Phụ huynh băn khoăn chọn trường cho con vào lớp 1
Việc chọn trường cho con vào lớp 1 luôn là chủ đề “hot” mỗi mùa tuyển sinh, nhất là ở các thành phố lớn.
Niềm vui của học sinh lớp 1 tại TPHCM trong ngày tựu trường. Ảnh: Tuấn Anh
Những băn khoăn thường thấy là sự cân nhắc giữa trường công lập, tư thục, gần nhà hay gần chỗ làm, trường thường hay trường mô hình tiên tiến…
Muôn kiểu “săn”trường
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tuyển sinh đầu cấp được thực hiện theo hình thức phân tuyến, hộ khẩu thường trú ở phường nào, học sinh sẽ học trên địa bàn phường đó.
Đa phần phụ huynh chọn trường công lập gần nhà, tiện đưa đón, theo đúng tuyến. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau cũng có không ít gia đình “rối như tơ vò” khi lựa chọn.
Chị Nguyễn Hằng Nga, ngụ tại chung cư 4S Linh Đông, TP Thủ Đức (TPHCM) chia sẻ: Từ năm 2020, gia đình đã tìm hiểu trường tiểu học cho con gái vào lớp 1 năm học tới. Tuy nhiên, hiện chị vẫn chưa “chốt” phương án.
Vừa qua, chị Nga đăng kí danh sách cho con ở phường để có một suất học ở trường công nơi đang cư trú. “Trường công lập ở đây cũng ổn, học sinh được học 2 buổi/ngày nhưng tôi đang nghiêng về phương án cho con học ở trường tư thục tại khu đô thị mới ở TP Thủ Đức. Trường này riêng học phí là 155 triệu đồng/năm”.
Đắn đo tiền học khá cao nên chị tìm hiểu thêm một số trường tư thục khác ở địa bàn lân cận để đưa ra quyết định cuối cùng. Điều mà chị Nga hài lòng nhất ở ngôi trường tư nói trên có cơ sở vật chất rất tốt.
Tương tự như câu chuyện của chị Hằng Nga, việc con chuẩn bị vào lớp 1 khiến gia đình chị Minh Hạnh (ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM) đứng ngồi không yên từ năm trước tới năm nay. Chị Hạnh cho biết: Ở quận Tân Phú, áp lực về dân số kéo theo sĩ số học sinh đông, một số khối lớp ở các trường tiểu học vẫn phải học 1 buổi/ngày.
Video đang HOT
Theo phân tuyến, con chị sẽ vào Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm trên địa bàn quận, cách nhà 800 mét. Trường có khoảng 3.000 học sinh khiến chị lo lắng. “Nếu được học bán trú cũng rất đông, tôi cân nhắc cho con học trường tư thục. Tuy nhiên, học trường tư con phải di chuyển khoảng 8 km, nên vẫn đang đắn đo lựa chọn, chưa đưa ra quyết định cuối cùng”, chị Hạnh nói.
Với nhiều phụ huynh, dù nhà gần trường tiểu học công lập, nhưng vì e ngại… sĩ số đông, trường công ít hoạt động nên có tâm lý tìm trường tư thục cho con. Cũng có nhiều phụ huynh ở TPHCM, dù nhà ở quận này nhưng phải đưa con sang quận khác học để gần nơi làm việc của bố mẹ.
“Con tan học lúc 16 giờ 15 phút, phải thuê thêm người đưa rước, người trông con cho tới 6 giờ chiều mẹ mới đi làm về nên rất cực. Vì vậy, tôi tìm trường cho con học gần chỗ làm để tiện đưa đón. Dù sáng nào cũng phải đi xa tầm 10 km”, chị Hải Anh, ngụ tại quận Gò Vấp (TPHCM) cho hay.
Học sinh tiểu học tham gia hoạt động hè với hình thức các câu lạc bộ ở trường. Ảnh minh họa
Chọn trường cho con: Lưu ý điểm gì
Theo các nhà giáo, chuyên gia, việc chọn trường cho con vào lớp 1 tuỳ thuộc từng gia đình chứ không có “công thức chung”. Đa phần sẽ cho con vào trường gần nhà, tiện đưa đón, cũng có người cân nhắc giữa trường công và trường tư khi có điều kiện về tài chính. Trước lựa chọn này, họ đặt ra tiêu chí như cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên uy tín, chương trình học tích hợp…
Thầy Vương Sĩ Đức, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (quận Gò Vấp) chia sẻ: Tôi vẫn đưa ra lời khuyên với quý phụ huynh, hãy chọn ngôi trường gần nhà cho trẻ và không nên quá cầu kỳ.
Ở các thành phố lớn, giao thông là vấn đề nhức nhối, học gần nhà sẽ mất ít thời gian di chuyển trên đường, tiện đưa rước. Các con được ngủ đủ giấc, dậy ăn sáng và tới trường trong niềm vui, đó là điều ai cũng mong muốn.
Ngoài ra, theo thầy Đức, chất lượng các trường tiểu học không có sự chênh lệch nhiều. Đội ngũ giáo viên cũng được tập huấn, bồi dưỡng và đều chuyển mình cùng đổi mới giáo dục nên phụ huynh hãy yên tâm.
Cũng theo thầy Đức, ở lứa tuổi tiểu học, nhất là vào lớp 1, phụ huynh cần hướng dẫn con các kỹ năng, sẵn sàng tâm lý cho con chứ không phải chạy theo trường điểm, trường tiếng tăm… mà quên đi việc trang bị cho trẻ những điều cần thiết. Thầy Đức cho rằng: Quan trọng vẫn là “kiềng ba chân” nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Đồng quan điểm này, bà Phạm Thuý Hà, Phó trưởng Phòng GD&ĐT Quận 4 đưa ra lời khuyên: Phụ huynh nên chọn trường gần nhà để tiện đưa đón, an toàn khi di chuyển trên đường. Ngoài ra, giả sử nếu có vấn đề gì của con ở trường, cha mẹ hoặc người thân cũng sẽ có mặt nhanh nhất để xử lý.
“Trường công hay tư đều bám sát các yêu cầu về chuyên môn, giáo dục kỹ năng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ tiểu học vẫn cần không gian rộng để hoạt động. Nếu trường chật quá hoặc không có sân chơi sẽ hạn chế sự vận động thể chất của trẻ. Nhưng chọn trường tư phải phù hợp với điều kiện về tài chính, cân nhắc kỹ càng”, bà Thuý Hà nhấn mạnh.
Đối với trẻ lớp 1, bên cạnh việc chọn trường phụ huynh cần chuẩn bị kỹ cho trẻ về tâm lý khi thay đổi môi trường học tập. Cha mẹ có thể chở trẻ đi qua ngôi trường, giới thiệu, tạo sự thích thú cho con hoặc cùng con đi mua sắm đồ dùng học tập.
Ngoài ra, tập cho trẻ những kỹ năng cần thiết để phục vụ bản thân như tự xúc ăn, tự vệ sinh cá nhân, tập thói quen dậy sớm… Cho trẻ tập ăn những món ăn phổ biến, bởi một số trẻ vào lớp 1 nếu chỉ ăn thịt xay hay trứng chiên sẽ khó cho nhà trường và trẻ trong khi triển khai thực đơn cho hàng ngàn học sinh.
Liên quan đến việc chọn trường cho con, thầy Trịnh Đức (mạng lưới giáo viên tâm lý tại TPHCM) cho hay: Nhiều phụ huynh chọn trường cho con với câu “nghe nói trường đó trường điểm, tốt” chứ không hề tìm hiểu kĩ. Đôi khi, tốt với những đứa trẻ này nhưng chưa hẳn phù hợp với trẻ khác hay con bạn.
Điều quan trọng nhất với trẻ tiểu học vẫn là kỹ năng, không gian rộng thoáng để học tập, vui chơi và được an toàn. Vì vậy, trường gần nhà vẫn là ưu tiên cần được cân nhắc đầu tiên. Chuẩn bị cho trẻ kỹ năng, tâm lý để con sẵn sàng thích ứng với môi trường học tập mới cũng là điều cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Bà Thuý Hà khuyến cáo: Trẻ con không biết chọn trường, lựa chọn là do phụ huynh. Chính vì vậy, tạo tâm lý sẵn sàng, niềm hứng khởi cho trẻ khi ở môi trường mới là điều quan trọng hơn cả.
Mẹ stress vì chọn trường cho con vào lớp 1
Nhiều đồng nghiệp của tôi khuyên, chương trình lớp 1 hiện nay học khó, nếu không tích lũy kiến thức nền cho con trước thì vào lớp 1, không chỉ con khổ mà cả cha mẹ cũng khổ. Vợ chồng tôi đều cảm thấy stress khi phải chọn trường cho con.
Ảnh minh họa
Chị Thanh Tâm thân mến!
Cả tuần nay tôi bị stress nặng vì chuyện xin học cho con. Tuy mới cuối tháng 3, tôi cứ ngỡ rục rịch tìm trường dần cho con là phù hợp nhưng không phải vậy chị Thanh Tâm ạ. Những suất trái tuyến ở một số trường mà tôi định xin cho con vào học đều đã có chủ. Hiệu trưởng các trường đó đều trả lời tôi: "Khó lắm chị ạ, lớp giờ đã đông quá rồi!".
Với quan điểm "không dạy trước, học trước" như đứa đầu nên tôi cũng chưa tìm lớp tiền lớp 1 cho cháu thứ hai. Trong trí nhớ của tôi, việc xin học và học lớp 1 của con đầu khá nhẹ nhàng. Tuy con chỉ thuộc vài chữ cái nhưng vào lớp 1 con vẫn tự tin bắt nhịp cùng các bạn. Có lẽ bởi vậy mà vợ chồng tôi khá đủng đỉnh trong việc xin học cho đứa con thứ hai.
Từ khi thấy đồng nghiệp cùng phòng lo sốt vó tìm lớp tiền lớp 1 cho con, tôi mới bắt đầu có ý định đi xin học cho con mình. Tôi tham gia nhóm phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1. Thấy nhiều mẹ kêu ca việc dạy các con học lớp 1, tôi bắt đầu thấy lo lắng.
Con tôi đến nay bảng chữ cái còn chưa thuộc, cộng trừ trong phạm vi 5 còn nhẩm đi nhẩm lại, thành thử tôi cũng bị chột dạ. Hôm trước, cô giáo của con gọi cho tôi để trao đổi, tình hình tuần trước trường có tổ chức cho khối mẫu giáo lớn kiểm tra thử đầu vào lớp 1 nhưng con tôi không hợp tác. Con không làm bài. Vì vậy, cô trao đổi để tôi chú ý tới con hơn. Đến lúc này, tôi mới ngã ngửa, vì không biết gì nên con tôi thiếu tự tin và sợ hãi.
Trong công ty của tôi, những người có con sinh năm 2015 có 4 người. Tôi hỏi ra, trong 4 cháu sắp vào lớp 1 có 1 cháu đã học tiền lớp 1 được 1 năm, 2 cháu khác đã được học chữ từ trước Tết. Còn con tôi vẫn hồn nhiên chơi, chưa biết bảng chữ cái là gì.
Nhiều đồng nghiệp của tôi khuyên, chương trình lớp 1 hiện nay học khó, nếu không chuẩn bị tinh thần và tích lũy một chút kiến thức nền trước cho con thì vào lớp 1, không chỉ con khổ mà cả cha mẹ cũng khổ. Tôi thấy mới mẫu giáo, các bạn trong lớp con tôi đã thuộc hết mặt chữ cái, cộng trừ trong phạm vi 10.
Thanh Tâm thân, tôi thấy chương trình giáo dục của mình rất là kỳ, luôn chủ trương không dạy trước, học trước nhưng thực tế nếu vào lớp 1 mà chưa biết cơ bản về viết, về đọc sẽ khó theo được các bạn.
Trong khi, các chương trình của nước ngoài, mẫu giáo là chơi, việc chơi của con chính là một cách học. Nhưng tôi tham khảo, nếu cho con học trong các ngôi trường có chương trình học quốc tế như vậy, thông thường khó thi được vào đại học của Việt Nam, mặc dù chương trình học của nước ngoài rất đầy đủ và khoa học.
Vợ chồng tôi đang rất băn khoăn việc chọn trường công hay trường tư cho con, nếu học trường công thì nên học "trường làng" hay trường trái tuyến? Trường trái tuyến thì tôi có hỏi nhưng thời điểm này các suất trái tuyến đã gần hết. Còn cho con học trường tư thì chúng tôi lại lo việc học ít áp lực, cho chơi nhiều, sau muốn cho con vào trường công cũng không theo được...
Chị Thanh Tâm ạ, tôi cứ ngỡ mình là người có kinh nghiệm nhưng tới giờ, vợ chồng tôi phải tham khảo mọi thứ lại từ đầu. Mong chị cho tôi lời khuyên nhé!
Thạch Thảo (Hà Nội)
Con vào lớp 1: Tin rằng chọn hệ công là "không thương con", tôi quyết tâm tìm trường ra tấm ra món Một buổi sáng thức dậy đến công ty, tôi thấy mấy chị em mắt mũi thâm quầng. Hỏi là chạy việc căng lắm hay sao thì lắc đầu không phải, đêm qua cả nhà thức để 4 giờ sáng đến trường mua hồ sơ cho con vào lớp 1. Nghe đến đây, bao nhiêu kí ức của tôi lại dội về. Bằng giờ...