Phụ huynh bất ngờ với buổi họp đầu năm
Cô giáo trẻ tự tay thiết kế thư mời, vẽ tranh chào đón, tổ chức trò chơi. Nhờ vậy cuộc họp phụ huynh trở nên thú vị.
Đầu năm học, hầu như trường nào cũng tổ chức họp để thông báo kế hoạch học tập của học sinh cho phụ huynh nắm.
Trong khi nhiều phụ huynh than vãn về cuộc họp nhàm chán, quẩn quanh chuyện thu tiền thì chị Nguyễn Thủy, phụ huynh có con học lớp 4/1 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM lại cho biết buổi họp lớp con mình rất khác biệt.
Theo chị Thủy, để buổi họp không đi vào “lối mòn” quen thuộc, cô giáo tự tay chuẩn bị mọi thứ và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ.
Video đang HOT
Nhờ thay đổi hình thức tổ chức mà cuộc họp phụ huynh trở nên thú vị hơn. Ảnh: THỦY NGUYỄN
Cô thiết kế thư mời, in màu theo từng tên học sinh; vẽ tranh chào đón phụ huynh. Cô hướng dẫn học trò tự tay viết lên điều muốn nói với cha mẹ dán trên chai nước. Để khi đi họp, phụ huynh đều đọc được. Đặc biệt, cô còn tạo trò chơi để xem mức độ thấu hiểu con. Phụ huynh nào hiểu con nhiều nhất sẽ được tặng quà.
“Những lời các con viết rất dễ thương như “ Mẹ ơi! Chủ nhật tuần này là ngày họp phụ huynh. Con không biết là cô có nói gì với mẹ không? Nhưng con mong khi về mẹ đừng la con nhé. Con hứa lớp 4 con sẽ cố gắng” hay “Chúc mẹ xinh đẹp”. Chính hoạt động trên khiến buổi họp trở nên thú vị. Chúng tôi lại có dịp hiểu con nhiều hơn”, chị Thủy nói thêm.
Sau 4 năm làm giáo viên chủ nhiệm, cô Hình Hoàng Thuận Thiên, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 nhận thấy các cuộc họp phụ huynh đều diễn ra rất căng thẳng.
“Do đó, tôi nghĩ cần phải thay đổi cách tổ chức để phụ huynh cảm thấy thích thú, thoải mái khi tham dự”, cô Thiên nói.
Cô Hình Hoàng Thuận Thiên tại cuộc họp nhiều sáng tạo với phụ huynh. Ảnh: NVCC
Sau khi có nội dung cuộc họp, cô tự chuẩn bị thiệp mời đến vẽ tranh. Để thắt chặt tình cảm gia đình, cô cho học sinh viết những lời thầm kín muốn nói với bố mẹ lên một tờ giấy. Sau đó chính các con dán giấy lên chai nước mà phụ huynh sẽ dùng khi đến dự cuộc họp. Để buổi họp thú vị hơn, cô còn tổ chức trò chơi để xem bố mẹ thấu hiểu con thế nào.
“Với trò chơi này, trước đó, tôi cho học trò trả lời 6 câu hỏi và thu lại. Đến cuộc họp, phụ huynh cũng trả lời 6 câu hỏi tương tự. Nếu phụ huynh nào có nhiều câu trả lời trùng khớp với con nhất sẽ nhận được một phần quà”.
“Dù lần đầu tiên thực hiện nhưng phụ huynh cảm thấy rất thích thú. Nhờ vậy, buổi họp diễn ra bớt căng thẳng, vui vẻ hơn, đặc biệt phụ huynh cũng có cơ hội thấu hiểu con. Qua đây, tôi hy vọng phụ huynh sẽ dành nhiều thời gian hỗ trợ giáo viên trong việc dạy dỗ các con và luôn đồng hành cùng con trong mọi hoạt động học tập”, cô Thiên nói thêm.
Trường THCS Lý Thường Kiệt, Quận Hải Châu - Đà Nẵng: Thiếu minh bạch trong đóng tiền thuê máy chiếu?
Trong buổi họp phụ huynh học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), đã có người chất vấn về khoản thu tiền thuê máy chiếu phục vụ cho việc dạy - học.
Giờ học có sử dụng máy chiếu tại Trường THCS Lý Thường Kiệt.
Theo đó, mỗi phòng học sẽ đóng 3 triệu/năm cho khoản tiền này. Phụ huynh cho rằng, máy chiếu nằm trong danh mục được Nhà nước đầu tư nên khoản thu này là không hợp lý - cho dù là tự nguyện.
Theo phản ánh, buổi họp phụ huynh này diễn ra ngày 28/9. Ban đại diện phụ huynh có thảo luận về khoản thu 1,5 triệu/lớp về tiền thuê máy chiếu dùng cho năm học 2020 - 2021. Khoản thu này, năm học 2019 - 2020 cũng đã triển khai. Một phụ huynh cho biết, đây là khoản thu không hợp lý. Vì thiết bị máy chiếu phục vụ cho hoạt động dạy - học tại các trường đều được sở, phòng GD&ĐT trang bị hàng năm.
Trước thắc mắc này, bà Nguyễn Thị Minh - Hiệu trưởng nhà trường đã giải thích với phụ huynh đây là khoản thu xã hội hóa giáo dục, không bắt buộc và cũng không cào bằng.
Làm việc với Báo GD&TĐ, bà Nguyễn Thị Minh cho biết, Ban đại diện phụ huynh nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty VISNAM để trang bị máy chiếu cho 100% phòng học với mức thanh toán 3 triệu đồng/máy/năm/phòng học. Hợp đồng này bắt đầu thực hiện từ học kỳ II của năm học 2017 - 2018. Hợp đồng kéo dài trong 4 năm. Sau thời gian này, máy chiếu sẽ thuộc sở hữu của nhà trường. Với cách làm này, tất cả các HS đều được thụ hưởng phương pháp dạy học hiện đại.
"Chúng tôi đã thử làm bài toán, nếu bỏ ra 12 triệu/phòng học để trang bị máy chiếu đồng loạt. Cho dù là xã hội hóa giáo dục thì mức đóng góp của mỗi phụ huynh cũng là một khoản tiền không nhỏ. Chưa kể, với những HS lớp 9, thời gian sử dụng của các em ở thời điểm đó chỉ còn 1 học kỳ.
Trong khi đó, với việc hợp đồng thuê máy, chi phí mỗi năm học/lớp chỉ ở mức 1,5 triệu đồng, lại được bảo hành, bảo trì nếu có hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Có những lớp, chỉ vài ba phụ huynh ủng hộ là đã đủ chi phí cho cả một năm học" - cô Minh giải thích.
Sau khi đã ký hợp đồng thuê máy chiếu thì những năm sau đó, nhà trường được sở và phòng GD&ĐT trang bị một số máy chiếu. Những máy chiếu này, theo như cô Minh, đã được lắp đặt tại các phòng bộ môn, phòng họp... để thay thế cho những máy đã bị hư hỏng, xuống cấp.
Ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: "Trong danh mục mua sắm trang thiết bị tối thiểu tại các trường học, máy chiếu sẽ được trang bị tại các phòng học bộ môn và phòng dùng chung.
Nếu các trường có kế hoạch trang bị tại các lớp học thì thường là có 3 nguồn: Từ 20% ngân sách chi cho các khoản chi dành cho các hoạt động khác, từ nguồn kinh phí địa phương đầu tư cho giáo dục hàng năm và từ nguồn tài trợ giáo dục. Tuy nhiên, nếu sử dụng từ nguồn kinh phí của nhà trường thì rất khó để phủ cho 100% lớp học trong một thời gian ngắn".
"Để lớp có lớp không thì không bảo đảm công bằng trong hưởng thụ giáo dục. Chính vì vậy, Ban đại diện phụ huynh đã xây dựng kế hoạch lắp đặt tại các lớp học. Trong đó, có tính đến cân đối làm sao để năm đầu tiên, phụ huynh không phải "gánh" quá nhiều và để những HS mới vào trường có tham gia đóng góp" - bà Minh thông tin thêm.
Tuy nhiên, có ý kiến phụ huynh cho rằng, trong cuộc họp phụ huynh năm học 2019 - 2020, đã có thông tin rằng việc thuê máy chiếu chỉ kéo dài trong 3 năm. Đến năm học 2020 - 2021 này là đã hoàn tất hợp đồng. Chính vì thông tin không nhất quán nên dẫn đến những bức xúc của phụ huynh khi vẫn phải tiếp tục đóng góp khoản thuê máy chiếu.
Giáo viên cấp 3 Marie Curie ở Sài Gòn ép phụ huynh đóng quỹ ít nhất 350 ngàn Hình ảnh phụ huynh cung cấp cho thấy, giáo viên chủ nhiệm khối 11 của trường trung học phổ thông Marie Curie ép phụ huynh đóng quỹ từ 350 ngàn đồng trở lên. Ngày 28/9, một phụ huynh có con hiện đang học lớp 11 của trường trung học phổ thông Marie Curie, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh về...