Phụ huynh chủ động quản con khi tiếp tục tạm dừng đến trường vì Covid
Nhiều tỉnh thành đã cho học sinh tạm dừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do Covid-19. Các bậc cha mẹ đã chủ động tìm cách gửi con, lập kế hoạch học tập cùng con để trẻ không phải dừng việc học.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Theo kế hoạch, ngày mai (16/2) học sinh sẽ trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một số địa phương đã lên phương án kéo dài thời gian tạm ngừng đến trường.
Kéo dài thời gian nghỉ Tết cùng ông bà
Đã có kinh nghiệm quản con học trực tuyến từ đợt dịch trước nên các bậc phụ huynh đều khá chủ động. Tuy nhiên, vẫn cần có “quản gia” để đôn đốc và kiểm soát để việc học của trẻ hiệu quả hơn.
Năm nào về quê ăn Tết, hết mùng 2 là cả nhà chị Trang (Phúc Đồng, Long Biên) cho con cái từ quê Hải Phòng lên Hà Nội. Nhớ lại năm trước, cả nhà vừa lên Hà Nội thì nhận được thông báo cho học sinh nghỉ học phòng dịch.
Rút kinh nghiệm, năm nay thấy tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, vợ chồng chị quyết định không lên Hà Nội sớm, chờ Hà Nội có thông báo chính thức cho học sinh nghỉ học tiếp hay không. Nếu có thông báo chính thức, vợ chồng chị sẽ để con ở lại quê với ông bà. Cũng giống nhà chị Trang đây là xu hướng nhiều gia đình lựa chọn nếu con chưa thể đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Ngày 14/2, UBND TP. HCM quyết định cho học sinh nghỉ học tiếp đến hết ngày 28/2. Chị Ngọc Thư (Quận 7, TP.HCM) đỡ lo lắng hơn năm trước. Bởi trước Tết, chị đã đón ông ngoại từ Hà Nội vào ăn Tết cùng gia đình. Giờ chị sẽ đề nghị ông ngoại ở lại thêm giúp chị trông Julia (9 tuổi) và Lesan (4 tuổi) cho đến khi hai con gái chị quay trở lại trường.
Sau khi nói chuyện, được ông ngoại đồng ý, chị Thư tức tốc đổi lịch bay cho ông ngoại ngay ngày hôm sau. Vậy là, chị Thư đã thở phào nhẹ nhõm và yên tâm đi làm, không đau đầu xoay sở như năm trước.
Các bậc phụ huynh khá vất vả khi trẻ phải tạm dừng đến trường. Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Cha mẹ đã bớt bị động hơn
Video đang HOT
Lựa chọn không về quê ăn Tết như chị Trang, năm nay, nhiều gia đình ở nguyên nơi làm việc để ăn Tết. Chị Thuý Hà (Long Biên, Hà Nội) phải ở lại Hà Nội bởi Hải Dương quê nội trở thành tâm dịch trong đợt bùng phát dịch lần thứ 3. Mấy ngày nay theo dõi, chị thấy tình hình dịch diễn biến khá phức tạp nên chị trong tâm thế sẵn sàng với kịch bản hai đứa con chưa thể trở lại trường. Chỉ là không may mắn như lần trước, lần này chị không thể đón ông bà nội lên trông con giúp.
Chị Hà đang làm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nên thời gian sau Tết công việc của chị chưa bận lắm. Dịp này chị có thể xin nghỉ ở nhà với hai con, Sóc (5 tuổi) mới học mẫu giáo và Thỏ (9 tuổi). Để giữ năng lượng tích cực, chị sẽ lên kế hoạch vui chơi cho Sóc (5 tuổi) và kế hoạch học tập cho Thỏ (9 tuổi). Buổi sáng thức dậy, hai con sẽ tự giác ăn sáng. Trong khi mẹ chuẩn bị bữa trưa, Thỏ sẽ học bài qua mạng còn Sóc sẽ ngồi tô màu. Buổi chiều hai chị em sẽ tham gia các trò chơi vận động trong nhà.
Dự định sẽ về quê ngoại ở Hải Dương ăn Tết thì Hải Dương bùng dịch nên ba mẹ con chị Thuỳ (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đành phải ăn Tết ở Hà Nội. Hàng ngày, chị Thuỳ vẫn cập nhật tin tức về dịch bệnh cùng hai con giúp con nhận thức rõ hơn về cuộc sống. Nếu các con chưa thể đến trường sau Tết thì chị cũng không quá lo lắng. Bởi chị Thuỳ là giảng viên một trường Cao đẳng tại Hà Nội nên chị cũng linh hoạt thời gian hơn những bà mẹ khác. Hơn nữa, hai con Bông (14 tuổi) và Bì Bì (11 tuổi) có thể tự chăm sóc được bản thân và học trực tuyến. Vì vậy, chị không quá lo lắng và ba mẹ con gọi vui là “kỳ nghỉ không tình nguyện”.
Tròn 15 năm sống ở Hà Nội, nhưng đây là cái tết đầu tiên chị Ngọc Điệp (Hoàng Mai, Hà Nội) không được về quê Quảng Ninh ăn tết. Chị Điệp có một cậu con trai đang tuổi học mẫu giáo. Đợt dịch trước, Hà Nội cũng cho học sinh nghỉ học, con trai chưa phải học hành nên chị rất yên tâm gửi con về quê với ông bà. Đợt dịch này, từ mùng 3 Tết chị đang theo dõi xem Hà Nội có thông báo cho học sinh nghỉ học tiếp không.
Không bị động như lần trước nhưng chị Điệp cũng phải xoay xở cách trông con trong khi chỉ còn một ngày nữa là phải đi làm. Thời gian sau Tết, công việc của hai vợ chồng chị chưa bận lắm nên sẽ chia nhau nghỉ phép nửa ngày để ở nhà với con. Nếu cơ quan đồng ý, chị sẽ cho con lên cơ quan cùng mẹ. Trong khi mẹ làm việc, chị sẽ chuẩn bị bút màu và in sẵn các bức tranh để con tô. Chị Điệp cho biết việc này sẽ khiến mình thấy căng thẳng nhưng chị sẽ chọn cách đối mặt với nó là thích nghi trong vui vẻ.
“Trong hoàn cảnh hiện nay, phụ huynh sẽ cảm nhận rõ ràng hơn rất nhiều sự quan trọng và cần thiết của việc trẻ được tới trường. Bởi vậy, chúng ta cần đồng lòng, hợp sức, tuân thủ mọi quy định phòng chống dịch để sớm có được điều kiện an toàn nhất cho trẻ trở lại trường vui chơi, học tập. Các bậc cha mẹ hãy đồng hành chặt chẽ cùng các thầy cô và nhà trường để trẻ được an toàn, chiếm lĩnh kiến thức và thực hiện được kế hoạch năm học đã đề ra”, TS. Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ.
Nóng ruột, bố mẹ "săn" giáo viên dạy chữ cấp tốc cho con trước lớp 1
Thấy con của người chị họ chuẩn bị vào lớp 1 mà đã viết trôi chảy, cộng trừ thành thạo, chị Trân bàn với chồng tìm giáo viên dạy chữ cấp tốc cho con.
Săn thầy dạy chữ cấp tốc
Cuối tháng 7, chị Nguyễn Thùy Trân, nhà ở Quận 12, TPHCM dò khắp nơi tìm lớp học chữ cho con gái chuẩn bị nhập học vào lớp 1 tháng 9 tới.
Không tìm được lớp ưng ý gần nhà, chị chuyển hướng tìm gia sư luyện ngay tại nhà. Qua giới thiệu, chị tìm được giáo viên đến kèm tại dạy chữ, học toán cộng trừ cấp tốc cho con tại nhà tuần 5 buổi.
Nhiều phụ huynh tự đặt ra yêu cầu con phải đọc thông viết thạo, học trước chương trình trước khi vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Chị Trân kể, lúc đầu chị cũng nghĩ con không cần học chữ trước, vào lớp 1 mới bắt đầu học chính thức. Chị thừa nhận, nói bé chưa biết chữ nào cũng không đúng, ở mầm non bé nào cũng đã được làm quen, nhận diện chữ viết, các phép tính cơ bản. Ở nhà, chị cũng kèm thêm, con biết viết các chữ cái, biết ghép vần, viết chữ ghép, viết từng câu dài.
Tuy nhiên, chị thấy nhiều bé cùng tuổi đọc trôi viết thạo, rồi làm được các bài tập toán theo sách thì chị sốt ruột hẳn. Mới đây, thấy con của người chị họ chuẩn bị vào lớp 1 mà đã đọc vèo vèo, viết thành thạo, học rất nhiều bài trong sách lớp 1 thì chị lung lay, bàn với chồng quyết tìm cô kèm con.
Rất nhiều lớp học chữ, học trước chương trình lớp 1 mời gọi phụ huynh
Việc trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 không chỉ bắt đầu từ khi trẻ học lớp Lá. Nhiều phụ huynh đã cho con đến lớp học chữ từ khi trẻ lớp Chồi, lúc mới 4 tuổi.
Cũng không ít gia đình, nếu chưa kịp "đầu tư" thì khi con kết thúc mầm non vội vàng tìm lớp, tìm thầy cấp tốc cho con kịp vào năm học mới.
Ép con học trước: Sai lầm của phụ huynh
Bất chấp những lời cảnh báo và hậu quả về lâu dài, nhiều phụ huynh vẫn đua nhau cho con học chữ trước, học trước chương trình lớp 1 ngay khi đang học mầm non.
Chị Lê Thu Nga, có con chuẩn bị vào lớp 1 ở Quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết, chị không cho bé học chữ trước. Điều chị ngạc nhiên là rất nhiều người mẹ khi biết như vậy đều phản đối, khuyên "Kiểu gì cũng phải cho học trước".
Rất nhiều đứa trẻ đang trong độ tuổi cực kỳ mê sau khám phá, sáng tạo lại bị chính bố mẹ đẩy vào những lớp học chữ, với những giáo viên "gò" chữ.
Trẻ mất đi nhiều cơ hội khám phá, mất đi một phần tuổi thơ ở giai đoạn ý nghĩa nhất khi bị nhồi nhét bởi những chữ viết, chương trình học mà sẽ trẻ sẽ được học lại sau đó.
Trẻ có rất rất nhiều thứ có thể khám phá, tìm tòi trước khi học chữ, làm toán (Ảnh minh họa)
Việc trẻ học chữ cấp tốc cho kịp trước vào lớp 1 là điều vô cùng phản khoa học, phản giáo dục mà nhiều phụ huynh tự đẩy con vào.
Cô Phạm Thị Chinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Hòa B, Dĩ An, Bình Dương bày tỏ, chương trình lớp 1 đọc viết, làm toán đơn giản. Mọi đứa trẻ phát triển bình thường, sau một học kỳ các em đều ổn, phát âm đọc được. Nếu con có gặp khó một chút vì không học chữ trước thì chỉ cần bố mẹ kèm cặp con thêm, cho con tập viết là ổn.
TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay, trẻ có đến 5 năm ở bậc tiểu học để làm quen dần với việc học. Việc học trước khi vào lớp 1 không những là thừa mà còn có nhiều hệ lụy khác như làm cho các bé sợ học, ghét học, chán nản và phá phách. Chưa kể đến những hệ lụy khác mà trẻ sẽ gặp phải về sức khỏe khi phải học quá sớm.
Về việc ép con học trước, theo TS Hương chủ yếu do tâm lý sính bệnh thành tích, thích khoe con của không ít phụ huynh. Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ còn quá lo lắng con thua bạn bè, chán nản, thiếu tự tin...
Trong khi, việc đứa trẻ tự tin khi đi học hay cần nhất chính là thái độ ứng xử của bố mẹ với con chứ không phải là chuyện trẻ hơn kém bạn hay được mấy điểm.
Cô Phạm Thị Chinh nêu quan điểm việc ép con học trước là sai lầm của phụ huynh. Việc này xuất phát từ tâm lý con phải hơn bạn hay lo con không theo kịp bạn. Đây là vấn đề của phụ huynh, phụ huynh phải tự tháo gỡ để tránh việc con phải gánh hậu quả lâu dài về sự thiếu tập trung, tính ỷ lại.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ những việc bố mẹ cần hướng dẫn cho con trong những năm học đầu đời:
- Dạy con biết học là nhiệm vụ của mình.
- Dạy con biết học là quyền lợi to lớn của con.
- Dạy con học tập trung.
- Dạy con biết tự giác học bài.
- Dạy con biết tự chăm lo cho bản thân khi không có cha mẹ ở bên cạnh.
- Dạy con biết tự ứng xử, ứng phó trong các tình huống và đặc biệt là các tình huống nguy hiểm.
Phụ huynh đua nhau khoe, con mới lớp Lá đã học xong... chương trình lớp 1 "Con mình vừa xong lớp Lá đã đọc viết trôi chảy, làm toán xong chương trình học kỳ 1 lớp 1. Có nên cho bé học tiếp không các mẹ ơi?". Trẻ lớp Lá đã học xong chương trình lớp 1 Chia sẻ của một phụ huynh trên một diễn đàn dạy con thu hút rất nhiều quan tâm của các phụ huynh...