Phóng viên CNN, Reuters hào hứng thưởng thức bánh mì, chả cá Hà Nội
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, phóng viên quốc tế từ các trang báo, hãng thông tấn nổi tiếng trên thế giới tranh thủ thời gian thưởng thức ẩm thực Việt ở Hà Nội.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều sẽ diễn ra trong 2 ngày 27-28/2 tới tại Hà Nội. Trước đó, các phóng viên quốc tế đã có mặt ở Việt Nam trước một tuần để khai thác những thông tin trước thềm sự kiện. Bên cạnh công việc tác nghiệp, các phóng viên cũng hào hứng chia sẻ sự vui mừng khi được thưởng thức ẩm thực Việt.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều phóng viên đã đăng tải hình ảnh trải nghiệm các món ăn Việt quen thuộc. Nhóm phóng viên đến từ hãng thông tấn Reuters đã cập nhật hình ảnh cả đoàn check-in trước một tiệm bánh mì bình dân ở Hà Nội.
Hyonhee Shin, phóng viên của hãng Reuters, đăng tải hình ảnh cô cùng các đồng nghiệp thưởng thức bánh mì trên phố Hàn Thuyên kèm dòng trạng thái: “Rủ nhau thưởng thức món bánh mì ngon nhất Hà Nội”.
Nhóm phóng viên Reuters chẹck-in tại một của hàng bánh mì nhỏ trên phố Hàn Thuyên. Ảnh: Hyonhee Shin.
Mai Nguyễn, phóng viên Reuters thường trú tại Việt Nam cũng bày tỏ cảm xúc hào hứng trên Twitter khi sắp được thưởng thức những món ngon của Việt Nam khi tác nghiệp tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều: “Chủ tịch UBND TP Hà Nội khiến chúng tôi tò mò, háo hức khi thông báo các phóng viên sẽ được phục vụ cà phê trứng, thức uống đặc trưng ở Hà Nội. Chưa hết, tất cả những món ăn phục vụ trong sự kiện lần này đều do các nghệ nhân ẩm thực hàng đầu chế biến”.
Trước đó, phóng viên này cũng đăng tải một dòng trạng thái tiết lộ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các nhân viên hậu cần phục vụ phóng viên tác nghiệp các món như phở, nem, xôi khúc… để qua đó quảng bá ẩm thực Việt Nam.
Mai Nguyễn bày tỏ sự hào hứng khi sắp được thưởng thức những món ăn truyền thống Việt. Ảnh: Mai Nguyen.
Ngoài ra, phóng viên Josh Berlinger ( CNN) cũng đăng tải bức ảnh bắt mắt về món chả cá mà anh đã thưởng thức khi tới Hà Nội. Anh không quên kèm theo dòng chú thích về món ăn: “Món cá rán nghệ độc đáo ở Hà Nội, có một con đường trong thành phố được đặt tên theo món ăn này”.
Món chả cá gây ấn tượng với phóng viên CNN. Ảnh: Josh Berlinger.
Video đang HOT
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, tuy các công việc chuẩn bị cho việc tác nghiệp trước và trong sự kiện diễn ra bận rộn và gấp rút, các phóng viên quốc tế không quên thưởng thức văn hóa và ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Tổng cục Du lịch và các công ty lữ hành đã phối hợp lên kế hoạch đưa phóng viên quốc tế tác nghiệp tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tham quan miễn phí Hà Nội, Hạ Long… nhằm quảng bá Du lịch Việt trong thời điểm này.
Theo Zing
Việt Nam có những món ăn vốn được người Pháp đưa vào nhưng lại có biến tấu được yêu thích hơn cả "bản gốc"
Vốn là những món ăn gốc Pháp, nhưng phiên bản Việt lại khiến người ta yêu thích hơn rất nhiều, có món còn nổi tiếng thế giới đến mức "lu mờ" bản gốc.
Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử sâu sắc, là nền văn hoá đa dạng được đúc kết từ năm tháng lâu dài và nền ẩm thực là một tấm gương phản chiếu điều này rõ ràng nhất. Nước ta có một mảng ẩm thực được truyền cảm hứng từ văn hoá Pháp vào thời kì Pháp thuộc trong những năm 1880, và cũng như Nhật Bản cùng nhiều nước khác, những món ăn ngoại quốc này đã được thêm thắt vào bản sắc dân tộc, khiến chúng trở nên độc nhất vô nhị và "cộp mác" bản xứ. Thậm chí có những món đã vang danh thế giới, trong khi "thuỷ tổ" của chúng thì không nổi tiếng bằng. Hãy cùng điểm qua các món ăn đặc biệt ấy nhé!
Bánh mì
Bánh mì là một trong những món ăn gốc Pháp nổi tiếng nhất, không chỉ với người dân trong nước mà còn đối với du khách nước ngoài. Từ khi bánh mì Hội An được đưa vào danh sách những món ăn ngon nhất thế giới, và từ điển Oxford phải thêm định nghĩa "banh mi" thì có thể thấy, món ăn này đã hoàn toàn thuộc về Việt Nam, làm lu mờ đi phần nào xuất xứ của nó. Khi nhắc đến bánh mì ở hiện tại, người nước ngoài sẽ nói rõ ràng là "bánh mì Việt Nam", hoặc gọi thẳng luôn là "bánh mì" chứ không dùng từ tương đương như "Vietnamese sandwich" hay "Vietnamese bread".
Đây là một điều đặc biệt bởi trước khi người Pháp đến thì gần như không có tài liệu nào nói đến bánh mì hoặc loại bánh tương tự như bánh mì. Bánh mì Pháp có đặc điểm giòn, dài (gọi là baguette), khác với các chủng loại bánh mì khác trên thế giới, và Việt Nam đã thành công biến món bánh này thành một phiên bản đặc sắc của riêng mình chỉ với một chút chấm phá.
Cà phê
Người Pháp bắt đầu uống cà phê vào những năm 1600, nghĩa là văn hoá cà phê của họ đã đi trước Việt Nam gần... 200 năm trước khi thức uống này được mang vào lãnh thổ nước ta năm 1884. Ấy vậy mà sau khi người Pháp rời đi, thức uống này vẫn ở lại với ta đến tận bây giờ và phát triển thành một trong những nét văn hoá ẩm thực độc đáo và nổi tiếng nhất trên thế giới. Thậm chí, dù trước đó chưa trồng cà phê, nhưng Việt Nam lại có thổ nhưỡng hoàn toàn thích hợp để trồng loại cây này, đến mức Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều nhất.
Văn hoá cà phê Việt Nam phát triển nhiều đến mức thức uống này được bán mọi nơi và được già trẻ lớn bé yêu thích. Bạn có thể nhâm nhi một li cà phê trong nhà hàng sang trọng hoặc trong một hàng quán nhỏ ven đường chỉ vỏn vẹn một chiếc bàn và vài cái ghế nhựa. Người lớn có thể uống cà phê đen không đường, còn trẻ con thì có thể uống "bạc sỉu", nhiều sữa ít cà phê. Mặ khác, cà phê Việt Nam còn có nhiều phiên bản độc đáo nổi tiếng không nơi nào sánh được như cà phê trứng, cà phê vợt, cà phê cốt dừa...
Sữa chua
Sữa chua, hay còn gọi là "da ua" ở Việt Nam rất khác so với sữa chua phương Tây. Theo như trang Washinton's Top News thì da ua được người Pháp mang vào Việt Nam từ những năm 1884, tuy nhiên do thiếu thốn sữa tươi nên người Việt Nam đã dùng sữa đặc đóng hộp thay thế - đây cũng đồng thời là điểm khiến da ua khác với sữa chua phương Tây. Chính vì điều này mà da ua của chúng ta có vị ngọt và béo đậm hơn những loại khác.
Thậm chí, người nước ngoài cũng phải phân biệt sữa chua Việt Nam với phiên bản phương Tây, bằng chứng là nhiều trang web nấu ăn phải có riêng công thức gọi là "Vietnamese yogurt" để phân biệt. Chỉ cần gõ từ khoá này vào các công cụ tìm kiếm cũng có thể tìm được vô số các công thức làm món này trên các trang nước ngoài.
Bánh flan
Ở Pháp, món bánh này có tên là crème caramel. Caramel kiểu Pháp được làm từ trứng, đường, sữa, cũng không quá khác với phiên bản Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có bánh flan ở Việt Nam mới được ăn cùng với cà phê đen.
Đến từ quê hương Pháp, món bánh này vốn là một phiên bản béo ngậy, ăn kèm với kem tươi hoặc sốt caramel. Tuy nhiên người Việt Nam với khẩu vị thanh đạm và nguyên tắc nấu ăn với sự đa dạng trong hương vị đã thay thế các loại sốt ăn kèm truyền thống của Pháp bằng cà phê đen, mang lại vị đắng nhẹ nhưng thanh. Mặt khác, nhiều vùng còn thêm vào nước cốt dừa khiến bánh có hương vị đặc trưng khác với phiên bản Pháp. Món bánh này phổ biến và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em. Hiện tại, bánh flan có nhiều phiên bản đếm không xuể như flan nước cốt dừa, flan lá dứa, flan rau câu... So với phiên bản Pháp thì chỉ có đa dạng hơn chứ không kém chút nào.
Theo Trí Thức Trẻ
Những món ăn bình dân Việt được các lãnh đạo nước ngoài yêu thích Trà đá, bánh mì, bún chả hay phở bò là những món ăn dân dã được nhiều lãnh đạo nước ngoài như Hoàng tử Anh, tổng thống Mỹ, thủ tướng Australia thưởng thức khi sang Việt Nam. Giới trẻ gợi ý ông Trump ăn kem hồ Tây, uống trà đá khi tới Hà Nội Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn...