Phụ huynh cho con học lớp 1 ở quê để được đến trường
Dù hụt hẫng vì không thể bên cạnh con trong ngày đầu đến trường, chị Hoàng Ly vẫn thấy may mắn vì con không phải học online khi mới bước vào lớp 1.
Chưa đến 6h, bé Bảo Minh đã tự giác thức dậy, ăn uống, sẵn sàng đi học. Mấy hôm đầu, cô Thúy Nga, bà nội bé, hỗ trợ cháu chuẩn bị sách vở. Cô sẽ hướng dẫn dần để cháu tự lo.
“Lúc bố mẹ cháu quyết định cho cháu học trực tiếp luôn ở Quảng Ninh thay vì học online theo trường ở Hà Nội, tôi thấy nhẹ nhõm hẳn. Cháu thích đi học lắm. Đến trường, cháu được gặp bạn bè, cô giáo, chạy nhảy, nô đùa. Gia đình cũng yên tâm hơn”, cô Nga chia sẻ.
Bé Bảo Minh vui vẻ khi đến trường. Ảnh: T.N.
Từng lo lắng khi trẻ phải học online
Bé Bảo Minh được bố mẹ cho về quê nội từ đầu tháng 5. Thời gian đó, bé đi học thêm, chủ yếu để có bạn chơi cùng.
Lúc đó, chị Hoàng Ly, mẹ Bảo Minh, chưa nghĩ nhiều đến việc sẽ cho con bước vào lớp 1 ở quê. Chị vẫn nghĩ chỉ khoảng vài tuần, Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch.
Dịch căng thẳng hơn, xác định con sẽ ở lại Quảng Ninh, vợ chồng chị gửi giấy tờ của con về, sẵn sàng cho phương án khác. Ông bà nội bắt đầu tìm kiếm trường cho cháu.
Khi Bộ GD&ĐT ra văn bản đề nghị các địa phương tiếp nhận học sinh từ vùng dịch về quê học tập, chị Hoàng Ly quyết định cho con vào học trường Đoàn Thị Điểm ở Quảng Ninh dù vẫn làm thủ tục tại trường Hà Nội.
“Tôi đã cho con học thử online lớp tiếng Anh nhưng không hiệu quả. Hơn nữa, giai đoạn mới bắt đầu cũng không quá quan trọng về mặt kiến thức, chỉ cần con được rèn luyện nề nếp, ý thức thời gian, khả năng tập trung. Đến trường, con có bạn bè chơi cùng, trò chuyện, cũng được cô kèm cặp hơn”, chị Hoàng Ly phân tích.
Quyết định này mang lại niềm vui cho hai bà cháu Bảo Minh. Cô Thúy Nga cho rằng với trẻ nhỏ, học trực tiếp sẽ tốt hơn học trực tuyến.
Thực tế, cô từng cho cháu học online một ngày theo trường tư thục mà cháu học ở Hà Nội. Cháu học 2 tiếng buổi sáng và 2 tiếng buổi chiều.
Suốt thời gian đó, cô phải ngồi cạnh để hướng dẫn từng thao tác vào lớp, bật mic khi cô giáo gọi.
Video đang HOT
Cô kể thêm trong lớp học, một số bạn không có người lớn ngồi cạnh nên thường nghịch ngợm. Đây là điều dễ hiểu khi trẻ còn nhỏ, khả năng tập trung chưa tốt và chưa ý thức được việc học.
Tương tự, gia đình chị Thanh Tâm cũng quyết định cho con theo học trường công lập ở Ninh Bình thay vì học trực tuyến tại trường ở Hà Nội.
Chị từng lo lắng không tìm ra giải pháp nào. Nếu vậy, bé Đức Bảo, con trai chị, sẽ phải học online, thậm chí có thể đến hết học kỳ I nếu tình hình dịch ở Hà Nội vẫn phức tạp, các trường chưa mở cửa trở lại.
Con mới 6 tuổi, tâm lý chưa sẵn sàng để vào lớp 1. Nếu phải học online, chị Tâm lo con sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, không nghiêm túc học hành.
Thêm vào đó, khi dịch bệnh khiến cả hai vợ chồng chị thất nghiệp, quyết định cho con theo học tại trường ở quê cũng giảm phần nào gánh nặng tài chính.
Chị Thanh Tâm dự định cho con học tại quê cho đến hết lớp 2. Ảnh: T.T.
May mắn khi con được đến trường
Chị Thanh Tâm kể gia đình đã trò chuyện để con hiểu con sẽ học lớp 1 tại quê. Ban đầu, cậu bé không muốn đi học, sợ môi trường lạ, dịch bệnh, cứ khăng khăng chỉ muốn học mầm non. Hiện tại, Đức Bảo phần nào tiếp nhận.
Đương nhiên, gia đình chị vẫn còn nhiều lo lắng khi con bước vào chặng đường mới. Nếu học trường ở Hà Nội, chị có thể cho con theo học chương trình song ngữ để rèn luyện tiếng Anh.
Với lựa chọn mới, gia đình sẽ phải xem xét việc cho con học thêm hoặc bố mẹ kèm cặp con học tại nhà song song với học ở trường.
Chị cũng lo con thấy hụt hẫng vì trước đó, con đã học tiền tiểu học, biết ghép vần, nắm các kiến thức khác trong khi ở lớp mới, con sẽ phải học lại từ đầu theo các bạn.
Chưa kể đến, chị e ngại sau này, khi dịch bệnh được kiểm soát, gia đình trở lại Hà Nội, nếu cho con học trường song ngữ, con sẽ khó theo kịp.
Dù vậy, tại thời điểm này, chị Thanh Tâm vẫn cảm thấy may mắn khi con được đến trường thay vì ngồi trước máy tính học bài. Trước tình hình dịch bệnh còn khó lường, gia đình chị dự định cho con học hết lớp 2 ở Ninh Bình rồi mới chuyển về Hà Nội học tiếp.
May mắn cũng là cảm giác của gia đình chị Hoàng Ly khi con có thể học trực tiếp dù đến tận 23/8, bé Bảo Minh mới học buổi đầu tiên trong khi các bạn cùng lớp đã học từ ngày 1/8 và học đến bài 11.
Bà nội Bảo Minh đánh giá lớp 1 là năm học bản lề. Việc được đến trường học tập sẽ tốt hơn cho trẻ.
Cô Thúy Nga kể buổi đầu làm thủ tục, bé còn lạ lẫm nên mếu máo. Nhưng đến hôm đi học, được bạn bè chào đón, bé nhanh chóng hòa nhập môi trường mới và rất thích đến trường.
Hàng ngày, xe của trường qua đón Bảo Minh lúc 7h. 16h10, bé tan học, lên xe về nhà. Ông bà chỉ cần kèm cháu làm Toán, tập đọc, quay video lại để gửi giáo viên chứ không cần ngồi học cùng như khi cháu học online.
“Đến trường, cháu được cô giáo sát sao. Các cô có phương pháp sư phạm nên cháu tiếp thu tốt hơn so với khi ông bà hướng dẫn. Hơn nữa, trẻ con thường có tâm lý nghe lời giáo viên hơn người thân”, cô Thúy Nga nói thêm.
Trong khi đó, buổi đầu con trai vào lớp 1, chị Hoàng Ly có chút hụt hẫng vì không thể ở bên cạnh con trong dấu mốc đáng nhớ này. Cũng may, hiện tại, công nghệ thông tin phát triển, bà nội bé có thể chụp ảnh rồi gửi chị. Hàng ngày, mẹ con cũng thường xuyên gọi video trò chuyện.
“Tôi cũng thấy may mắn vì con ở vùng dịch không phức tạp, được đến lớp, giao lưu bạn bè. Với con nhỏ, không gian giao tiếp trực tiếp như vậy rất quan trọng. Thật may vì gia đình kịp thời ‘quay xe’, để con ở quê thay vì đón con lên để rồi mắc kẹt ở Hà Nội”, nữ phụ huynh chia sẻ.
Bồ nhí của chồng bỗng nhắn tin xin căn nhà 2 tầng, còn rao giảng đạo lý nhưng hành động "siêu ngầu" của cô vợ mới hả hê!
"Con chồng chị chẳng lẽ chị không quan tâm sao? Chị không thấy cắn rứt sao chị?" - Cô bồ nhí ra sức van xin "chính thất" cưu mang, giúp đỡ.
Mới đây, một câu chuyện cô bồ nhí bị "quật" tơi tả chỉ sau một thời gian ngắn "cướp chồng" người khác khiến dân tình vô cùng hả hê.
Bồ nhí "mặt dày" nhắn tin xin vợ sang nhượng cho căn nhà 2 tầng
Theo đó, cô vợ cho biết mình đã ly dị chồng được 4 năm, do anh ta có bồ nhí. Không chỉ lén lút gặp gỡ bên ngoài, anh chồng còn công khai dẫn về nhà. Và cô bồ này còn xúi anh bỏ vợ.
Lúc đó một nách 2 con nhỏ, chẳng biết đi đâu, nhà ngoại thì xa. May mắn cho cô vợ có được bố mẹ chồng tốt. Chính ông bà đã cưu mang chỗ ở, sang nhượng cho một xưởng nhỏ để làm ăn, kiếm tiền nuôi con. Không chỉ thế, bố chồng còn dặn dò con dâu rằng mai này mà gặp được người tốt thì đi bước nữa, đừng nên cố chấp.
Ảnh minh họa
Cô vợ kể: "May ngày đó có bố mẹ chồng, chứ không mẹ con em chỉ còn bước ra đường ở. Cái nhà 2 tầng bố mẹ chồng cho vợ chồng em làm quà cưới, khi ly dị thì bố mẹ chồng em sang tên cho con trai em, người giám hộ là em. Do xưởng làm ăn cũng tốt nên mẹ con em mua nhà ở chỗ khác, cách đó khoảng 14km. Mẹ con em không ở nhà kia, vì nó gần nhà chồng cũ em mới mua để ở với bồ nhí. Em không muốn cho con thấy cảnh bố nó như vậy.
Bẵng đi một thời gian, mẹ con em sống rất vui vẻ hạnh phúc. Cuối tuần, ông bà nội lại lên nhà em chơi. Nhưng hôm nay em nhận được tin nhắn của 1 nick ảo và khi nhắn tin em mới nhận ra đó là bồ nhí của chồng. Cô ta xin em cho cô ta căn nhà 2 tầng kia, vì chồng cô ta đã bỏ cô ta và cặp với người khác. Em nực cười mà không nói nên lời. Đúng là đỉnh cao của mặt dày".
Những dòng tin nhắn van lơn tha thiết của cô bồ, hòng xin chính thất căn nhà 2 tầng làm chốn nương thân
Cô vợ nhận xét ả bồ nhí là đỉnh cao mặt dày, kể cũng không sai. Khi xưa cặp kè rồi xúi anh chồng bỏ vợ, vậy mà giờ lại nhắn tin hỏi han sức khỏe rồi ra sức van nài chính thất: " Xin chị hãy cứu lấy em. Giờ chỉ có chị mới giúp được em thôi ạ".
Và vòng vo một hồi, hóa ra anh chồng kia đã đuổi ả bồ nhí này ra khỏi nhà. Hiện giờ cô ta không chốn dung thân dù đang bầu 6 tháng.
Cô vợ đáp trả ả bồ nhí đầy phũ phàng nhưng ai cũng hả hê
Những dòng tin nhắn của ả bồ nhí kia gửi tha thiết bao nhiêu thì cô vợ lại lạnh lùng bấy nhiêu. Chẳng một lời mắng chửi, nhưng câu trả lời cụt lủn và phũ phàng lại đủ cho thấy được bản lĩnh của người phụ nữ từng trải qua đau thương.
"Em xin chị, xin chị làm phúc, tâm chị như Phật sống. Xin chị hãy mở lòng từ bi cứu vớt mẹ con em với ạ" - Cô bồ tha thiết van xin.
"Ui, em nhầm rồi. Chị ác lắm. Khỏi nói nhiều em nhé" - Cô vợ đáp.
Chứng kiến thái độ dửng dưng của người vợ cũ của chồng, kẻ thứ ba vẫn không từ bỏ mà da diết nói đạo lý. Cuộc hội thoại giữa 2 người phụ nữ mà nhìn vào ai cũng tưởng cô bồ nhí này đang độc thoại.
- "Con em cũng là em ruột của con chị... Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn... Con chồng chị chẳng lẽ chị không quan tâm sao? Chị không thấy cắn rứt sao chị?".
- "Không em".
Hết van xin cô bồ kia lại chuyển sang dọa dẫm "sẽ có ngày chị phải nhận ra mình sai lầm vì không giúp đỡ mẹ con tôi" . Thế nhưng, cô vợ chỉ bỏ ngoài tai và chẳng thèm phản hồi nữa. Thái độ lạnh lùng, dứt khoát ấy ai cũng đủ hiểu cô sẽ không bao giờ khiến kẻ thứ 3 kia được toại nguyện.
Cách hành xử này khiến dân tình rất thích thú, hả hê. Thế mới thấy, đôi khi chẳng cần phải "trả đũa" những kẻ từng gây tổn thương cho mình, vì có làm vậy chị em cũng chẳng hạnh phúc hơn. Ngược lại, học cách buông bỏ, nỗ lực phát triển bản thân, dành sự quan tâm cho người xứng đáng mới thể hiện là phụ nữ thông minh, bản lĩnh.
Bắt tại trận chị dâu dẫn đàn ông về ngủ, mẹ tôi chất vấn rồi phải tái mặt xin lỗi Mẹ tôi lao lên định tát cho chị dâu mấy cái thì chị ấy giơ tay lên đỡ với vẻ mặt khá bình thản và dửng dưng. Chị bình tĩnh bảo mẹ tôi ra phòng khách đợi chị. Chị dâu và anh tôi hiện tại đã mua nhà, sống và làm việc trong nội thành, còn gia đình tôi thì ở ngoại thành....