Phòng vô sinh, đừng quên vệ sinh đúng cách ngày “đèn đỏ”!
“Hầu hết phụ nữ coi thường việc chăm sóc cơ thể những ngày &’đèn đỏ’ nên hay mệt mỏi, cáu gắt và vô tình dẫn đến viêm nhiễm vùng kín, có thể khiến vô sinh”, ThS. BS. Lê Thế Vũ, Phó trưởng khoa Phụ sản và Nam giới, BV Phụ sản Hà Nội, cho biết.
Tuỳ thuộc vào chu kỳ mà thời gian hành kinh của từng chị em dài ngắn khác nhau, trung bình là từ 3-5 ngày.
Trong những ngày này, cơ thể rất nhạy cảm với thời tiết, dễ thay đổi về tâm lý, vì thế giữ sự cân bằng về tâm sinh lý cũng như vệ sinh vùng kín trong thời gian này cần được quan tâm.
Theo ThS. BS. Lê Thế Vũ, Phó trưởng khoa phụ sản và Nam giới, BV Phụ sản Hà Nội, vào những ngày “đèn đỏ”, cơ thể dễ bị lạnh, sức đề kháng giảm nên cần được giữ ấm để tránh bị cảm và tránh những kích ứng của môi trường làm tăng cảm giác đau và khó chịu ở phần bụng dưới.
Hạn chế gội đầu vì sẽ dễ gãy, rụng tóc, đau đầu vì những ngày này lỗ chân lông và chân tóc thường giãn nở ra, nước, hoá chất trong dầu gội có cơ hội thấm sâu vào da đầu.
Video đang HOT
Chị em cũng không nên tắm quá lâu vì thời gian này, tử cung “mở” hơn nên tắm ngâm mình sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong. Chị em chỉ nên xối nước từ trên xuống và rửa vùng kín để làm sạch cơ thể.
Việc sử dụng băng vệ sinh đúng cách rất quan trọng. Căn cứ theo lượng kinh nguyệt mà nên mua những loại băng vệ sinh mỏng-dày khác nhau, tránh dùng băng vệ sinh dạng nút. Thông thường ngày thứ hai và thứ ba của kỳ kinh, lượng dịch ra nhiều hơn nên cần thay băng sau từ 2-4 giờ. Không nên sử dụng một miếng băng từ sáng đến tối, dù khi băng vệ sinh chưa đầy dịch. Những ngày còn ít, có thể dùng băng vệ sinh loại hàng ngày.
Thêm vào đó, những ngày “đèn đỏ”, cơ thể yếu, tâm lý dễ bị kích động vì thế chị em nên tránh làm việc căng thẳng. Giữ chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, có thể tập những động tác thể dục nhẹ nhàng ngay cả trong lúc làm việc.
Dinh dưỡng trong thời gian “đèn đỏ”
Mỗi tháng một lần, kinh nguyệt sẽ “viếng thăm” các chị em. Đây là thời gian khó chịu của không ít phụ nữ. Một chế độ ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp chị em thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phái đẹp cũng cần phải biết chọn lựa thực phẩm mới mang lại hiệu quả.
Trái cây, rau, củ, quả là những loại thực phẩm lý tưởng trong suốt những ngày có kinh nguyệt, đặc biệt những loại trái cây ngọt có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác thèm đường.
Thêm vào đó, hãy bổ sung thêm cam, lê, dưa chuột, ngô và cà rốt vào chế độ ăn hàng ngày. Những loại củ, quả này sẽ giúp bạn giảm cơn thèm ăn và giảm mệt mỏi đáng kể.
Hạn chế tối đa lượng cafein, nước ngọt có ga sẽ giúp bạn làm giảm cảm giác đầy hơi và làm dịu dạ dày đang rất dễ bị kích thích. “Caffeine có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm bạn có cảm giác đầy bụng hơn”, PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết.
Mặc dù muối là rất quan trọng đối với sức khỏe tuy nhiên nếu bạn lạm dụng nó sẽ gây chứng đầy hơi, tích nước. Cách tốt nhất để kiếm soát lượng muối vào cơ thể là tránh các thực phẩm chế biến nhanh và đồ ăn sẵn.
Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể giữ được nước và làm giảm triệu chứng đầy hơi. Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì sự cân bằng hormone và duy trì chức năng thải độc của gan và thận. Các cơ quan này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ estrogen thừa ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm giàu ma-giê như đậu, đậu phụ và đậu phộng được cho là có tác dụng làm giảm sưng ở phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt.
Không nên bỏ qua các loại vitamin trong suốt thời kỳ &’đèn đỏ’. Vitamin E sẽ giúp bạn loại bỏ một số triệu chứng khó chịu của tiền kinh nguyệt. Vitamin B6 (có trong khoai tây, chuối, bột yến mạch) có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi và cải thiện tâm trạng còn vitamin C (bưởi, chanh) và kẽm (hạt bí ngô) có công dụng hỗ trợ sức khỏe sinh sản.
Thanh Huyền
Theo Dân trí
9 tác hại khi trẻ thiếu ngủ
Những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài học ở trường hoặc tập trung vào nhiệm vụ của mình thường bị hiểu sai là do mắc rối loạn tăng động và rối loạn sự tập trung (ADHD).
Nhưng thực sự nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy nhiều trẻ khó tập trung do thiếu thời gian nghỉ ngơi hoặc ngủ. Các bậc cha mẹ thường không nhận ra điều này.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến cả gia đình. Trẻ em ở tuổi đi học cần ngủ ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày. Bài tập ở nhà, hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động sau giờ học, xem TV, máy tính, trò chơi video và sự bận rộn của cha mẹ có thể góp phần khiến trẻ thiếu ngủ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tác động của việc trẻ thiếu ngủ có thể khiến chúng dễ dàng mệt mỏi vào ban ngày, khó khăn trong việc tập trung, dễ nổi cáu và thất vọng, và khó điều chỉnh cảm xúc. Và sau đây là một loạt các hậu quả gây ra cho trẻ do việc thiếu ngủ:
1. Ngủ trong lớp. Đây là một phản ứng tự nhiên là nếu một đứa trẻ ngủ ít vào ban đêm, hệ quả là sẽ ngủ trong lớp học ngày hôm sau. Điều này khiến trẻ bị thiếu thông tin bài học do giáo viên đưa ra. Trẻ em sẽ không tỉnh táo và đủ năng lượng trong cả ngày.
2. Thiếu tập trung. Thiếu ngủ sẽ gây ra mệt mỏi ở trẻ em và trẻ không thể tập trung tốt vào bài học quan trọng.
3. Gắt gỏng. Thiếu ngủ có thể gây khó chịu hoặc hành vi của trẻ em có xu hướng hiếu động, gây khó khăn cho việc học ở trường.
4. Giảm chỉ số IQ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng người bị mất ngủ thì trí thông minh bị giảm sút. Họ cũng có thể có điểm số điểm thấp hơn ở trường học và có thể không thể phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Các chuyên gia cho rằng giấc ngủ có thể bảo vệ bộ nhớ khỏi chứng rối loạn bộ nhớ. Trẻ càng ngủ nhanh sau khi học thi, càng có nhiều khả năng nhớ bài khi đi thi.
5. Vấn đề cảm xúc. Thiếu ngủ có thể làm tăng các hormone cortisol gây căng thẳng. Kết quả có thể xảy ra các vấn đề liên quan đến trầm cảm và lo âu. Điều này có thể làm cho trẻ cảm thấy buồn, giận dữ, mệt mỏi, lo lắng và thậm chí sinh bệnh. Bởi vì chỉ là một đứa trẻ, nên rất khó để trẻ có thể biết làm thế nào để xử lý các cảm xúc tiêu cực. Trẻ em chỉ có thể khóc, mất hy vọng và sự tự tin.
6. Vấn đề cân nặng. Một nghiên cứu của Trường Y tế Johns Hopkins Bloomberg phát hiện ra rằng thiếu ngủ có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em. Được biết, cứ mỗi giờ ngủ thêm ở trẻ em, nguy cơ thừa trọng lượng giảm 9%. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 92% trẻ em thiếu ngủ nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành hơn những người ngủ đủ giấc.
7. Khó suy nghĩ một cách logic. Thiếu ngủ dẫn đến kiệt sức và có thể giết chết khả năng suy nghĩ một cách hợp lý. Suy nghĩ tích cực rất quan trọng đối với một đứa trẻ có thể suy nghĩ một cách logic. Tất cả những bài học trẻ em học ở trường có thể bị lãng quên do thiếu ngủ.
8. Mầm mống gây ADHD. Một nghiên cứu được Đại học Michigan tiến hành được công bố trên tạp chí Nhi khoa phát hiện ra rằng ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ và rối loạn giấc ngủ góp phần gây chứng ADHD ở trẻ em. Phụ huynh của trẻ em bị chứng này thường đánh giá của con em họ yếu và hay có cảm giác bồn chồn trong giấc ngủ. Thậm chí trong một số trường hợp, những trẻ em này thường xuyên thức dậy vào ban đêm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
9. Bệnh tiểu đường. Đây là một tác động bất lợi của tình trạng thiếu ngủ ở trẻ em. Mất ngủ ở trẻ em ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, ngủ thiếu hai giờ mỗi đêm trong một tuần có thể tăng khả năng kháng insulin, do đó tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Nguy cơ béo phì do thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 sau này.
Theo VTC
10 cách để 'phản công' stress Stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây ra nhiều căn bệnh về tâm thần kinh (như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...); bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu...