‘Phụ huynh có lý do để lo lắng về sách giáo khoa Tiếng Việt 1′

Theo dõi VGT trên

“Không phải tự nhiên phụ huynh lo lắng về sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều. Trước khi đọc kết truyện ở phần 2, trẻ luôn thấy sự khôn lỏi ở phần 1″, phụ huynh Thu Huyền viết.

Đầu năm học, trường của con tôi đưa ra hai lựa chọn. Phụ huynh có thể đăng ký nhờ trường mua sách. Phương án này khá tiện vì con để luôn sách ở trường, không mất công mang đi từ nhà.

Cha mẹ cũng có thể tự mua sách. Vì là con đầu đi học, tôi muốn biết con sẽ học gì nên tự mua bộ Cánh diều, trong đó có sách Tiếng Việt lớp 1.

Lúc đó, tôi mở sách ra đọc thử đã thấy khó hiểu vì không nghĩ những thứ như vậy lại được mang ra dạy cho trẻ.

Phụ huynh có lý do để lo lắng về sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Hình 1

Sống gần 40 năm, lần đầu tiên, phụ huynh Thu Huyền biết đến từ “thở hí hóp”. Ảnh: Sachcanhdieu.

Câu từ trúc trắc, khó hiểu

Tôi không đ.ánh giá chương trình nặng hay nhẹ vì đôi khi sức ép lên việc học của trẻ đến từ cả bố mẹ. Tôi chỉ thấy sự bất ổn trước hết nằm ở cách dùng từ trúc trắc, khó đọc. Các câu chủ yếu là văn nói.

Như từ “hí hóp” được dùng trong nhiều bài, thật ra, đến lúc gần 40 t.uổi, tôi mới thấy từ này. Chưa kể đến sách còn có những từ khó hiểu như “gà nhí”, “gà nhép”.

Dù không hài lòng, tôi không thắc mắc vì sao trường lại chọn dạy theo cuốn này. Trường đã chọn, học sinh bắt buộc học theo. Tuy nhiên, với vai trò là phụ huynh, tôi chọn cách khác để dạy chữ cho con.

Tôi dạy bé đọc bằng cuốn thơ yêu thích. Hai mẹ con thích thú đọc nó. Hơn nữa, nhờ học trường tư, áp lực không lớn, con được học theo cách phù hợp. Tôi cũng chỉ đặt mục tiêu hết năm lớp 1, con đọc trôi chảy, viết thành thạo.

Lựa chọn sách khác để dạy con, tôi vẫn lấn cấn với cách dùng từ trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều. Vì thế, tôi theo dõi thông tin được phản ánh qua báo chí.

Gần đây, GS Nguyễn Minh Thuyết giải thích về việc lựa chọn từ ngữ trong sách. Ông nói rằng để dạy chữ, vần cho trẻ, người viết sách phải tạo ra bài đọc để các chữ, vần mới học được lặp lại nhiều lần.

Ông cũng đưa ra lý do thời gian đầu, học sinh biết nhiều chữ, tác giả phải vận dụng số chữ ít ỏi mà các em biết để tạo thành câu văn, bài tập đọc, nhằm giải thích tại sao sách lại có những từ khó hiểu, ít thông dụng.

Đọc câu trả lời đó, tôi cho rằng chưa thỏa đáng. Nếu thực sự viết sách có tâm, người biên soạn sách giáo khoa sẽ tìm cách để thể hiện vần đang học một cách tốt hơn.

Tiếng Việt rất phong phú. Họ không nên coi việc học sinh mới biết ít chữ là hạn chế để viết ra bài học chưa tốt.

Là phụ huynh có con đang ngày ngày tập đ.ánh vần, tập đọc qua những từ trúc trắc, khó hiểu đó, tôi nghĩ nếu không tìm được những câu thích hợp để dạy trẻ, thầy, cô cứ cho trẻ học từ trước đã. Khi vốn từ đủ, giáo viên cho trẻ ghép câu cũng chưa muộn.

Phụ huynh có lý do để lo lắng về sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Hình 2

Câu chuyện được chia làm hai phần cũng có thể khiến trẻ hiểu sai lệch.

Video đang HOT

Truyện khiến trẻ dễ hiểu sai lệch

Không chỉ từ khó hiểu, đọc nhiều câu chuyện trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều, tôi thực sự không hiểu tác giả muốn nói điều gì. Chó xù (bài 30), Vẽ ngựa (bài ôn tập cuối năm) là những truyện như vậy. Tôi không rõ họ định dạy trẻ điều gì qua mẩu truyện đó.

Trong khi đó, những truyện ngụ ngôn, tôi cho rằng không phù hợp. Đương nhiên, các bài học đạo đức lồng ghép trong đó không phải không phù hợp. Nhưng để hiểu đúng, cô, trò lẫn phụ huynh cần bỏ ra quá nhiều công sức. Các bài học cũng cũ và giáo điều.

Trước khi đọc kết truyện ở phần 2, trẻ luôn thấy sự khôn lỏi ở phần 1.

Phụ huynh Thu Huyền

Tôi không hiểu sao tác giả lại chọn phỏng theo truyện ngụ ngôn, truyện nước ngoài khi chúng yêu cầu người đọc có tư duy trưởng thành, còn t.rẻ e.m lại cần truyện đơn giản, trực quan. Việc không hiểu đúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển suy nghĩ của trẻ.

Nói chung, những câu chuyện, truyện ngụ ngôn trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều giống rất nhiều cuốn sách bán ngoài thị trường mà tôi không bao giờ chọn mua cho con.

GS Thuyết cũng có lời giải thích cho các bài tập đọc trong sách. Ông nói nghĩa giáo dục toát lên từ toàn bộ câu chuyện, không thể cắt một nửa rồi nói sách dạy trẻ thói lừa lọc, khôn lỏi. Nhưng rõ ràng, không phải tự nhiên, phụ huynh lo sợ điều đó. Bởi vì, trước khi có bài học kết ở phần 2, trẻ luôn được thấy sự khôn lỏi ở phần 1 của truyện.

Mô típ này lặp lại khá nhiều trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh điều. Đôi khi, cái gì được nhắc nhiều sẽ in dấu trong đầu trẻ, chứ không hẳn là bài học mà những người biên soạn muốn truyền tải.

Bên cạnh đó, nói bài học có sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ không thể hiểu sai, cũng chỉ là ngụy biện. Tôi đồng ý giáo viên có vai trò trong việc dạy trẻ nhưng bản thân sách giáo khoa phải chuẩn mực đã.

Giáo viên dạy trên lớp, chưa chắc tất cả học trò nắm được ý cô. Nhiều khi, trẻ chỉ nhớ những gì đọc trong sách giáo khoa, không nhớ cô nói gì. Vậy trẻ sẽ dựa vào đâu để hiểu bài nếu không phải là từ sách giáo khoa???

Phụ huynh có lý do để lo lắng về sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Hình 3

Những trang sách Tiếng Việt lớp 1 gần gũi, dễ nhớ của 30 năm trước. Ảnh: Thuongmaitruongxua.

Sách không thú vị, gần gũi

Khi không thể thay đổi được thực tế con đang học chữ qua bộ sách với những từ khó hiểu và câu chuyện có thể khiến con nghĩ sai lệch, tôi sẽ phải tự làm giáo viên, nói chuyện với cháu về những gì được viết trong sách, hướng theo suy nghĩ đúng.

Với tôi, về ngôn ngữ đơn thuần, Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều không phải cuốn sách đẹp. Câu từ trúc trắc, không khơi gợi sự gần gũi hay thú vị. Về cơ bản, tôi thấy nó không thành công trong việc gieo vào trẻ niềm yêu thích, hứng thú với tiếng Việt.

Đọc cả cuốn sách, trẻ không thấy được sự ấm áp, yêu thương hay thú vị, gần gũi ở mấy con chữ.

Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều không phải là cuốn sách đẹp. Câu từ trúc trắc, không khơi gợi sự gần gũi hay thú vị.

Phụ huynh Thu Huyền

Ở phần tập đọc, bên cạnh các truyện dễ gây hiểu sai là những câu chuyện tạm ổn, song không có gì ấn tượng. Chúng thường là những bài mô tả, không lồng ghép bài học đạo đức như Đêm ở quê.

Những bài tả cảnh sinh hoạt thường ngày không đến nỗi nào về mặt nội dung nhưng vì hạn chế về từ, đối thoại trở nên ngô nghê.

Tôi tò mò không biết sách Tiếng Việt lớp 1 ở các bộ khác ra sao nhưng chưa có thời gian xem xét, so sánh. Tuy nhiên, khi đọc bài về sách Tiếng Việt 30 năm trước trên Zing, đọc đến đâu, tôi nhớ đến đó. Tại sao sách cũ làm được như vậy với thế hệ cách đây đến 30 năm? Bởi vì, nó đơn giản, đọc một lần có thể thuộc luôn. Nó có vần, gần gũi và thân thương.

Các bài tập của sách mới, tôi nghĩ, không có được điều đó với các từ trúc trắc như vậy. Nếu được lựa chọn, tôi mong ban biên soạn sách giáo khoa làm sách cẩn thận hơn. Họ phải là những người có triết lý giáo dục vững chắc, hiểu sự phát triển của trẻ, thực sự phải biết cần dạy cho trẻ điều gì và dạy như thế nào.

Tôi cũng mong có sự thay đổi cho bộ sách này càng sớm càng tốt. Nếu không, tôi sẽ phải tự tìm cách cho mình và con thôi.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh 'lười nhác, thủ đoạn'

Trước nhận xét gay gắt về một số bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều như: 'bịa đặt', 'dạy trẻ con thói lười nhác và thủ đoạn'... GS Nguyễn Minh Thuyết - chủ biên sách cho hay: 'Chúng tôi đã làm rất kỹ'.

Bộ sách này của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) - Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Thị Ly Kha - Lê Hữu Tỉnh biên soạn và được NXB ĐH Sư phạm TP.HCM ấn hành (2020).

Một số bài tập đọc trong cuốn Tiếng Việt 1 của bộ Cánh diều đã được đưa ra "mổ xẻ" . Bài tập đọc về lừa và ngựa bị một số ý kiến cho là dạy trẻ con thói lười nhác, thủ đoạn.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 1

Một bài tập đọc bị chê

Bài đọc Ve và gà thì bị chỉ trích rằng bịa, La Phông-ten không có câu truyện này.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 2

Hay như bài tập đọc Cua, cò và đàn cá được cho là... dạy trẻ con nói dối.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 3

Còn bài đọc "Họp lớp" cũng bị nhận xét rằng trẻ con sẽ chẳng hiểu gì, vì lớp 1 chưa có khái niệm về chuyện này.

Tác giả lên tiếng về SGK Tiếng Việt 1 bị chê dạy học sinh lười nhác, thủ đoạn - Hình 4

Đã có những bình luận khá nặng lời về các bài đọc này. Thậm chí, một phụ huynh đã viết thư gửi tới chủ biên của bộ SGK Cánh diều - GS Nguyễn Minh Thuyết, cho rằng", những nội dung như thế này xuất hiện trong sách khoa lớp 1 là rất đáng buồn".

"Thánh nhân có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Những đ.ứa b.é được dạy những điều như câu chuyện hai con ngựa (trong sách lớp 1, cải cách có nhiều bài như thế) thì mục đích của nền giáo dục là gì?

Chúng ta dạy trẻ con để phòng cái ác, cái xấu hay là dạy chúng làm cái xấu, cái ác từ khi còn bé. Hay là chúng ta dạy trẻ con những kỹ năng để tồn tại trong cái xã hội đương đại ở Việt Nam từ khi còn bé?..." - vị phụ huynh này viết trong thư.

"Chúng tôi đã làm rất kỹ"

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết đã tiếp nhận những nhận xét đó, nhưng nhóm biên soạn có quan điểm của mình. Ông cũng cho rằng "Chúng tôi đã làm rất kỹ".

Với bài tập đọc "Hai con ngựa" bị cho rằng là câu chuyện bịa, ông Thuyết cho biết bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy, nhà văn Nga, do Thúy Toàn dịch, in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Cốt truyện được giữ nguyên. Nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đ.ánh số 1, 2, phần 2 được học ngay sau phần 1.

Về nhân vật, tác giả phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái". Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của L. Tolstoy.

"Về ý nghĩa, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là: xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả" - ông Thuyết giải thích.

Bài tập đọc "Ve và gà" cũng được viết lại (phỏng theo) truyện "Ve và kiến" của La Fontaine, nhà văn Pháp. Truyện dài nên cũng phải chia làm 2 phần, có đ.ánh số 1, 2, dạy liền nhau. Tác giả SGK phải đổi nhân vật "kiến" thành "gà" vì đến lúc này học sinh chưa học vần "iên", nhưng cốt truyện giữ nguyên.

"Các bài đọc trên chỉ sửa tên nhân vật cho phù hợp với các chữ, các vần học sinh đã được học và chưa được học nhưng đã được tác giả thận trọng ghi là "phỏng theo" và đưa tên người kể lại để chịu trách nhiệm.

Những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách của chúng tôi cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 để người đọc cả tin tin vào những lời mà họ nói" - ông Thuyết thông tin.

Một số ý kiến thắc mắc khi nhóm tác giả sách sử dụng từ "nhá" - nhá cỏ, nhá dưa chứ không sử dụng từ "nhai" trong bài tập đọc "Thỏ thua rùa". Các ý kiến này cho rằng nhóm tác giả đã sử dụng phương ngữ, học sinh không hiểu.

"Theo chương trình thì đến phần có bài tập đọc này học sinh chưa học đến vần "ai", nên tác giả sách sử dụng từ "nhá". Từ này hoàn toàn không phải là phương ngữ mà là từ phổ thông, có trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê.

Tương tự với những thắc mắc về việc sao không sử dụng từ "hiên" mà lại là từ "hè"... Hè hay hiên thì cũng là từ phổ thông, đều có mặt trong Từ điển Hoàng Phê" - ông Thuyết lý giải.

"Trong sách cũng có một số từ địa phương như ba - má. Sách dạy cho học sinh cả nước nên tác giả xây dựng 2 tuyến nhân vật: Học sinh sống ở các tỉnh phía Bắc thì gọi bố gọi mẹ, học sinh sống ở các tỉnh phía Nam thì gọi ba gọi má...".

Ông Thuyết cũng đưa quan điểm về ý nghĩa của các bài đọc. "Có thắc mắc rằng lấy đâu ra chuyện chó xù ra ngõ gặp sư tử. Nếu cứ theo tư duy kiểu này, thì các câu chuyện cổ tích, thần thoại phải bỏ đi hết hay sao?

Hay bài đọc Cua, cò và đàn cá bị cho là dạy học sinh khôn lỏi. Đây là bài đọc theo truyện dân gian Việt Nam. Mà truyện dân gian vốn dĩ sâu sắc lắm, khai thác như thế nào là do tâm địa mỗi người. Người này cho rằng bài này dạy học sinh khôn lỏi, nhưng người kia lại rút ra được bài học cảnh giác. Bây giờ người xấu nhiều, dạy trẻ con phải cảnh giác không thừa" - ông Thuyết nói.

"Hay như "nhà nghỉ" cũng là một từ Tiếng Việt, trẻ con có quyền biết nghĩa của từ này, sao lại cứ cho rằng nó xấu?".

Giảng cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên

Ông Thuyết cũng cho biết các bài đọc là để học sinh ôn chữ, ôn vần. "Chúng ta không nên lo học sinh không hiểu, bởi dạy cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên chứ các em không phải tự mình làm việc với quyển SGK. Giáo viên sẽ giảng cụ thể cho học sinh ý nghĩa của từ ngữ trong các bài đọc".

Khẳng định rằng các bài đọc đều đã được nhóm biên soạn cân nhắc, viết đi viết lại, ông Thuyết lý giải thêm về các ngữ liệu được đưa vào SGK, có mấy cách dẫn văn bản đọc, viết: "trích" - bớt chữ của văn bản để phù hợp với thời lượng học. Ở lớp 1 không sử dụng nhiều dạng này vì có quy định về số lượng chữ cho mỗi bài đọc; "theo" - dẫn lại tác phẩm và có sửa chữa: "phỏng theo" - dựa theo ý tứ của tác phẩm gốc để viết lại.

"Những chữ, từ đã học được lặp đi lặp lại qua các bài đọc để học sinh không quên chữ. Khi tập huấn cho giáo viên, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh vào yêu cầu phân hóa đối với học sinh. Ví dụ với những học sinh tiếp thu nhanh thì từ a, từ b có thể học trong 2 tiết, với các em chậm hơn thì học trong 3 tiết. Trong phân bổ chương trình có tới 88 tiết dự trữ (mềm), là những tiết ôn tập, góc sáng tạo, đọc sách báo... Nếu học sinh đọc viết chưa thông thì cứ lấy số tiết dự trữ này ra để dạy cho các em.

Ngay trong một lớp, khả năng của học sinh cũng khác nhau. Nếu bài đọc quá ngắn, học sinh khá giỏi sẽ không phát triển được hết khả năng. Như vậy, với học sinh yếu hoặc gặp khó khăn, các em chỉ cần đọc được 1, 2 câu có các chữ hoặc vần mới học. Sau một thời gian, những học sinh này hoà được vào tiến độ chung, các em sẽ đọc được cả bài như các bạn khác.

Chương trình Tiếng Việt trước đây có 10 tiết/ tuần, nay là 12 tiết/tuần. Trong khi yêu cầu về mức độ đạt được vẫn như trước thì tăng tiết chính là để giảm tải chưa không phải quá tải, phụ huynh không nên lo lắng mà tạo áp lực cho con em mình" - ông Thuyết khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Vợ danh hài Việt nổi tiếng: Đẻ 5 con, nhan sắc n.óng b.ỏng, ở nhà dát vàng chồng vẫn nói thiệt thòi
13:25:50 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024
Diễn viên Minh Tít: "Tôi từng nghĩ mình hết duyên với phim truyền hình"
09:24:38 08/07/2024
Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn
11:59:09 08/07/2024
Nam Thư từng chê Lý Nhã Kỳ "quê mùa" trong chuyện tình yêu, liền bị đàn chị "bắt bài" đến bật khóc
13:13:59 08/07/2024
Chồng sắp cưới của HyunA từng dính bê bối "phòng chat đồi trụy" của Seungri, tuyên bố rời nhóm nhưng vẫn bị tẩy chay
13:19:26 08/07/2024
HOT: Hyuna sắp cưới nam idol tai tiếng Junhyung (HIGHLIGHT), netizen tranh cãi nảy lửa
10:35:48 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?

Sao châu á

15:18:48 08/07/2024
Sau khi Nine Naphat chính thức xác nhận chuyện chia tay là thật, cộng đồng mạng không khỏi xót xa cho Baifern Pimchanok.

Top hòn đảo đẹp nhất nhì Việt Nam cho chuyến du lịch hè 2024

Du lịch

15:15:55 08/07/2024
Những hòn đảo ở Quảng Nam, Quảng Ngãi... chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng vì vừa có phong cảnh nên thơ, hữu tình, vừa có nhiều địa điểm tham quan thú vị.

Nữ diễn viên 'nóng mắt' hơn Cù Thị Trà tiết lộ chuyện tương tác với nam chính

Hậu trường phim

15:15:41 08/07/2024
Trong Những nẻo đường gần xa đang phát sóng, lần đầu tiên diễn viên Bích Thủy đóng vai dài hơi. Và trong phim, nữ diễn viên nóng mắt hơn nữ chính Cù Thị Trà có mối tình với nam chính.

Hồng Vân thích thú chuyện tình 'từ ghét thành thương' của cặp vợ chồng diễn viên

Tv show

15:12:08 08/07/2024
Tại chương trình Vợ chồng son , hai diễn viên Thủy Tiên và Thái Kim tiết lộ chuyện tình yêu từ ghét thành thương và cuộc sống hôn nhân ngọt ngào khiến Hồng Vân trầm trồ ngưỡng mộ.

Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn

Sao việt

15:03:09 08/07/2024
Nhân dịp đưa các con về thăm nhà, NSƯT Ốc Thanh Vân tranh thủ trở lại sân khấu kịch hội ngộ khán giả. Tại đây, cô dành thời gian chia sẻ về cuộc sống và những trải nghiệm khó quên nơi xứ người.

Từng tăng cân mất kiểm soát, nay Lương Bích Hữu giảm liền một mạch 14kg

Làm đẹp

14:57:22 08/07/2024
Lương Bích Hữu là nữ ca sĩ quen thuộc với thế hệ 8X, 9X với nhiều bài hit đình đám. Hình ảnh của cô cũng trở nên phổ biến hơn khi tái xuất với chương trình Ca sĩ mặt nạ.

Brad Pitt cùng bạn gái đến trường đua

Sao âu mỹ

14:53:39 08/07/2024
Ngày 7.7, ngôi sao Hollywood Brad Pitt (60 t.uổi) xuất hiện tại Giải đua xe Công thức 1 ở Silverstone Circuit, Northampton (Anh) cùng bạn gái Ines de Ramon.

LISA BLACKPINK lại khiến cư dân mạng phải trầm trồ với vòng eo siêu nhỏ qua động tác nhảy 5 giây

Nhạc quốc tế

14:46:49 08/07/2024
Để quảng bá cho sản phẩm mới, Lisa mới đây đã đăng tải một video thử thách nhảy trên kênh TikTok cá nhân. Tận dụng kỹ năng vũ đạo vượt trội, Lisa đã chinh phục người xem với những động tác điêu luyện.

Banmei Gaming lên ngôi vô địch APL 2024 Liên Quân Mobile

Mọt game

14:28:33 08/07/2024
Chiều ngày 07/07 (Chủ Nhật) vừa qua, trận chung kết giải đấu quốc tế APL 2024 (bộ môn Liên Quân Mobile) đã diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển Banmei Gaming (Đài Loan) và Buriram United Esports (Thái Lan).

Nữ kế toán ở Hà Tĩnh bị truy nã vì gây thiệt hại hơn 600 triệu đồng

Pháp luật

14:25:48 08/07/2024
Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang truy nã đối tượng Nguyễn Thị Hồng Nhung (nguyên kế toán ngân sách xã Cẩm Quan) vì gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 600 triệu đồng.

Chân váy maxi đang "hot" rần rần, chị em lưu ngay 10 cách diện để phong cách Hè thêm sành điệu

Thời trang

14:12:38 08/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để diện những chiếc chân váy maxi thướt tha, bay bổng. Không chỉ thoải mái, mát mẻ, chúng còn giúp các nàng thăng hạng phong cách.