Phòng tránh xuất huyết não
Những cơn đau đầu không hề đơn giản, đặc biệt khi cơn đau trở nên nghiêm trọng, cuộc sống sẽ bị đe dọa.
Cần đề phòng những cơn đau đầu – Ảnh: Shutterstock
Nhiều người bị chứng đau nửa đầu, đau đầu xoang, đau đầu và căng thẳng mãn tính khiến tính mạng luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Ngôi sao ca nhạc Mỹ Bret Michaels – giọng ca chính của nhóm rock Poison là một nạn nhân điển hình. Anh được người thân kịp thời đưa đến bệnh viện sau khi bị xuất huyết não.
Đáng nói, các bác sĩ đến nay vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân gây chảy máu não ở Bret, nhưng tình hình sức khỏe của bệnh nhân được cảnh báo khá nghiêm trọng, có thể đe dọa đến mạng sống.
Tuy nhiên sau 9 ngày được chăm sóc đặc biệt, Bret bước vào giai đoạn hồi phục và đã xuất viện. Nếu không được phát hiện kịp thời có lẽ lưỡi hái của từ thần đã cướp đi sinh mạng của Bret, các bác sĩ cho biết.
Theo Examiner, xuất huyết não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là chứng xuất huyết trong nhu mô hoặc máu tụ trong sọ. Xuất huyết não có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong.
Xuất huyết trong não thường xảy ra ở vùng hạch nền, tiểu não, thân não, hoặc vỏ não. Người bị xuất huyết não cần được chăm sóc y tế ngay tức khắc mới có hy vọng bảo toàn mạng sống.
Video đang HOT
Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này có thể giúp tính mạng thoát khỏi nguy hiểm.
Xuất huyết não là gì?
Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu nằm trong não bị vỡ ra khiến máu chảy vào các nhu mô não. Sự tăng áp lực đột ngột trong não có thể gây tổn thương các tế bào não xung quanh khối máu tụ.
Nếu lượng máu chảy nhanh, gây tăng áp lực đột ngột có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não.
Nguyên nhân gây xuất huyết não
Có một số điều kiện gây xuất huyết não, mà phổ biến nhất xảy ra ở những người dưới 50 tuổi là do chấn thương vùng đầu.
Ngoài ra, các khối u não, phình mạch hoặc các bất thường mạch máu cũng có thể gây ra tình trạng này.
Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai… cũng là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.
Các triệu chứng của xuất huyết não
Các triệu chứng có thể khác nhau đối với từng người, nhưng thường gặp nhất là đau đầu xảy ra đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên cơn đau này khác với chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng và không biến mất.
Đi kèm với triệu chứng đau đầu dữ dội là buồn nôn hoặc nôn, co giật (dù không có tiền sử co giật trước đó), chóng mặt, ù tai, tay chân run, không đứng vững, mắt mờ, nói lắp, mất khả năng vận động hoặc mất ý thức.
Bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ.
Để ngăn ngừa đột quỵ, theo các chuyên gia cần kiểm soát huyết áp, bệnh gan, tránh xa ma túy, chăm sóc bản thân và loại bỏ những thói quen không lành mạnh. Nếu được can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn nguy kịch.
Ngọc Khuê
Theo TNO
Trẻ em cũng có thể bị tai biến mạch máu não
Theo Bác sĩ Tống Quang Hưng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, người cao tuổi thường được cho là hay bị tai biến mạch máu não với các chứng chảy máu não hoặc tắc mạch máu não. Nhưng thực tế, trẻ em cũng có thể bị bệnh này.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.
Mới đây, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhi nam (11 tuổi) nhập viện trong tình trạng hôn mê. Trước đó, bé đang khoẻ mạnh tự dưng đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, sau đó choáng, sau 30 phút thì hôn mê... Ngay lập tức, bệnh nhi được người nhà đưa đến bệnh viện ở địa phương điều trị. Chụp CT cấp cứu cho thấy, hình ảnh xương sọ bình thường nhưng có xuất huyết não. Bệnh nhân được thở máy, điều trị 2 ngày ở bệnh viện địa phương với các thuốc an thần, chống phù não. Tuy nhiên, do xuất hiện nhiều cơn co giật nên bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Khi vào Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân vẫn trong cơn hôn mê, huyết áp chỉ 80/50 và xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân. Các bác sĩ Khoa Nhi tiếp tục điều trị bằng thuốc chống phù não, an thần, chống giật. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng kháng sinh, thuốc bảo vệ não và vitamin K. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân vẫn được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ bằng ăn qua đường truyền. Đến ngày thứ 8, bệnh nhân tỉnh táo, được rút nội khí quản. Tuy nhiên, khi chụp mạch não đã phát hiện hình ảnh ổ dị dạng vùng tiểu não, nói gọn lại là dị dạng động - tĩnh mạch.
Theo Bác sĩ Tống Quang Hưng, dị dạng động - tĩnh mạch là hiện tượng dị dạng do máu ở động mạch đổ trực tiếp vào tĩnh mạch không qua lưới mao mạch. Dị dạng này có thể dẫn đến chảy máu não gây tử vong. Vì vậy, sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định can thiệp mạch não. Sau can thiệp, bệnh nhân ổn định và ra viện sau 4 tháng, sức khoẻ bình thường, không đau đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải tái khám định kỳ để kiểm tra sức khoẻ.
Bác sĩ Tống Quang Hưng khuyến cáo: Xuất huyết não ở trẻ em cũng nguy hiểm như ở người lớn, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi một đứa trẻ đang bình thường bỗng đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn... gia đình cần đưa đến bệnh viện cấp cứu để bác sĩ xử trí khẩn cấp, hạn chế trường hợp tử vong đáng tiếc.
Vnmedia
Tăng huyết áp: 'Kẻ thù' âm thầm gây chết người Tăng huyết áp, căn bệnh nguy hiểm, là loại bệnh lý phổ biến nhất và tỷ lệ mắc ngày càng có xu hướng tăng lên một cách rõ rệt ở nước ta do nhiều nguyên nhân. Do tỷ lệ tăng huyết áp (THA) tăng quá cao và nhanh, tỷ lệcác biến chứng của THA như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy...