Phòng tránh tiểu đường thai kỳ: Hiểu rõ để mẹ con cùng khỏe
Thay vì quá lo lắng về tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ để phòng tránh hiệu quả, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Dựa vào những số liệu thu thập từ các bệnh viện/cơ sở y tế chuyên khoa, Bộ Y tế thống kê, năm 2017, 20% tổng số thai phụ được thăm khám phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và sau này, khi các bé chào đời. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tiểu đường thai kỳ nếu tuân thủ những hướng dẫn của Bộ Y tế: chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ thành phần dinh dưỡng, luôn kiểm soát cân nặng suốt thai kỳ, có chế độ vận động phù hợp, hạn chế ăn muối và tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
Chế độ vận động hợp lý
Nếu tình trạng sức khỏe cho phép, mẹ nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, hợp lý, vừa giúp cơ thể dẻo dai và năng động hơn, vừa có thể tiêu thụ lượng đường nạp vào cơ thể, giúp kiểm soát glucose huyết tương, kiểm soát rối loạn chuyển hóa lipid máu, giảm sự đề kháng insulin (insulin được biết đến với chức năng giúp điều hòa đường máu). Vận động hợp lý trong thai kỳ cũng giúp quá trình sinh nở của mẹ diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh chế độ vận động, mẹ cũng luôn cần chú ý chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng chặt chẽ trong thai kỳ để phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả hơn.
Vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Kiểm soát tăng cân
Kiểm soát tăng cân theo từng giai đoạn trong thai kỳ là cần thiết bởi nó không chỉ phản ánh sự tăng cân của mẹ mà qua đó, sự tăng cân của thai nhi cũng được theo dõi chặt chẽ hơn. Theo từng tuần tuổi, cân nặng của thai nhi nếu đảm bảo chỉ số đồng nghĩa với việc dinh dưỡng được hấp thụ vào con đúng và đủ. Ngoài các chỉ số cho phép, thiếu hay thừa cân nặng cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng sức khỏe của con.
Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9) mức tăng cân của người mẹ trong thai kỳ nên đạt là 10 – 12 kg.
Video đang HOT
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng hợp lý được hiểu là chế độ ăn có đảm bảo nguyên tắc đủ về lượng và đúng về chất các nhóm thực phẩm, đảm bảo đủ và cân đối 4 nhóm chất thiết yếu. Giai đoạn mang thai, các bác sĩ khuyến nghị mẹ bổ sung sắt, axit folic (vitamin B9), canxi và DHA. Bên cạnh thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, mẹ có thể lựa chọn sử dụng thực phẩm có nguồn gốc organic (hữu cơ) bởi chúng không chứa hóa chất độc hại trong quá trình nuôi trồng.
Mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh vì có nhiều chất xơ, hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn rất tốt. Nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Để tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ nên hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể. Nói không với đường thô, nạp đường từ trái cây (có lượng đường ít như việt quất, táo, chuối…) sẽ tốt hơn cho mẹ và bé. Với sữa, ngoài việc cần lựa chọn sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mẹ cũng nên cân nhắc lựa chọn những loại sữa có nguồn gốc thiên nhiên, organic (hữu cơ) và khuyến khích lựa chọn sữa tươi không đường. Sữa tươi cao cấp Vinamilk 100% Organic với nguồn sữa tươi hữu
cơ sạch thuần khiết, nguyên liệu từ đàn bò được chăn nuôi theo chuẩn hữu cơ tại các trang trại bò
sữa Organic đạt chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Tại đây các cô bò được chăn thả trên đồng
cỏ organic tự nhiên với nguồn thức ăn 100% hữu cơ đảm bảo chất lượng sữa thuần khiết, giàu
dinh dưỡng. Đồng thời, sữa tươi Vinamilk Organic hoàn toàn không bổ sung đường sacaroza,
cung cấp canxi tự nhiên từ sữa. Sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu, giúp mẹ
thêm an tâm sử dụng trong suốt thai kỳ.
QR code có trên mỗi hộp sữa tươi Organic Vinamilk giúp mẹ truy xuất nguồn gốc dễ dàng, an tâm khi sử dụng.
Sữa tươi Vinamilk Organic không đường(*) là lựa chọn an toàn và hợp lý giúp thai kỳ khỏe mạnh.
Tuy tiểu đường thai kỳ là mối lo của các mẹ bầu hiện đại, nhưng nếu các bà mẹ áp dụng đầy đủ những kiến thức cần thiết thì bệnh tiểu đường thai kỳ không còn đáng lo ngại nữa. Mẹ bầu hãy cùng lựa chọn nguồn thực phẩm lành mạnh, đáng tin cậy, chịu khó vận động hợp lý, kiểm soát tăng cân và hạn chế đường thô để có một thai kỳ khỏe mạnh, về đích an toàn.
(*): Không bổ sung đường sacaroza
Viêm phổi do COVID-19 ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển...
Viêm phổi do COVID-19 ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh, hướng dẫn tạm thời xử trí và dự phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh do Bộ Y tế vừa ban hành cho biết.
Tiêm ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai tại Cần Thơ - Ảnh: THÁI LŨY
Theo hướng dẫn này, khả năng lây nhiễm COVID-19 qua bánh nhau trong quá trình mang thai là rất thấp. Kết quả xét nghiệm dịch mũi, họng, hầu lấy ngay sau sinh ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm COVID-19 đều âm tính. Đường lây truyền qua giọt bắn là đường lây truyền chính khi trẻ tiếp xúc với người chăm sóc nhiễm COVID-19.
Về ảnh hưởng của COVID-19 đối với phụ nữ mang thai và thai nhi, các dữ liệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh thể nặng của phụ nữ mang thai cao hơn so với nhóm bệnh nhân nữ còn lại. Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 phải điều trị tích cực, thở máy và sử dụng ECMO có nguy cơ tử vong cao hơn.
Cho đến nay, không có bằng chứng về mối liên quan giữa COVID-19 và dị tật bẩm sinh, nhưng viêm phổi do COVID-19 ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh.
Tiêm vắc xin khi từ tuần 13 của thai kỳ và giai đoạn sau sinh
Bộ Y tế hướng dẫn để dự phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai, các cơ sở cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh được yêu cầu phân luồng, tổ chức sàng lọc từ nơi tiếp đón. Tùy tình hình có thể sàng lọc bằng test nhanh hoặc khai báo y tế; bố trí khu vực riêng cho ca nghi nhiễm.
Tại cơ sở cung cấp dịch vụ sản khoa, giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa các người bệnh. Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ tuần thứ 13 của thai kỳ trở lên hoặc giai đoạn sau sinh, kể cả khi đang nuôi con bằng sữa mẹ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Phụ nữ mang thai ở khu vực phong tỏa giảm số lần thăm khám trực tiếp, giảm thời lượng mỗi lần thăm khám, tăng cường thăm khám từ xa. Trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 cần hạn chế can thiệp sản khoa, trừ trường hợp cấp cứu (nhau tiền đạo/cài răng lược, ra máu nhiều, rau bong non, thai suy), hoặc bán cấp như vỡ ối, chuyển dạ hoặc khi mẹ có dấu hiệu trở nặng.
Mẹ nhiễm COVID-19 vẫn có thể cho con bú
Hướng dẫn này cho biết bà mẹ và người chăm sóc cần được tư vấn da kề da với trẻ và cho trẻ bú mẹ có lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ có thể của việc lây truyền COVID-19. Bà mẹ đeo khẩu trang y tế hoàn toàn, kể cả trong thời gian cho con bú; thay khẩu trang ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Bà mẹ nhiễm COVID-19 không triệu chứng, thể nhẹ và trung bình, cơ sở y tế thực hiện quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chăm sóc thường quy như mọi trẻ em khác. Tùy tình hình, địa phương bố trí trẻ riêng phòng hoặc nằm cách mẹ 2m, nhân viên y tế hỗ trợ mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Bà mẹ mức độ nặng hơn, nhân viên y tế có thể hỗ trợ mẹ vắt sữa cho trẻ hoặc sử dụng sữa từ ngân hàng sữa mẹ nếu mẹ không đủ sữa. Khi mẹ ổn định, trẻ cần được ở chung phòng với mẹ và được bú mẹ sớm.
Quả ngọt sau 13 năm hiếm muộn nhờ mang thai hộ Sau nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại, người phụ nữ 41 tuổi ở Đồng Nai gác ước mong tự mang thai, gửi hy vọng vào em gái của chồng. Vợ chồng chị kết hôn 13 năm trước với mong mỏi sớm chào đón con đầu lòng. Sau 6 năm, chị đi khám, được chẩn đoán u lạc nội mạc tử...