[Photo] Lớp dạy nhảy đặc biệt dành cho trẻ em tự kỷ ở Hà Nội
Lớp dạy nhảy dành cho các bạn nhỏ bị hội chứng tự kỷ thuộc chuỗi hoạt động của dự án phi lợi nhuận L’ âme do các bạn học sinh trường Marie Curie Hà Nội sáng lập.
Ngày 12/1, tại Trung tâm Hỗ trợ hòa nhập Hand in Hand (trực thuộc Hội Khuyến học Việt Nam) đã diễn ra lớp học nhảy đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Cô Nguyễn Quỳnh Hoa – Phó Giám Đốc Trung tâm cho biết Hand in Hand hiện có 6 giáo viên và 15 học viên đều là trẻ tự kỷ. Đối với giáo viên và học viên Hand in Hand, lớp học nhảy này thực sự là một điều đặc biệt mà mọi người đã mong đợi từ lâu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Anh Vũ Quang, người trực tiếp dạy nhảy cho các bạn nhỏ chia sẻ, đây là lần đầu anh dạy nhảy cho trẻ tự kỷ nên có rất nhiều cảm xúc. ‘Trước khi đến thì mình rất là căng thẳng vì chưa từng tiếp xúc với các bạn, chưa biết cách giao tiếp hay cư xử như thế nào cho đúng cách. Khi nhìn thấy các bạn thì thấy các bạn rất vui, vô tư, vui vẻ hơn cả mình nữa…’ (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Bạn Nguyễn Quang Minh (học sinh trường Marie Curie Hà Nội) – Chủ nhiệm Dự án L’ âme chia sẻ: ‘Bản thân em đã được trải nghiệm và tham gia rất nhiều môn nghệ thuật nhưng em nhận thấy rằng không phải ai cũng có cơ hội được tiếp xúc, vì vậy, em đã thành lập dự án này để giúp cho những bạn chưa từng tiếp xúc với nghệ thuật có cơ hội được trải nghiệm.’ (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Buổi học nhảy đặc biệt bắt đầu diễn ra với màn làm quen, chào hỏi giữa các bạn học sinh thuộc dự án L’ âme và học viên Trung tâm Hand in Hand. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Việc dạy nhảy cho các bạn nhỏ bị tự kỷ là một việc không hề dễ dàng đòi hỏi sự kiên nhẫn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Video đang HOT
Lớp học nhảy chỉ diễn ra trong khoảng 1 tiếng nên anh Quang và các bạn học sinh trường Marie Curie rất tích cực chỉ dẫn cho những bạn học viên Trung tâm Hand in Hand. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
‘Khi tiếp xúc và dạy nhảy cho các bạn, mình thấy các bạn tiếp thu cũng khá tốt, có bạn rất hào hứng với vũ đạo’ – anh Vũ Quang chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Dưới sự hướng dẫn của anh Vũ Quang, giáo viên nghệ thuật trường Marie Curie, mọi người dần hòa mình vào với giai điệu sôi động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Khi đã dần quen, các bạn học viên tỏ ra phấn khởi, tích cực làm theo lời hướng dẫn của thầy giáo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Không khí vui vẻ, tràn đầy năng lượng ở lớp học nhảy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
80% trẻ tự kỷ ở Trung tâm Hand in Hand không có khả năng nói, do vậy nhảy là bộ môn nghệ thuật thích hợp nhất để dạy cho các bạn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Cô Hoa cho biết, âm nhạc cũng là một phương pháp dạy trẻ tự kỷ nhưng cách truyền tải của giáo viên trong trung tâm khác nên các bạn học viên thường không hào hứng. Tuy nhiên, buổi học nhảy này đã thực sự hiệu quả. ‘Việc tìm kiếm một lớp dạy nhảy cho trẻ VIP cũng không phải là điều dễ dàng nên tôi mong dự án này sẽ được kết nối lâu dài hơn’. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Cô Hoa cũng chia sẻ thêm: ‘Thường thì các bạn tự kỷ phải mất rất nhiều thời gian để làm quen, nhưng hôm nay các em đều rất tích cực, chủ động học và giao lưu với các bạn học sinh khiến tôi cảm thấy rất bất ngờ.’ (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Sau khi cùng học nhảy, các bạn học sinh thuộc dự án L’ âme còn được tham gia trò chơi tập thể cùng các học viên Trung tâm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
Trong thời gian tới, sẽ còn rất nhiều lớp dạy nhảy như thế này nữa sẽ được các bạn trẻ dự án L’ âme triển khai để mang lại niềm vui cho những em nhỏ có hoàn cảnh không được may mắn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnamplus)
SGK tích hợp: Nhiều nỗi lo
Thời điểm này vẫn chưa có sách giáo khoa trong khi chương trình mới chỉ hơn 8 tháng nữa là triển khai nên rất gấp gáp
Trong năm học 2021 - 2022, chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018) chính thức được triển khai dạy đại trà đối với lớp 6.
Thách thức về đội ngũ giáo viên
Theo chương trình mới, học sinh lớp 6 sẽ học 12 môn học và hoạt động giáo dục gồm: toán, ngữ văn, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý, giáo dục công dân, tiếng Anh, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, mỹ thuật, âm nhạc, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.
Đây là năm đầu tiên 2 môn học tích hợp (khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý) được đưa vào giảng dạy. Môn khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề: vật lý, hóa học, sinh học; môn lịch sử và địa lý sẽ có 2 phân môn là lịch sử và địa lý. Nội dung của mỗi phân môn vừa có tính độc lập vừa soi sáng, hỗ trợ và tích hợp cao.
Do là năm đầu tiên nên không ít nỗi lo lắng về sách giáo khoa (SGK) cũng như đội ngũ giáo viên (GV) được đặt ra.
PGS-TS Mai Sỹ Tuấn - Trưởng Nhóm xây dựng chương trình môn khoa học tự nhiên - từng thừa nhận Việt Nam chưa có kinh nghiệm biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie (TP Hà Nội), cho hay khó hình dung về SGK lớp 6 các môn tích hợp vì kiến thức các môn học của bậc THCS bắt đầu có phần chuyên sâu nhưng khi đổi mới, các bài học được thiết kế tích hợp liên môn. Ông Khang cho biết bản thân cũng tò mò về cách các tác giả thể hiện trên SGK. Trên thực tế, nếu sách viết không tốt, không có thực nghiệm kỹ sẽ khó tránh khỏi ý kiến phản biện của xã hội. Đến thời điểm này, SGK chưa được phê duyệt, các bản mẫu chưa được đưa lên mạng để GV tiếp cận.
Một khó khăn nữa từng được PGS Mai Sỹ Tuấn đề cập là đội ngũ GV hiện nay được đào tạo và đã quen với cách dạy riêng rẽ từng môn học. Trong khi đó, cơ sở vật chất của nhiều trường phổ thông còn hạn chế dẫn đến hạn chế trong đổi mới phương pháp dạy học. Hình thức quản lý nhà trường, hoạt động chuyên môn của GV cũng đã quen với quản lý tách biệt 3 môn vật lý, hóa học, sinh học.
Từ năm học tới, kiến thức lịch sử và địa lý sẽ được tích hợp trong SGK Lịch sử và Địa lý
Theo kết quả nghiên cứu "Giải pháp giảng dạy tích hợp môn khoa học xã hội cho học sinh các trường THCS vùng Đông Nam Bộ" cho thấy có 53,9% GV được đào tạo sư phạm đơn môn và 46,1% đào tạo đa môn. Tuy nhiên, đa số GV dạy lịch sử hoặc địa lý riêng rẽ, chỉ có 15,8% GV giảng dạy đồng thời cả 2 môn.
Các nghiên cứu cho thấy GV các môn khoa học tự nhiên có khả năng dạy 2 môn vật lý - hóa học hoặc hóa học - sinh học dưới 30%, số GV có thể dạy đồng thời 3 môn hoặc 2 môn vật lý - sinh học rất ít. Trong khi đó, số GV lịch sử, địa lý có khả năng dạy cả 2 môn khoảng 16%.
Để giải quyết bài toán khó này, theo PGS-TS Mai Sỹ Tuấn, phải tập trung thay đổi nhận thức của GV, cán bộ quản lý về ý nghĩa của dạy học môn khoa học tự nhiên, vận dụng một số kỹ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học môn này.
Ông cũng cho biết nội dung các môn học khoa học tự nhiên được thiết kế theo từng mạch nội dung vật lý, hóa học, sinh học, giúp cho GV đang dạy từng môn có thể dạy các bài học với kiến thức được đào tạo của mình một cách thuận lợi. Với các chủ đề tích hợp (biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên...), nhà trường có thể lựa chọn GV có năng lực phù hợp nhất để phân công dạy.
Trong những năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, các trường cần bố trí GV trên nguyên tắc ai thuận lợi trong việc dạy nội dung nào thì bố trí dạy nội dung đó, bảo đảm tính thống nhất của môn học theo sự sắp xếp của các mạch nội dung, không tách riêng từng phần cho từng GV dạy riêng rẽ.
Giáo viên lo cấp tập và quá tải
Hiệu trưởng một trường THCS đóng tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho hay bà khá lo lắng khi thực hiện tích hợp các môn khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý. Thời điểm này vẫn chưa có SGK trong khi chương trình mới chỉ hơn 8 tháng nữa là triển khai nên rất gấp gáp. Khi SGK mới được phê duyệt, GV sẽ phải vừa nghiên cứu sách vừa tập huấn vừa dạy học trên lớp, như vậy quá cấp tập và quá tải.
Bà Đặng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt (TP Hà Nội), cho biết hiệu trưởng và GV cốt cán của trường đều đã đi tập huấn theo chương trình mới. Tuy nhiên, các trường cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. GV bộ môn trước đây dạy học riêng rẽ, nay phải ngồi lại với nhau để thảo luận từng bài để soạn bài và hỗ trợ nhau.
Xây dựng kế hoạch dạy học dài hơi
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng khi tích hợp kiến thức liên môn, GV các môn độc lập hiện nay sẽ vẫn dạy các phần độc lập, còn chủ đề chung sẽ do nhóm, tổ GV cùng thiết kế. Chủ đề nghiêng về môn nào thì do GV môn đó dạy, các GV khác hỗ trợ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường xây dựng kế hoạch dạy học không theo tiết của tất cả các môn từng tuần mà có thể xây dựng kế hoạch dạy học nhiều tuần. GV có thể dạy nhiều tiết theo mạch kiến thức của môn học hoặc phân môn, thuận lợi cho hoạt động trải nghiệm.
Người giáo viên đồng hành với trẻ tự kỷ Nhiều năm qua với tấm lòng yêu trường, mến trẻ, cô giáo Nguyễn Ngọc Hạnh, Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã giúp nhiều học sinh tự kỷ tiến bộ và hòa nhập với cộng đồng. Cô Nguyễn Ngọc Hạnh luôn kiên nhẫn chỉ dạy các em từ những việc đơn giản. (Ảnh do Ban Thi đua...