Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa hè

Theo dõi VGT trên

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản thích hợp.

Tình trạng này đã xảy ra nhiều nơi và gây ra những vụ ngộ độc lớn, nghiêm trọng.

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa hè - Hình 1

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108. Ảnh: BVCC.

Nguy cơ ngộ độc tập thể

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024, trên phạm vi toàn quốc đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm lớn với hơn 2.100 người mắc và 6 người tử vong

Vụ việc hàng trăm người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt Đồng Nai vừa xảy ra là một trường hợp điển hình.

Sự việc nói trên bắt đầu ngày 1/5, khi có khoảng 70 người có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng ở địa chỉ 148/18 Trần Quang Diệu, khu phố 2, phường Xuân Bình, TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) vào ngày 30/4. Thời gian ủ bệnh trung bình của các bệnh nhân 4-8 giờ. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, nôn ói.

Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng ghi nhận tiệm bánh mì không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nguyên liệu thực phẩm được chế biến và bán tại nhà.

Thông tin từ UBND TP Long Khánh cho biết, tổng số nạn nhân liên quan tới vụ việc trên là hơn 500 người.

Video đang HOT

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu máu cho thấy các nạn nhân bị nhiễm trùng E.coli.

Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy hay còn gọi là nhiễm độc thức ăn. Khi mắc, người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận… Không dừng lại tại đó, khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não khiến người nhiễm E.coli có thể tử vong.

Đáng lo ngại hơn, E.coli chỉ là một trong số rất nhiều những loại vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc tập thể trong mùa hè.

BS Huỳnh Hoài Phương – Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh thông tin: Vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy; vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn; vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột; vi khuẩn Staphylococcus aureus gây mủ ở vết thương; vi khuẩn Clostridium gây tiêu chảy; vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh tả… Tất cả những loại vi khuẩn này đều phát triển nhanh nhất, mạnh nhất vào mùa hè.

Nguy kịch vì ngộ độc thực phẩm

Thực tế, không chỉ gây ra những vụ ngộ độc lớn, ngộ độc tập thể, tình trạng thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn trong mùa hè cũng khiến cho tình trạng người dân mắc ngộ độc thực phẩm tăng cao hơn rất nhiều so với thời điểm khác trong năm. Rất nhiều trường hợp trong số này có biểu hiện nhẹ, có thể điều trị tại nhà nhưng cũng có không ít người có diễn biến nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh chủ quan.

Mới nhất, thông tin từ Bệnh viện trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108 cho biết, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm của cơ sở y tế này đã tiếp nhận bệnh nhân L.V. (56 tuổi, trú tại Hải Dương) nhập viện trong tình trạng khó thở nhẹ, mạch nhanh, huyết áp tụt, phụ thuộc thuốc vận mạch, tiêu chảy nhiều lần, đau quặn bụng quanh rốn…

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biến chứng sốc (hay còn gọi là shock nhiễm khuẩn cửa vào đường tiêu hóa), tổn thương thận cấp.

Theo lời kể, bệnh nhân ăn bánh cuốn sau đó đột ngột xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều, nôn ra thức ăn, dịch dạ dày, đau quặn bụng từng cơn, đau bụng liên tục, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần, phân vàng, không có bọt, sốt nhẹ, toàn thân gai rét.

Nhờ phát hiện sớm các triệu chứng, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện kịp thời, chẩn đoán, điều trị đúng, tích cực bằng phác đồ điều trị. Bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện sau 5 ngày điều trị.

Từ trường hợp của bệnh nhân kể trên, TS.BS Nguyễn Trọng Thế – Chủ nhiệm khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết: “Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn nếu chủ quan có thể có các biểu hiện rất nặng, thậm chí có nhiều trường hợp đến với chúng tôi vào giai đoạn muộn trong tình trạng suy đa tạng dẫn đến tử vong. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh. Các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xuất phát từ những thực phẩm vệ sinh kém, là môi trường thuận lợi khiến người bệnh dễ dàng mắc bệnh”.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế lý giải, mùa hè thường là cao điểm xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân do chuyển mùa và thời tiết nắng nóng, nhất là năm nay khí hậu rất khắc nghiệt. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong thức ăn nên rất dễ gây ngộ độc.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, đối với người sản xuất, chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến. Trường hợp thức ăn chế biến ra không bán ngay, phải luôn bảo quản ở nhiệt độ lạnh để đảm bảo an toàn.

Đối với người tiêu dùng, trong quá trình ăn uống, cần lựa chọn những cơ sở uy tín, đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế lựa chọn những điểm bán hàng rong, điểm bán ngoài đường phố vì đây là những địa điểm có nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là trong thời tiết mùa hè nắng nóng.

Biện pháp hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, BS Lê Thị Hồng Nhung – Phó trưởng khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đưa ra một số khuyến cáo trong việc bảo quản thực phẩm mùa nóng có thể áp dụng trong gia đình. Cụ thể, người dân cần chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng. Không chọn những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học, hoặc các loại thực phẩm chứa chất độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc… Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, nên nấu ăn tại nhà để giảm sự ô nhiễm từ môi trường.

Đối với vấn đề bảo quản thực phẩm, BS Nhung khuyến cáo, người dân nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép, không nên trữ quá nhiều thực phẩm, không để lẫn thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm sống.

Không để thức ăn ở ngoài quá 2 giờ; không quá 1 giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu. Hạn chế lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm.

Khi chế biến thức ăn, cần rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn.

Thực hiện rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh hoặc lò vi sóng, không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông.

Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm. Thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, hạn chế tối đa thức ăn sống hoặc tái, các loại thực phẩm lên men không qua xử lý nhiệt (dưa muối, nem chua…). Đun kỹ lại thức ăn cũ lưu trữ trong tủ lạnh trước khi sử dụng. Rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, bảo quản bằng lồng che, hộp đựng, nên ăn ngay sau khi chế biến xong.

Chặn thực phẩm bẩn trôi nổi

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn TPHCM thời gian gần đây đã khiến các cơ quan chức năng 'đau đầu'.

Chặn thực phẩm bẩn trôi nổi - Hình 1

Các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại khu vực trường học TPHCM khiến nhiều phụ huynh bất an. Ảnh: T.L.

Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại Ký túc xá (KTX) Đại học quốc gia TPHCM vào các ngày 8-9/5 vừa qua, đã khiến 19 sinh viên đau bụng, nôn ói, đi tiêu lỏng. Điều đáng nói, vụ việc xảy ra chỉ ít ngày sau một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể khác xảy ra tại TP Thủ Đức, cũng khiến 15 em học sinh phải nhập viện cấp cứu.

Bà Bùi Thị Hồng Vân - đại diện Sở An toàn Thực phẩm TPHCM cho biết, trước đó, tại TP Thủ Đức cũng ghi nhận 15 học sinh ở 4 trường tiểu học nghi bị ngộ độc sau khi ăn sushi từ quán hàng rong trước cổng trường. Các vụ ngộ độc xảy ra ngay đầu tháng 5/2024, trong đó các bệnh viện lớn, gồm Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) liên tiếp tiếp nhận hoặc nhận chuyển tiếp các học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn. Theo kết quả xác định ban đầu của Tổ Công tác thuộc Sở Y tế TPHCM, trong vụ ngộ độc có 15 học sinh ở TP Thủ Đức có độ tuổi từ 7 - 11 tuổi đang học tại 4 trường tiểu học trên địa bàn bao gồm: Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Lợi (8 trẻ), Trường Tiểu học Bình Trưng Đông (5 trẻ), Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (1 trẻ) và Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (1 trẻ). Phụ huynh cho biết, vào sáng ngày 2/5/2024 tất cả 15 trẻ này đều ăn cơm cuộn mua trước cổng trường. Sau khi ăn khoảng 2 - 3 giờ, các cháu lần lượt xuất hiện các triệu chứng buồn nôn rồi nôn nhiều lần, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, một số trẻ bị tiêu chảy.

Theo Sở Y tế TPHCM, việc liên tiếp gần đây xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao.

Sở Y tế TPHCM cũng lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, những hàng quán lề đường cũng như tại chính mỗi gia đình. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm từ người chế biến cho đến người sử dụng.

Tại buổi họp báo mới đây - đại diện Sở An toàn thực phẩm TPHCM cho biết, nhiều phụ huynh vẫn giữ thói quen mua thức ăn từ hàng rong bán trước cổng trường cho con do tiện lợi, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Đồng thời, chính sự chủ quan này cũng góp phần làm tăng nguy cơ ngộ độc cho trẻ.

Một cán bộ Cảnh sát khu vực tại phường Bình Trưng Đông (TP Thủ Đức) cũng chia sẻ, việc kinh doanh thức ăn đường phố hiện nay do thường xuyên thay đổi về thời gian và địa điểm, cũng là nguyên nhân khiến công tác quản lý "đầu vào" thực phẩm trôi nổi thông qua các mô hình này hiện nay rất khó khăn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiệt quệ vì bệnh tan máu bẩm sinh
22:02:01 13/11/2024
Có nên phẫu thuật cắt u mỡ?
08:09:47 14/11/2024
Trà atisô tốt nhưng có tác dụng phụ và chống chỉ định với những người nào?
08:12:08 14/11/2024
Đi bộ nhanh đúng cách mang lại lợi ích sức khỏe bất ngờ
09:34:38 14/11/2024
Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não
22:03:17 13/11/2024
Mỗi ngày đi bộ bao nhiêu km là tốt nhất?
21:11:21 13/11/2024
Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày?
05:40:50 14/11/2024
Kiến ba khoang vào mùa, bác sĩ chỉ cách xử trí đúng
09:38:09 14/11/2024

Tin đang nóng

Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?
08:11:58 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024

Tin mới nhất

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Bé trai nhập viện chỉ vì một vết loét tròn nhỏ

08:17:41 15/11/2024
Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng: viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim... hoặc suy đa phủ tạng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách làm dịu cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích

08:01:35 15/11/2024
Khi xuất hiện cơn đau bụng, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng... Đây chính là điều khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do đó, khi bị đau bụng do IBS, người bệnh nên thực hiện các bài tập thư giãn để phá vỡ chu kỳ lo lắng và đau đớn.

Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết

07:59:14 15/11/2024
Là do tay nghề bác sĩ, phòng mổ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn hoặc bệnh nhân không chăm sóc đủ kỹ thì vết thương dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công.

Nhiều người dân Hà Nội 'dính độc' kiến ba khoang

07:56:54 15/11/2024
Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng. Khi môi trường mật độ kiến ba khoang nhiều, có thể phun thuốc diệt kiến tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà.

Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng

07:52:14 15/11/2024
Phòng CTXH Bệnh viện đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ tiền thuốc, kết nối chương trình Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa hỗ trợ suất cơm cho gia đình trong suốt thời gian em nằm điều trị tại Bệnh viện.

Loại quả Việt xuất khẩu sang Mỹ là "kẻ thù" của ung thư

06:41:43 15/11/2024
Từ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa đến làm đẹp da, loại quả này xứng đáng có mặt trong thực đơn của mỗi gia đình.

Căng thẳng ca đỡ sinh cho thai phụ sốt xuất huyết bất ngờ chuyển dạ

05:44:17 15/11/2024
Vị chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe, nhất là khi có các triệu chứng bất thường như sốt cao, mệt mỏi hoặc xuất hiện ban trên da.

Có thể bạn quan tâm

Rosé hé lộ nhạc mới khiến dân tình phát cuồng, khẳng định là "Album của năm"

Nhạc quốc tế

10:24:15 15/11/2024
Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu như ngồi trên đống lửa khi nhá hàng những ca khúc nằm trong album sắp ra mắt.

Tẩy tóc có hại không?

Làm đẹp

10:24:03 15/11/2024
Khi tẩy tóc, không chỉ màu tóc tự nhiên bị loại bỏ mà tóc cũng mất đi độ bóng và vẻ tự nhiên. Sau khi tẩy, tóc thường trở nên khô và dễ mất đi độ mềm mại, bóng khỏe.

Kỳ Duyên được ưu ái ở Miss Universe 2024

Sao việt

10:10:51 15/11/2024
Mới đây, Sash Factor đăng tải loạt hình ảnh ghi lại khoảnh khắc Kỳ Duyên say mê nhìn ngắm vương miện Miss Universe 2024.

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

Tin nổi bật

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Cô gái 26 tuổi bị tai nạn, chị bán đồng nát đứng ra giúp đỡ: Tất cả đều sững sờ trước cảnh trong bệnh viện

Netizen

10:06:10 15/11/2024
Tại sao phải sống tử tế? - Đó là câu chuyện đang rất viral của cô gái có biệt danh S.C (26 tuổi) sau một lần bị va chạm giao thông. Trong một lần S.C bị sự cố giao thông khá nặng, người va chạm thì bỏ đi,

Sao Hàn 15/11: Kim Tae Hee hiếm hoi nói về đời tư, bạn trai tỷ phú nâng đỡ Lisa

Sao châu á

10:05:00 15/11/2024
Kim Tae Hee hiếm hoi chia sẻ về đời tư, Lisa được bạn trai tỷ phú nâng đỡ khi xuất hiện trên ấn phẩm trực tuyến The Hollywood Issue 2025.

Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp

Thế giới

10:00:10 15/11/2024
"Trong vài tuần qua, tôi và gia đình đã trở thành nạn nhân của một vụ tống tiền có tổ chức liên quan đến một cựu quan chức Bộ Tư pháp muốn có 25 triệu USD bằng cách đe dọa bôi nhọ tên tuổi của tôi", ông Gaetz tuyên bố khi đó.

Cách phối áo khoác với trang phục mùa lạnh

Thời trang

09:34:25 15/11/2024
Dù nàng yêu thích diện trang phục dệt kim, các bản phối công sở với sơ mi và quần tây hay các set đồ phối sẵn tiện dụng thì để hoàn thiện outfit, áo khoác dài là item không thể thiếu.

Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh

Góc tâm tình

09:27:45 15/11/2024
Ánh mắt bà như xoáy sâu vào chiếc túi xách của tôi, đôi mắt lạnh lùng đầy toan tính, khiến không khí giữa chúng tôi như ngưng lại trong sự dè bỉu.

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Phong cách sao

08:54:15 15/11/2024
Lần đầu làm người mẫu áo dài cho nhà thiết kế Võ Việt Chung, NSND Kim Xuân gây ấn tượng mạnh với hình ảnh mặn mà, quý phái và sang trọng.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Khang bị đổ tội oan?

Phim việt

08:47:22 15/11/2024
Chính Khang là người báo cáo hành vi sai phạm trong đấu thầu cho sếp nhưng cuối cùng giờ lại trở thành người cũng bị chịu chung trách nhiệm.