất vấn Đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn) nêu vấn đề "trong một số Bộ SGK của Nhà xuất bản giáo dục có những bài học thiếu tính giáo dục, giải pháp khắc phục ra sao?".
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi có ý kiến của phụ huynh về chất lượng của một số bài học trong các bộ sách, Hội đồng chuyên môn của Bộ đã kịp thời trao đổi với các tác giả, nhanh chóng điều chỉnh sửa chữa nội dung trước khi sách đến tay học sinh. Về lâu dài, Bộ cũng đang điều chỉnh quy trình điều kiện đối với việc xuất bản SGK nhằm đảm bảo chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Các em trở lại trường đừng nhồi nhét phiếu đánh giá "Khi trở lại trường, đừng đưa các em ra đánh giá đã học được gì, đừng căng thẳng quá, mà đầu tiên là làm quen môi trường học", bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ khi trả lời chất vấn sáng 11-11. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: VGP Bộ...