Phụ huynh cũng là thủ phạm dẫn đến trẻ em bị xâm hại!
Sau liên tiếp những vụ xâm hại xảy ra đối với trẻ em thời gian qua, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương – chuyên gia giáo dục khẳng định đã có lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em.
TS Vũ Thu Hương.
Lỗ hổng bảo vệ bắt nguồn từ… quan niệm
Thưa bà, bà có nhìn nhận gì từ các vụ thầy giáo dâm ô học sinh trong thời gian qua, phải chăng đang có lỗ hổng trong môi trường giáo dục?
- Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt Nam. Những người Việt thường xuyên coi trẻ em là đồ chơi của người lớn. Chúng ta thấy, trong rất nhiều gia đình, ông bà yêu cầu con phải sinh con trai hay con gái theo ý họ, đặc biệt là con trai. Những phụ nữ không sinh được con trai thì thường được đánh giá là không biết đẻ.
Thậm chí phụ nữ không sinh được con thì coi như có tội. Rõ ràng người lớn coi việc sinh em bé như quyền lợi, thứ đồ chơi của mình. Thể hiện rõ ở việc, họ rất thích tụt quần em bé ra để cấu vào bộ phận sinh dục và chụp ảnh khoe với mọi người. Người lớn coi hành động đó là thể hiện tình yêu thương hết sức bình thường, nhưng thực ra những tấm ảnh như thế đó là hành vi dâm ô. Do vậy, những câu chuyện xâm hại trẻ em đã xảy ra.
Bản thân những thầy cô giáo kia là người Việt và cũng có suy nghĩ coi đứa trẻ như thứ đồ chơi của họ. Chính vì vậy, họ dễ dàng sàm sỡ trẻ em. Khi sự việc xảy ra rồi, họ lại bao biện là tôi say rượu, tôi không cố tình….
Video đang HOT
Sự việc xảy ra ở Bắc Giang, khi phụ huynh phản ánh thì nhà trường tổ chức họp kín để thỏa thuận; vụ ở Thái Bình, nữ sinh không dám nêu tên thầy giáo. Có phải để nói ra những chuyện thế này vẫn là điều nhạy cảm, cơ chế bảo vệ trẻ em đang có lỗ hổng?
- Chúng ta hoàn toàn dễ hiểu khi trẻ em không dám tố cáo. Bởi khi đứng ra tố cáo, các cháu chính là nạn nhân của việc bị trêu ghẹo. Đã có những cháu, sau khi bị xâm hại đã bị bạn bè chỉ mặt nói “con này bị hiếp dâm” khiến rất sợ không dám nói ra. Đôi khi trẻ nghĩ rằng mình là người sai trái vì đã để xảy ra chuyện như này.
Lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em chắc chắn có. Ngoài việc quan niệm trẻ em là thứ đồ chơi, chúng ta thấy khi xảy ra sự vụ, từ phía bố mẹ đến thầy cô giáo không ai đứng về phía trẻ. Thầy giáo – người phạm tội ra sức bao biện cho hành vi mình, cấp trên lại biện hộ và bao che cho anh ta. Trong khi không hề ai nghĩ đến tổn thương mà đứa trẻ chịu đựng và không có động thái chia sẻ hay bảo vệ đứa trẻ. Ví dụ, chúng ta không thấy có cuộc họp để ban giám hiệu nói với học sinh toàn trường không được trêu bạn vì đã vừa trải qua giờ phút rất đau khổ. Ngược lại, chúng ta thấy những cuộc họp dàn xếp để bảo vệ kẻ xâm hại trẻ em. Trong khi ấy, người làm cha làm mẹ thay vì cần bảo vệ con mình thì đôi khi họ ra giá để dàn xếp hai bên. Việc phụ huynh không tố cáo chính là chống lại con mình.
Đôi khi mến khách lại làm hại con
Theo bà, cần có những giải pháp gì để lấp lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em cũng như ngăn bị xâm hại?
- Tôi đề nghị Quốc hội có những hình thức tăng nặng nếu như hành vi dâm ô và xâm hại trẻ em diễn ra với những người rất thân thiết có trách nhiệm bảo vệ các em (ví dụ thầy cô giáo, cha mẹ đẻ), để có tính chất răn đe. Trong các cơ quan bảo vệ trẻ em cần xây dựng lộ trình khi xảy ra sự việc thì xử lý thế nào, tránh tình trạng có những buổi gặp mặt phụ huynh để dàn xếp cho qua. Cũng cần có càng nhiều càng tốt những buổi giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ em.
Cùng với đó là cung cấp số điện thoại đường dây nóng để các em có thể kêu cứu với người thân, nhà trường và những cơ quan cao cấp hơn để có biện pháp bảo vệ. Khi những số điện thoại này được phổ biến thì đôi khi những kẻ có ý định xâm hại lo sợ không dám hành động nữa.
Về phía phụ huynh, họ phải làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
- Các phụ huynh cũng là một trong những thủ phạm dẫn đến trẻ bị xâm hại. Thứ nhất các phụ huynh dễ dàng cho người thân quen gần, xa, lạ vào nhà ngủ qua đêm. Nhiều người cho rằng đây là sự mến khách nhưng đôi khi lại làm hại con mình.
Điều thứ hai, người lớn việt Nam thường không tin trẻ em. Mỗi khi trẻ đưa ra những nhận xét hay chia sẻ với bố mẹ về những nguy cơ thì bị gạt đi. Ví dụ: Con không thích ông này, chú kia thì bị bố mẹ mắng, cho rằng lắm chuyện, gây sự, không ngoan cũng là lý do khiến các con rất dễ bị xâm hại.
Thứ ba, bố mẹ dạy các con phải nghe lời người lớn 100%. Và điều này rất dễ dẫn đến chuyện khi các con mới chớm bị xâm hại thì đứng yên để kẻ đó muốn làm gì thì làm, nếu phản kháng thì bị cho là không ngoan. Đôi khi bố mẹ quá tự nhiên trong việc đưa ảnh con dễ thương lên mạng xã hội, đây lại là mầm mống để cho kẻ xâm hại thèm khát…. Cho nên bây giờ để bảo vệ trẻ em thì chính phụ huynh phải thay đổi, biết hiểm họa và có cơ chế bảo vệ con em mình.
Xin cảm ơn bà!
Theo kinhtedothi
Gia Lai hướng dẫn công tác bảo vệ trẻ em
Sở GD&ĐT Gia Lai hướng dẫn công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn lựa chọn nội dung lồng ghép, tích hợp kiến thức về bảm đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của nhà trường. Thực hiện công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.
Bên cạnh lưu ý về tài liệu, học liệu giảng dạy; lưu ý triển khai hoạt động đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Sở GD&ĐT cũng đưa ra các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường; yêu cầu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng và đồ chơi trẻ em để đảm bảo an toàn trong cơ sở giáo dục.
Trong đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học. Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học, bảo mật cho người cung cấp thông tin.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh... phù hợp với người học. Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, trợ giúp người học.
Đặc biệt, cần thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai
Tin độc trên mạng: Phụ huynh phải biết lọc giúp con Giải pháp gốc rễ nào để bảo vệ trẻ em giữa sự hỗn mang của nhiều video 'rác'? Tuổi Trẻ giới thiệu một góc nhìn. Trẻ em từ nông thôn đến thành thị ngày nay thường xuyên xem các video trên YouTube - Ảnh: DUYÊN PHAN Điều đáng sợ nhất với một đứa trẻ khi xem các nội dung trực tuyến là gì?...