Phụ huynh ‘đòi’ lựa chọn giáo viên chủ nhiệm, thầy Hiệu trưởng giải đáp mối lo
Nhiều phụ huynh cho rằng, giáo viên chủ nhiệm phải là những người dạy môn như Toán, Văn, Ngoại ngữ… để có nhiều thời gian lên lớp sát sao với tình hình học tập của học sinh.
Mới đây, trên mạng xã hội, các nhóm phụ huynh có con chuyển cấp xôn xao bàn tán về việc nên chọn giáo viên chủ nhiệm thế nào.
Nhiều người cho rằng giáo viên chủ nhiệm phải là giáo viên dạy những môn chính như Toán, Văn, Ngoại ngữ để có nhiều thời gian ở cạnh các con và phải là người đồng hành cùng các con suốt một cấp học mới yên tâm.
Thế nhưng, tại các trường hiện nay giáo viên chủ nhiệm có thể là những giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc Khoa học xã hội (Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử) và vì những lí do khác nhau các thầy cô này cũng chỉ chủ nhiệm lớp được 1 năm.
Vậy thực sự thì vấn đề chọn giáo viên chủ nhiệm như nào mới tốt?
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trao đổi với Infonet, thầy Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp chia sẻ, là một hiệu trưởng nên năm nào thầy cũng nhận được những băn khoăn của phụ huynh về việc giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp con mình là giáo viên các bộ môn Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Hóa học, Vật lý… là những giáo viên có ít tiết tại lớp (một số phụ huynh quan niệm đó là môn phụ) thì liệu có sát sao với học sinh bằng giáo viên môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh hay không. Phụ huynh băn khoăn cũng là lẽ tất yếu khi con mới vào lớp đầu cấp, còn bỡ ngỡ nhiều với môi trường mới.
Thầy Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng trường THCS – THPT M.V Lômônôxốp
Theo kinh nghiệm của thấy Tùng, thực ra GVCN quan trọng là người có chuyên môn tốt, có lòng yêu trẻ và luôn hỗ trợ khi con trẻ khi gặp khó khăn, chăm sóc được đến từng cá nhân trong tập thể lớp 30-50 học sinh như hiện nay.
“Với kinh nghiệm của một người làm giáo dục lâu năm, tôi thấy GVCN chỉ cần là người tin cậy để học sinh có thể sẻ chia tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn chúng gặp phải và có giải pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh. Bản thân tôi đã chứng kiến rất rất nhiều giáo viên các môn Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Hóa học, Vật lý… thành công với công tác chủ nhiệm”, thầy Tùng cho hay.
Cũng theo thầy Nguyễn Quang Tùng , giáo viên nhiều tiết trên lớp quá cũng chưa hẳn là điều tốt cho con trẻ, việc gặp nhau quá nhiều đôi khi cũng làm cho một vài đứa trẻ cảm thấy nhàm chán, chúng luôn cần tìm sự mới mẻ và đôi khi những lỗi nhỏ của chúng cần phải được “làm ngơ” đi.
Và đương nhiên, vì một lý do nào đó mà GVCN không theo lớp vào năm học sau cũng là điều hết sức bình thường. Các em cần thích nghi tốt với sự thay đổi. Bản thân nhiều GVCN cũng tâm sự là mong muốn mỗi năm chủ nhiệm 1 lớp khác nhau, họ cũng muốn kiếm tìm sự mới mẻ, sự thử thách mới và làm mới chính mình.
Có một thực tế là nếu trường nào cũng chỉ xếp giáo viên môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ làm chủ nhiệm thì sẽ không bao giờ đáp ứng được vì không đủ số giáo viên.
“Điều quan trọng là phụ huynh nên tin tưởng sự sắp xếp GVCN, vì mỗi Ban giám hiệu đều phải cân nhắc nhiều yếu tố như tôn trọng nguyện vọng về chuyên môn của chính GVCN đó, các phản hồi từ GVCN, từ giáo viên bộ môn và từ phụ huynh, từ học sinh… để có sự sắp xếp hợp lý chứ không phải sắp xếp bừa bãi”, thầy Tùng nói.
Phòng dịch chặt, quy chế nghiêm
Bộ GD&ĐT vừa chốt lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021 vào các ngày 6 và 7/8 cho thí sinh chưa thể dự thi hoặc không thể hoàn thành thi đợt 1 trong các ngày 7 và 8/7 vừa qua.
Ảnh minh họa/INT
Lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2 được xây dựng dựa trên cơ sở thống nhất đề nghị của các địa phương sau cuộc họp trực tuyến với các Sở GD&ĐT có thí sinh dự thi đợt 2. Để đợt 2 của Kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các sở, ban ngành liên quan của địa phương, nhất là Sở Y tế, triển khai xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đợt thi an toàn, đáp ứng yêu cầu khách quan, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
Những thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2 đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 như rơi vào diện F0, F1, F2 và sống trong vùng cách ly y tế. Trước thực trạng này, ngành GD&ĐT mà đại diện là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đã kịp thời động viên, hỗ trợ để HS vững vàng về tâm lý, không hoang mang khi không thể tham gia dự thi ở đợt 1. Những hình thức học trực tuyến được nhà trường tổ chức để duy trì ôn tập cho các em.
So với ở đợt 1, số thí sinh sẽ tham gia dự thi đợt 2 ở các địa phương chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Các địa phương vì vậy cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng phương án tổ chức thi với phương châm an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đã rà soát lại số lượng thí sinh dự thi ở đợt 2 theo địa bàn cư trú, tách số thí sinh thuộc diện F1, F2 và các F liên quan để xây dựng phương án bố trí điểm thi. Dự kiến, mỗi phòng thi chỉ có 12 thí sinh thay vì 24 như trước đây để bảo đảm giãn cách.
Thị xã Đức Phổ sẽ có thêm một điểm thi thay vì 3 như kế hoạch đã xây dựng ở đợt 1. Danh sách thí sinh thuộc diện F2 và các F liên quan, thí sinh vùng phong tỏa sẽ được cập nhật liên tục cho tới trước ngày thi. Những thí sinh ở các địa bàn khác ngoài thị xã được bố trí dự thi tại điểm thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Quảng Ngãi dự kiến sẽ có một điểm thi dự phòng dành cho thí sinh thuộc diện F1. Toàn bộ thí sinh và lực lượng làm thi đều được xét nghiệm SARS-CoV-2 để đảm bảo kỳ thi được an toàn, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
Tuy nhiên, từ vụ việc 151 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 ở Phú Yên bị nghi nhiễm Covid-19 dẫn đến 2 điểm thi Trường THCS Trần Hưng Đạo và THPT Nguyễn Thị Minh Khai phải hủy trước buổi thi thứ nhất của kỳ thi cho thấy, công tác xét nghiệm sàng lọc phải được tiến hành để có kết quả trước ngày thi diễn ra từ 1 - 2 ngày...
Các địa phương có thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2 đang khẩn trương xây dựng kịch bản với nhiều phương án dự phòng cho các tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Trong đó, chú trọng khâu rà soát, phân loại HS thuộc diện có liên quan đến Covid-19 dựa trên xét nghiệm và khai báo dịch tễ, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện phòng dịch Covid-19... Ngoài ý thức, trách nhiệm của thí sinh khi thực hiện công tác phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế thì cán bộ coi thi đồng thời cũng là chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan.
HS lớp 1 tại Hà Nội kiểm tra cuối kỳ II trực tuyến: Giải pháp hợp lý trong mùa dịch Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học ở Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức kiểm tra cuối học kỳ II bằng hình thức trực tuyến. Nhiều phụ huynh lo lắng trong trường hợp con phải kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến. Ảnh minh họa: Phi Hùng Tuy nhiên, một số phụ huynh có con...