Phòng trọ chờ… sinh viên
Sắp tới đây, khi sinh viên trở lại thành phố để học trực tiếp, nhu cầu thuê phòng trọ sẽ sôi động. Vậy những địa điểm, giá cả phòng trọ hiện nay ra sao?
Từ phòng trọ giá rẻ…
Làng ĐH Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường ĐH lớn và số lượng sinh viên (SV) đến học tập đông đảo. Do đó, ngoài ký túc xá SV, nhu cầu nhà trọ, phòng trọ tại đây rất lớn. Ở đây, phòng trọ hầu như “phủ sóng” xung quanh các trường ĐH.
Theo khảo sát của chúng tôi, các phòng trọ này hiện đa phần là phòng trống, sàn gạch, mái tôn, các phòng riêng biệt, giá cho thuê từ 1 – 1,4 triệu đồng/phòng, chưa tính điện nước. Từ khi SV tạm nghỉ học do dịch đến nay, các phòng trọ ở đây trống rất nhiều, chỉ còn phần nhỏ SV bám trụ ở lại thành phố. Thuê trọ ở đây, SV có thể đi bộ đến trường.
Một khu nhà trọ bình dân ở Q.8, TP.HCM – PHẠM HỮU
Theo Nguyễn Thị Ngọc Duyên, SV Trường ĐH Nông Lâm, thuê phòng trọ ở khu làng ĐH có nhiều thuận tiện nhưng cũng có một số bất tiện. Thuận tiện là giá thuê phòng rẻ, có thể rủ thêm bạn bè ở ghép để chia tiền phòng. Thường Duyên ở chung với 1 người bạn nữ nên tiền phòng mỗi tháng chỉ trả trên dưới 750.000 đồng. Ở trọ tại đây Duyên không mất nhiều thời gian để đến trường. Tuy nhiên, điều bất tiện là an ninh không được đảm bảo, dễ xảy ra tình trạng trộm cắp, phòng cũ, nước máy bẩn và điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Đặng Lan Vy, SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đang ở thuê trọ trên đường Bùi Đình Túy, Q.Bình Thạnh, cho biết vừa mới thuê chỗ ở theo kiểu ký túc xá cách đây vài hôm. Cô cho rằng thuê theo hình thức này tiết kiệm hơn là thuê cả phòng trọ. Mỗi người sẽ được cấp 1 giường ngủ, tủ đựng quần áo, có bếp và phòng ăn. Thế nhưng theo Vy thuê ở dạng ký túc xá này cũng có bất tiện là phải ở chung với người lạ và không được lựa chọn người ở cùng. Người đến thuê phải thực hiện đúng nội quy như đi về trước 23 giờ, quy định về nấu ăn, không tụ tập ăn nhậu trong phòng.
Phòng trọ hiện nay đa phần đều trang bị nhiều tiện nghi
… đến đầy đủ tiện nghi như căn hộ
Video đang HOT
Tại những con hẻm trên đường Bạch Đằng, Bùi Đình Túy, Nguyễn Gia Trí (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), có rất nhiều nơi cho thuê phòng trọ giá từ thấp đến cao. Nơi đây cũng được nhiều SV lựa chọn vì gần các trường ĐH lớn như: Giao thông vận tải, Công nghệ, Ngoại thương… và các tuyến xe buýt nối với làng ĐH Thủ Đức hoặc bến xe Miền Đông và Miền Tây.
Đa phần các phòng cho thuê có gác lửng, bếp, nhà vệ sinh trong phòng, tiện lợi cho SV ở theo nhóm từ 2 – 3 người. Những nhà trọ này quy định khá thoải mái, không ở chung với chủ, có lối đi riêng, giờ giấc tự do và có chỗ để xe máy. Khu vực trọ này khá thuận tiện khi di chuyển đến các trường ĐH tại các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, 1, 3 và TP.Thủ Đức. Giá phòng ở đây dao động từ 3 – 4 triệu đồng/tháng với diện tích khoảng 15 – 20 m2 (chưa tính điện nước).
Bùi Hoàng Long (24 tuổi), đang ở trọ tại hẻm 69 Nguyễn Gia Trí, Q.Bình Thạnh, cho biết không khó để tìm phòng trọ trong thời điểm này. Chỉ cần đi dạo quanh các con hẻm ở Q.Bình Thạnh là có thể tìm được phòng trọ ưng ý.
“Tôi vừa tìm thuê được phòng trọ mới ở hẻm đường Nguyễn Gia Trí. Giá 4 triệu đồng/phòng 20 m 2 dành cho 3 người. Tính ra mỗi người chỉ trả hơn 1,5 triệu đồng/tháng, bao gồm điện nước. Phòng ở rất thoải mái, có tủ, bàn, giường nệm, ban công, lối đi riêng, còn được sử dụng bếp, sân thượng chung với mọi người. Ngoài ra tôi chọn vị trí này vì xung quanh có nhiều dịch vụ ăn uống, chợ và rất thuận tiện cho việc đi lại”, Long chia sẻ.
Cũng theo khảo sát của chúng tôi, đang có rất nhiều phòng trọ cao cấp hơn ở các quận 1, 3, Phú Nhuận, Tân Bình còn trống. Nơi đây đa phần các phòng thiết kế theo kiểu căn hộ với đầy đủ tiện nghi như: máy lạnh, máy nước nóng, tủ quần áo, tủ lạnh… với diện tích sử dụng trên dưới 20 m2; khu vực an ninh, có bảo vệ, bãi xe rộng, giá phòng dao động từ 3 – 5 triệu đồng/phòng. Tuy nhiên, những nơi này thường xa các trường ĐH lớn, SV thuê phải sử dụng xe máy mới dễ dàng di chuyển đến nơi học.
Lao động, sinh viên ngóng gói hỗ trợ 500.000 đồng
Chỉ trong hai ngày, một tổ dân phố ở quận Nam Từ Liêm nhận được gần 1.000 đơn đăng ký hưởng chính sách hỗ trợ 500.000 đồng của thành phố.
Chiều 13/9, nhiều người dân ở tổ dân phố 1, phường Phú Đô ( quận Nam Từ Liêm ) đổ về nhà văn hóa khu phố nộp đơn đăng ký.
Theo quyết định của Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, sinh viên khó khăn, lao động mất việc, dừng việc chưa đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 hoặc nhóm đặc thù của thành phố sẽ nhận được 500.000 đồng. Chính sách không phân biệt người có hộ khẩu hay chưa làm đăng ký tạm trú. Đây được coi là thêm lưới an sinh để không bỏ sót người khó khăn, nhất là nhóm lao động tự do mất việc.
Trong số những người nộp đơn sớm nhất, anh Bùi Văn Minh cẩn thận điền đủ thông tin vào tờ giấy A4 trước khi rời khỏi sân nhà văn hóa.
Minh quê Thái Bình, học hết lớp 9 rồi lên Hà Nội học nghề sơn xe máy cũ trong các cửa hàng. Tháng đều việc, anh kiếm được 5 - 6 triệu đồng, đủ ăn. Cứ ba tháng một lần, Minh dồn tiền gửi về quê chăm cha khuyết tật và người mẹ đã ngoài 60 tuổi. Cũng như hàng triệu lao động tự do ở thủ đô, Minh không thể đi làm, không còn thu nhập từ sáng 24/7, khi Hà Nội cách ly xã hội.
Thực tế từ trước đó, công việc ở tiệm sửa xe đã không đều và thu nhập của Minh bị sụt giảm. Song vì quen tích cóp, cậu để dành vài triệu bạc phòng thân, tính hai tuần hết cách ly xã hội sẽ quay lại ngay với công việc. Nhưng điều Minh không ngờ tới, là Hà Nội "gia hạn" Chỉ thị 16 tới ba lần, kéo dài tổng cộng gần hai tháng.
Cuối tháng trước, Minh bị sốt xuất huyết, nôn ra máu phải nhập viện. Cậu vét 3 triệu đồng tiết kiệm để trả tiền xét nghiệm Covid-19, thuê xe cấp cứu, tiền thuốc men..., và vay thêm người bạn một khoản để mua thức ăn, cầm cự qua ngày. Minh chỉ ra ngoài một lần để nhận gạo hỗ trợ từ tổ dân phố, còn lại hết sức tránh nơi đông người, sợ lây nhiễm. Hai tháng tiền phòng, tổng cộng 1,6 triệu chưa tính điện nước, cậu vẫn khất chưa đóng, cũng may chủ nhà chưa đòi.
"Nếu được hỗ trợ 500.000 đồng, tôi cầm cự thêm khoảng một tuần, chờ hết giãn cách rồi đi làm lại, kiếm tiền trả nhà trọ, trả nợ", Minh tính. Hôm nghe tivi nói có gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng với lao động tự do, anh cũng thử đăng ký, nhưng không có đăng ký tạm trú và qua quá trình xét duyệt hồ sơ phức tạp nên từ bỏ ý định.
Bùi Văn Minh, lao động tự do đã dừng việc gần hai tháng nay. Ảnh: Phạm Chiểu
Cũng thuê nhà trọ ở tổ dân phố 1, phường Phú Đô, cuộc sống hơn 50 ngày ở yên trong nhà của hai cô sinh viên Đinh Thị Huế, Đinh Thị Thùy Linh chưa đến mức thiếu đói. Cả hai quê Ninh Bình, cùng trường cao đẳng và đều kẹt lại Hà Nội từ cuối tháng 7. Khi dịch bùng phát, Huế đã xin nghỉ bán hàng trong siêu thị với thu nhập hơn 4 triệu mỗi tháng, vì sợ tiếp xúc nhiều dễ lây nhiễm. Cô gái 20 tuổi sau một thời gian dài tự túc tiền trọ học, đã phải gọi về quê xin bố mẹ tiếp tế.
Gần hai tháng qua, họ hạn chế ra ngoài, nhường nhu yếu phẩm được hỗ trợ cho người cần thiết hơn khi vẫn tạm đủ đồ ăn. Nhưng tiền phòng hơn 2 triệu đồng sau khi đã được giảm bớt vẫn là một khoản lớn. Nhận tin nhắn của chủ nhà thông báo có chính sách hỗ trợ 500.000 đồng, Huế rủ bạn làm đơn đăng ký ngay. Cả hai hy vọng có thể trả được một nửa tiền trọ một tháng, hoặc mua thêm thức ăn, cầm cự đến 21/9.
Ông Nguyễn Hữu Thái, Tổ trưởng dân phố 1, phường Phú Đô và ông Nguyễn Văn Phương, Tổ phó , ôm hai xấp đơn, kê ghế ngồi ở góc sân nhà văn hóa. Tập đơn in sẵn ở phường, có đóng dấu đỏ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Ông Thái chọn nhận đơn lúc 14h ngày 13/9, cùng thời điểm phường tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, để người lao động chưa biết có thể kê khai thông tin, tránh "lọt lưới an sinh".
Sau hơn một tiếng, xấp đơn đăng ký nhận 500.000 đồng trên tay ông Thái dày thêm, còn chồng đơn trắng trên tay ông Phương đã vơi đi quá nửa.
Sinh viên, người lao động thuê trọ ở Tổ dân phố 1, phường Phú Đô nhận đơn đăng ký hỗ trợ 500.000 đồng, chiều 13/9. Ảnh: Phạm Chiểu
Phú Đô nổi tiếng với nghề làm bún cũng là nơi có mật độ dân số dày đặc, nhiều khu trọ của sinh viên, người lao động tự do buôn bán. Ông Thái quản lý tổ dân phố khoảng 3.000 nhân khẩu và hơn 1.000 trong đó là người thuê trọ.
Ngay sau khi có công văn từ Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, ông thông báo trên các nhóm của tổ dân phố để người lao động biết và các chủ trọ báo tin cho khách thuê. Hai ngày qua, Tổ dân phố 1 nhận được gần 1.000 đơn đăng ký, xấp xỉ số người thuê trọ trên địa bàn. Hơn 600 đơn trong đó là lao động tự do, 200 sinh viên các trường bị kẹt lại.
Tay liên tục nhận hồ sơ hỗ trợ lẫn bổ sung danh sách đăng ký tiêm vaccine, ông Thái khàn giọng khi nhắc người dân đứng xa để giữ khoảng cách. Qua lớp khẩu trang, ông cố gắng nói to, giải thích cho người dân một số thắc mắc về hỗ trợ.
Ông Thái cho rằng, số tiền 500.000 đồng có thể không lớn, nhưng khoản này sẽ đến tay được nhiều người hơn. Bởi chính sách không yêu cầu tạm trú - thủ tục mà nhiều lao động tự do không đáp ứng được. Tổ trưởng dân phố dẫn chứng thêm, với chính sách hỗ trợ lao động tự do của Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng), Tổ dân phố 1 mới có 50 hồ sơ được duyệt trong số 100 hồ sơ nộp lên. Quy định yêu cầu lao động phải có đăng ký tạm trú, nên diện được hỗ trợ sẽ bị thu hẹp lại.
Ông Thái tiếp nhận hàng trăm đơn đăng ký nhận hỗ trợ chỉ sau khoảng một giờ đồng hồ, chiều 13/9. Ảnh: Phạm Chiểu
Chiều cùng ngày, trong lán trọ ở phường Phú La, (quận Hà Đông), anh Nguyễn Việt Dũng, Trưởng ban an toàn thi công một dự án xây dựng, cũng vừa hướng dẫn cho công nhân làm đơn đăng ký hỗ trợ. Sau cánh cổng tôn đóng kín, gần 200 lao động công trình phải dừng việc ngót hai tháng nay. Họ phần lớn là trai tráng đến từ một số tỉnh miền Bắc và miền Trung. Vài gia đình trong đó có trẻ nhỏ, người già.
Nhờ sự kết nối của chính quyền, mỗi ngày lán nhận được 200 suất cơm trong hai tuần cách ly xã hội đầu tiên. Những ngày sau đó, quản lý công trường mỗi người góp một ít cho tiền mua thịt, rau; các đoàn thể hỗ trợ thêm nhu yếu phẩm như gạo, mì cho công nhân. Song duy trì ăn uống, sinh hoạt những ngày không kiếm ra tiền, theo anh Dũng là một áp lực lớn, khi các nguồn "tiếp tế" đều đã gần cạn và cũng không thể xin mãi. Công nhân phần lớn cũng là thanh niên sức dài vai rộng, chỉ mong được đi làm chứ không muốn nhận hỗ trợ mãi, song không còn cách nào khác khi Chỉ thị 16 kéo dài.
"Chỉ mong lần này anh em được hỗ trợ, có thêm đồng ra đồng vào mua thức ăn, chờ đến ngày thành phố nới lỏng giãn cách để trở lại đi làm", anh nói.
Tại quận Hà Đông, đến sáng 14/9, phường Phú La xét duyệt được hơn 180 đơn đăng ký hỗ trợ, chuyển lên Mặt trận Tổ quốc quận. Ông Đặng Ngọc Hoan, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Phú La, cho biết 12 tổ dân phố nhận được hàng trăm đơn, song không phải hỗ trợ toàn bộ mà sẽ qua xét duyệt của phường. Quá trình xét duyệt có sự xác minh của tổ dân phố, cảnh sát khu vực. Hồ sơ xong đến đâu, phường chuyển luôn lên quận từng ngày theo hình thức cuốn chiếu để tiền nhanh đến tay người dân.
"Một số hồ sơ bị loại do thiếu, sai hoặc thông tin mù mờ. Những đơn này chúng tôi trả về tổ dân phố, yêu cầu bổ sung thông tin, nêu hoàn cảnh khó khăn cụ thể", ông Hoan nói.
Đợt này, các đơn đăng ký chủ yếu là thợ xây công trình, thợ hàn, thợ làm thạch cao, sinh viên thuê trọ. Phường ưu tiên xét duyệt nhóm này vì họ gặp nhiều khó khăn sau gần hai tháng giãn cách xã hội.
Ông Hoan nói thêm, dù thành phố đề nghị trong ngày 14/9 rà soát xong để chuyển hồ sơ lên, song phường vẫn tiếp nhận đơn đăng ký của người lao động đến hết 20/9, trước thời điểm thành phố dự kiến kết thúc cách ly xã hội. Theo ông, các tổ dân phố dù cố gắng tiếp nhận đăng ký hỗ trợ, song đều quá tải vì nhiều việc, từ tiêm vaccine, test Covid-19, trực chốt chống dịch. Cấp cơ sở đều mong muốn thành phố nới lỏng thời gian tiếp nhận hồ sơ để tổ dân phố rà soát thêm, người lao động cũng có đủ thời gian đăng ký nhận trợ cấp.
Chính sách hỗ trợ 500.000 đồng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội dành cho lao động bị dừng việc, mất việc làm trong thời gian Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16, tính từ ngày 24/7 đến hết giãn cách xã hội; sinh viên thuê trọ khó khăn; người nước ngoài có nhu cầu được hỗ trợ.
Các nhóm trên liên hệ tổ trưởng dân phố hoặc làm đơn theo mẫu, có đóng dấu của Ủy ban MTTQ xã, phường. Cấp này tổng hợp rồi gửi lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thị xã trong ngày 14/9. Mặt trận cấp thành phố căn cứ đề nghị để chuyển kinh phí về. Nguồn hỗ trợ trích từ Quỹ phòng chống Covid-19 của Hà Nội.
Sau 7 năm tạm dừng, vì sao Bộ lại cho phép cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm? Sau 7 năm tạm dừng, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục cho phép sinh viên ngoài sư phạm có thể được trở thành giáo viên. Ngày 5/4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên...