Phụ huynh cấp 3 Lê Quý Đôn bức xúc vì hàng loạt khoản tiền “lạ” cuối kỳ 1
Phụ huynh lớp 12B1 của Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận 3 rất bức xúc, vì xuất hiện hàng loạt khoản tiền đóng lạ trong buổi họp phụ huynh cuối kỳ 1.
Ngày 9/1/2021, trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1.
Ngay sau buổi họp phụ huynh này, một phụ huynh của lớp 12B1 đã chuyển thông tin đến Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam về việc xuất hiện hàng loạt các khoản thu tiền lạ ghi trên bảng, kêu gọi phụ huynh đóng.
Đó là khoản thu tiền về đích 1,7 triệu đồng/học sinh, tiền học tháng 6/2021 đóng 1 triệu đồng/học sinh, tiền tri ân ba mẹ 300.000 đồng/học sinh.
Những khoản tiền mà phụ huynh lớp 12B1 cần phải đóng góp (ảnh: CTV)
Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng tiền cho quỹ lớp trong học kỳ 2 cũng nhiều, và một số các khoản chi dành cho việc tổ chức hội trại xuân chuẩn bị tổ chức trong ít ngày nữa tại trường.
Phụ huynh nói rằng, việc liệt kê và đóng nhiều khoản tiền cùng một lúc như vậy, ghi hẳn trên bảng của lớp có đúng với các quy định của thành phố?
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hà Hữu Thạch – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận 3 xác nhận: Các thông tin mà phụ huynh phản ánh là có thật.
Thầy Hà Hữu Thạch nói rằng: Tiền 1,7 triệu đồng/học sinh là tiền về đích, dùng trong tháng 4,5 là truyền thống của trường hàng năm, dùng để mua phần mềm kiểm tra trực tuyến làm và có kết quả ngay, kiểm tra bài liên tục học sinh để phát hiện các lỗ hổng kiến thức bổ sung kịp thời, ôn luyện cho học sinh giỏi để có kết quả tốt vào đại học, mời các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi.
Tiền 1 triệu là do phụ huynh vẫn có nhu cầu ôn luyện cho học sinh khối 12 trong 3 tuần của tháng 6, trước những kỳ thi quan trọng.
Video đang HOT
Đây là những khoản thu theo thỏa thuận với phụ huynh, nhưng do mọi người sốt sắng quá chứ nhà trường chưa bắt nộp ngay vì cũng còn rất lâu mới tới.
Trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: CTV)
Khoản thu 300 nghìn đồng/học sinh là trong lễ tri ân ba mẹ vào cuối năm học, số tiền này sẽ được trả lại cho học sinh để đi mua quà tặng cho ba mẹ của học sinh khối 12. Tóm lại là phụ huynh đóng tiền cho học sinh mua quà cho chính ba mẹ sau đó một thời gian.
Với các khoản tiền thu dành cho hội trại xuân, trường đã có yêu cầu các lớp tiết kiệm một cách tối đa, do kinh tế của phụ huynh cũng còn nhiều khó khăn. Trường đã nói rõ là các lớp không được mời đạo diễn, không dựng trại…gây tốn kém. Còn lớp nào cố tình làm thì trường không chấm điểm thi đua.
Đây là hoạt động truyền thống hàng năm của nhà trường, nhằm để cho học sinh trải nghiệm, nhưng cũng không bắt buộc học sinh nào cũng phải tham gia.
Em nào không tham gia được, nhưng có lý do chính đáng thì vẫn được chấp nhận, và hoàn toàn không có chuyện trừ điểm hạnh kiểm.
Còn việc đóng tiền quỹ lớp là do phụ huynh đề xuất, chứ trường hoàn toàn không yêu cầu. Số tiền này dùng để photo các tài liệu cho học sinh, các khoản chi của lớp. Quỹ lớp 1 năm đóng hai lần, học kỳ 2 đóng 1 triệu đồng.
Được biết, Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn là 1 trong 3 trường (bậc trung học phổ thông) áp dụng mô hình trường tiên tiến theo theo xu thế hộ nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài việc phải đóng học phí tương đương các trường công lập như bình thường, học sinh học tại đây còn phải đóng phí mô hình với mức 1,5 triệu đồng/học sinh/tháng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tăng cường hướng nghiệp cho học sinh
Khác với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ tiểu học với tên gọi Hoạt động trải nghiệm, bậc THCS và THPT là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Trong đó, các hoạt động chính bao gồm 4 nội dung: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ.
Học sinh với hoạt động trải nghiệm.
Không tách rời các môn học khác
Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Giảng viên cao cấp Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, chủ biên chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018, một trong những hướng đổi mới mà ban soạn thảo đề ra là làm thế nào để nâng cao hơn nữa ý nghĩa giáo dục hướng nghiệp và cao nhất là khởi nghiệp.
Theo bà Thoa, bây giờ tất cả các môn học và nhiệm vụ giáo dục đều giữ vai trò, trách nhiệm thực hiện những nội dung liên quan đến hướng nghiệp cho học sinh. Đơn cử, giáo viên Ngữ văn, ngoài dạy kiến thức văn học, cảm thụ văn học thì thầy cô cũng phải tích hợp vào môn học của mình những nghề nghiệp liên quan đến sử dụng nhiều kiến thức văn học. Thầy dạy Hóa cũng thế, phải chỉ cho học sinh biết Hóa ứng dụng ở đâu trong cuộc sống, ngành nghề nào để những em yêu môn này sẽ chọn ngành sử dụng kiến thức Hóa học.
Chia sẻ quan điểm này, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cho rằng giáo dục hướng nghiệp cần được tích hợp qua các bài học trên lớp và qua học tập trải nghiệm để học sinh nhận biết dần cuộc sống xã hội trong đó có hoạt động nghề nghiệp của con người.
Ở cấp tiểu học cho đến THCS, giáo dục hướng nghiệp nên tổ chức dạy tích hợp lồng ghép với các môn học khác. Còn sau THCS thì nên có các chương trình nghề dạy luôn các kỹ năng nghề tiêu chuẩn, trường hợp các em có bỏ học giữa chừng cũng có thể có kỹ năng để kiếm việc làm hoặc tham gia học tập trong các cơ sở GDNN và học liên thông lên ĐH.
"Không nên tách thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao"- TS Vinh nêu ý kiến.
Giáo viên cần chủ động
Theo dự kiến, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện chủ yếu trên lớp với sách giáo khoa của chương trình sẽ giúp học sinh khám phá và hiểu bản thân mình, biết có hứng thú, năng lực, sở thích gì. Đồng thời sẽ giới thiệu và cho học sinh tham quan, trải nghiệm thế giới nghề nghiệp trong điều kiện của nhà trường.
Qua đó, học sinh sẽ nhận thấy những năng lực, sở thích, điều kiện hoàn cảnh của mình để có định hướng chọn nghề phù hợp; hoặc, nếu như em HS thích nghề này nhưng năng lực chưa tới thì giáo viên giúp các em lập kế hoạch học tập, rèn luyện để có thể đạt được mong muốn.
Chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp còn có nội dung đưa học sinh đi trải nghiệm thực tiễn, gặp gỡ các nghệ nhân. Ngoài ra, trong giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp, sẽ có những môn học mang tính tích hợp để học sinh cùng trải nghiệm, triển khai các dự án, có kế hoạch khởi nghiệp trong tương lai.
Như vậy, việc dạy và học không chỉ gói gọn trong giờ học chính khóa trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài khuôn viên nhà trường nên sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trong đó, ngoài 4 nội dung đề cập ở trên, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp còn được lồng ghép trong các môn học khác, khiến bài học gắn liền với cuộc sống thay vì những kiến thức rời rạc không biết áp dụng vào đâu.
Thuận lợi thứ hai là thời gian gần đây, vai trò của hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh, sinh viên đã được khẳng định rõ nét. Và vai trò của nhà trường trong việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh sẽ có nhiều thuận lợi nhất bởi việc triển khai có hệ thống từ cấp tiểu học, thậm chí mẫu giáo và đáng tin cậy khi theo một chương trình bài bản.
Khó khăn là đội ngũ giáo viên là người trực tiếp triển khai chương trình này cần phải được đào tạo, tập huấn về phương pháp, kỹ năng cũng như cung cấp những hiểu biết về các nghề khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó, cần có các ví dụ liên hệ thực tế sao cho đơn giản và dễ hiểu với trẻ đồng thời từ thực tế tác động ngược trở lại trẻ yêu thích các môn học khác. Đó là quan điểm của TS Hoàng Ngọc Vinh.
Trên thực tế, nhiều giáo viên hiện nay chưa có kinh nghiệm thực tế về các ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ sở trang bị vật chất không đủ, việc giáo dục hướng nghiệp không gắn với đào tạo kỹ năng nghề gắn với thị trường lao động. Điều đó dẫn đến động lực học tập thấp và đa số đều muốn học xong THPT để được vào ĐH.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng và chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đang hướng đến việc dạy cho mỗi cá nhân lựa chọn được nghề phù hợp với bản thân, sống được bằng nghề, tự hào về nghề.
Với bậc học phổ thông, nhà trường cho học sinh học gì, làm gì cũng là chuẩn bị cho các em tìm và làm được công việc phù hợp. Để hỗ trợ cho các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, sắp tới bộ sách Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 sẽ được phân phối đến các nhà trường và hiệu sách để phục vụ cho giáo viên và học sinh.
Cuốn sách đề cập sâu về hướng nghiệp - khởi nghiệp. PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa chia sẻ đây là tất cả tâm huyết của những người biên soạn với kỳ vọng những gì ngày xưa mình thiếu thì bây giờ bù đắp cho thế hệ học sinh sau.
"Để bộ sách này đến được với học sinh và cảm nhận tốt, phụ thuộc rất nhiều vào sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp để giúp các em khai thác, khám phá được thế giới nghề nghiệp cũng như có những định hướng cho bản thân sau này"- Chủ biên chương trình chia sẻ.
Phát triển văn hóa đọc ở Trường THCS Đại Nài Những năm qua, Trường THCS Đại Nài (TP Hà Tĩnh) đã xây dựng, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đặc biệt, tiết đọc sách tại thư viện nhà trường đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc duy trì, phát triển văn hóa đọc. Quang cảnh xanh - sạch - đẹp ở Trường THCS Đại Nài. Hiện nay, trong...